Cà phê hữu cơ Việt cập bến Nhật Bản - Cơ hội mới cho ngành cà phê
Thông tin được Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) chia sẻ. Theo đó, từ những ngày trước, nhiều người đã để ý thấy sao Kim và sao Thổ ngày một tiến đến gần nhau trên bầu trời chiều sau khi mặt trời lặn ở hướng tây nam.Vào buổi chiều tối ngày 20.1, 2 hành tinh này sẽ giao hội với nhau ở khoảng cách 2°31′. Theo đó, chúng sẽ xuất hiện cao khoảng 36° so với đường chân trời hướng tây nam vào lúc hoàng hôn và lặn đi vào lúc 20 giờ 58 phút, nghĩa là bạn sẽ có hơn 3 tiếng để quan sát màn tiếp cận đầy ấn tượng của cặp đôi này. Trong đêm, sao Kim và sao Thổ sẽ tỏa sáng với độ sáng biểu kiến lần lượt là -4,5 và 1,0 trong khu vực của chòm sao Aquarius (Bảo Bình). Chúng nằm quá xa nhau để có thể lọt vào cùng một trường nhìn của kính thiên văn, tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể quan sát cả hai trực tiếp bằng mắt thường hoặc qua ống nhòm.Sao Kim và sao Thổ sẽ có khoảng cách gần nhất vào ngày 18.1 khi chúng cách nhau trên bầu trời khoảng 2,17°. Khoảng cách này gần đến mức nào? Giơ tay lên bầu trời ở độ dài bằng cánh tay: độ rộng của ngón út khoảng 1°.Chuyên gia cho biết tháng 1.2025 là tháng tuyệt vời để ra ngoài, ngắm bầu trời đêm và tận hưởng những điều kỳ diệu của hệ mặt trời. Đây cũng là một trong những sự kiện thiên văn đáng chú ý cuối cùng trước Tết Nguyên đán 2025. Tiếp theo, trăng mới tháng giêng âm lịch, lần trăng mới đầu của năm mới Ất Tỵ sẽ xảy ra vào lúc 19 giờ 37 phút ngày 29.1. Mặt trăng sẽ đi qua gần mặt trời và bị che khuất trong ánh sáng chói chang của ngôi sao này trong một vài ngày. Vào thời điểm tiếp cận gần nhất, nó sẽ đi qua trong phạm vi 03°50′ tính từ mặt trời trong khu vực của chòm sao Capriconus (Ma Kết).Chuyên gia: Vợ chồng nên ngủ chung hay ngủ riêng?
Ngày 26.1, mạng xã hội lan truyền clip một ô tô biển vàng bất ngờ tự chạy trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Lúc này, xung quanh có rất nhiều người. Một số người cố gắng kéo chiếc xe lại, số khác dùng các vật cản chặn chiếc ô tô nhưng bất thành.Chiếc ô tô vẫn di chuyển từ từ về phía trước. Xung quanh có nhiều tiếng la "tránh ra... xe không có tài xế, xe tự chạy".Qua xác minh, sự việc xảy ra vào tối 25.1 (26 tết) tại tuyến đường nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thời điểm trên ô tô không có người bên trong. Người lái xe thấy sự việc thì chạy đến và đơn vị sau đó cử lực lượng ngăn lại. Ô tô di chuyển một đoạn ngắn thì dừng lại sau khi vướng vào gờ một hàng rào.Nguồn tin riêng khác của Báo Thanh Niên cho biết, khi phát hiện vụ việc, người dân, lực lượng an ninh sân bay đã kịp đến xử lý. Vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, người, cũng như không gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất.Tài xế thừa nhận nguyên nhân do quên về P (chế độ đỗ xe), quên tháo dây an toàn và không nhấn nút phanh điện tử.
Vì sao bất động sản 'chăm sóc sức khỏe' chưa bao giờ ngừng hạ nhiệt?
Để cải thiện sức khỏe gan, mọi người hãy thường xuyên dùng các loại thức uống lành mạnh sau:Cà phê không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà còn mang lợi ích sức khỏe cho gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gan mạn tính, trong đó có viêm gan và xơ gan, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh). Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Clinical Nutrition cho thấy uống cà phê giúp giảm độ cứng của gan. Độ cứng của gan là chỉ số phản ánh mức độ đàn hồi của mô gan, giúp đánh giá tình trạng xơ hóa gan.Trà xanh rất giàu chất chống ô xy hóa, đặc biệt là catechin, có tác dụng hỗ trợ chức năng gan. Nhiều nghiên cứu chứng minh uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm lượng mỡ trong gan và giảm viêm. Cụ thể, một nghiên cứu đăng trên chuyên san World Journal of Gastroenterology phát hiện trà xanh có tác dụng giảm lượng mỡ tích tụ trong gan, chống lại căng thẳng ô xy hóa và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.Nước ép củ dền là một loại thức uống giàu chất dinh dưỡng và chất chống ô xy hóa, đặc biệt là betaine. Betaine thúc đẩy quá trình giải độc gan và bảo vệ gan khỏi tác nhân ô xy hóa. Ngoài ra, nước ép củ dền cũng giúp giảm mức chất béo trung tính và cholesterol có hại trong máu, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.Nghệ nổi tiếng với hàm lượng cao curcumin, hợp chất có đặc tính chống viêm và chống ô xy hóa mạnh. Các nghiên cứu cho thấy curcumin có thể làm giảm các phân tử gây viêm, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình phát triển của các bệnh về gan.Uống trà nghệ thường xuyên giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương và hỗ trợ khả năng tái tạo của gan. Để pha trà nghệ, mọi người hãy đun sôi bột nghệ hoặc nghệ tươi với nước, thêm một chút hạt tiêu đen để tăng khả năng hấp thụ curcumin.Bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh ấm là thói quen lành mạnh rất tốt cho gan. Chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống ô xy hóa, giúp gan tổng hợp chất glutathione cần thiết cho quá trình giải độc. Ngoài ra, nước chanh còn giúp loại bỏ độc tố khỏi máu, hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho cơ thể luôn đủ nước, theo Medical News Today.
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Tổng hợp những câu hỏi về làm đẹp được tìm kiếm năm 2023
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.