'Trợ thủ' đắc lực giúp phòng ngừa bệnh đường hô hấp trong mùa mưa
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn6 hoạt động nổi bật chăm lo tết cho công nhân TP.HCM
Khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao với diện tích hơn 70 hecta tọa lạc giữa rừng tràm vừa được Công ty cổ phần Mebi Farm chính thức khánh thành vào cuối tuần qua tại thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thắng, H.Hàm Tân. Được khởi công từ năm 2021, dự án được đầu tư với quy mô 1,2 triệu gà đẻ trứng và 400.000 gà hậu bị, cung cấp hơn 375 triệu quả trứng/năm. Hệ thống chuồng gà được thiết kế và vận hành hoàn toàn tự động, kết nối đồng bộ với các hệ thống công năng khác, tạo nên chuỗi sản xuất khép kín và sản phẩm chất lượng cao.Khu vực chăn nuôi gồm 2 khu riêng biệt: khu nuôi gà mái giai đoạn hậu bị và khu nuôi gà giai đoạn đẻ trứng thương phẩm. Ngoài ra, một khu sơ chế, phân loại và đóng gói trứng được trang bị hệ thống máy móc tự động, kết nối liên hoàn với khu chuồng gà.Theo bà Lâm Thúy Ái, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mebi Farm, yếu tố sạch của quả trứng gà Mebi Farm được đảm bảo người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người đầu tiên chạm vào quả trứng, còn lại tất cả quy trình được vận hành hoàn toàn tự động, khép kín. Toàn bộ quy trình được truy xuất nguồn gốc chặt chẽ, từ nguyên liệu đầu vào đến khâu hoàn thiện sản phẩm.Ông Huỳnh Công Tuấn - Chủ tịch HĐQT Mebi Farm cho biết, mục tiêu của dự án là hướng tới việc cung cấp những quả trứng đạt tiêu chuẩn cao nhất về dinh dưỡng, an toàn và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Để giải quyết triệt để vấn đề môi trường, hệ thống thu gom phân tự động chuyển phân gà tươi thành phân hữu cơ theo công nghệ compo của Nhật Bản. Dự án là hướng tới việc cung cấp những quả trứng đạt tiêu chuẩn cao nhất về dinh dưỡng, dự kiến trong hơn 4 tháng tới, mỗi ngày sẽ cung ứng 1,2 triệu trứng gà sạch cho thị trường.
Tập đoàn Tuần Châu ủng hộ 210 tỉ đồng cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19
Chiều 10.3, tại Lăng Ông, UBND xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức lễ hội cầu ngư truyền thống xã Nhơn Hải năm 2025. Tại đây, có hàng nghìn người dân và du khách đến xem, không khí lễ hội vừa sôi động và cũng thật trang nghiêm.
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Dinh dưỡng từ đậu nành - 'Vệ sĩ' đắc lực cho trái tim khỏe mạnh
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.