Collagen ‘tái sinh’ làn da cho phụ nữ U.40, chị em bổ sung sao cho hiệu quả?
Ngày 24.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, vừa ký văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát, xác minh, làm rõ những phản ánh của chủ tàu cá liên quan thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS).Theo đó, Sở NN-PTNT (hiện là Sở Nông nghiệp - Môi trường) được giao chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ những nội dung được nêu trong đơn kiến nghị của một số chủ tàu cá trên địa bàn H.Trần Văn Thời (Cà Mau).Các ngư dân phản ánh rằng, họ phải đóng tiền cước phí dịch vụ thiết bị giám sát hành trình cho nhà mạng, trong khi theo quy định của tỉnh, họ được miễn phí trong 5 năm kể từ ngày 6.1.2023. Bên cạnh đó, ngư dân phản ánh tình trạng thiết bị giám sát hành trình thường xuyên bị ngắt kết nối không rõ lý do, gây khó khăn cho việc ra khơi đánh bắt.UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu kiểm tra việc thực hiện của tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Các đơn vị chủ động tham mưu cho UBND tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách liên quan đến thiết bị giám sát hành trình nếu có sai sót.Việc UBND tỉnh Cà Mau nhanh chóng chỉ đạo xử lý vấn đề thể hiện sự quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc của ngư dân, đồng thời đảm bảo việc thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật.Nghỉ lễ 30.4 - 1.5: CSGT TP.HCM huy động 100% quân số, phạt nghiêm nồng độ cồn
Các tay vợt đoạt giải
Nhóm du khách khỏa thân dạo phố gây choáng
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết), các tuyến đường trung tâm TP.HCM và lân cận nhộn nhịp xe, khác với ngày đầu năm vắng vẻ. Trên đường, nhiều người cùng người thân đi chúc tết, có người vẫn miệt mài mưu sinh như shipper, tài xế công nghệ…Theo quan sát, dù không phải giờ cao điểm nhưng các tuyến đường trung tâm như Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), đường Ba Tháng Hai (Q.10), đường Điện Biên Phủ (Q.1)... dòng xe nhộn nhịp. Tại các địa điểm vui chơi ở trung tâm TP.HCM như đường hoa Nguyễn Huệ (Q.1), hồ Con Rùa (Q.3) cũng đông đúc người dân và du khách đến vui xuân.Mùng 3 tết, trừ những hàng quán bán xuyên tết thì một số hàng quán khác cũng bắt đầu mở cửa trở lại. Trong đó, có một quán ăn Hàn Quốc trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3). Theo đó, quán ăn này thông báo nghỉ tết từ ngày 26 - 30.1 và mở cửa trở lại vào hôm nay 31.1, tức mùng 3 tết.Ghé quán ăn này vào buổi trưa, chị Ngọc Hân (20 tuổi, ngụ Q.8) cho biết mùng 3 tết chị cùng bạn bè đi chơi ở trung tâm rồi quyết định ghé đây ăn vì giá cả phải chăng. Theo lời cô gái, nếu như mùng 1 đường phố có phần vắng vẻ thì hiện tại, đường bắt đầu đông hơn."Khi đi trên đường tới đây, mình thấy đông xe, nhất là chỗ Quốc lộ 50 gần nhà mình. Với nhiều người hết mùng 1 là hết tết rồi, mọi người bắt đầu đi làm trở lại, thấy tài xế công nghệ hay shipper cũng chạy ngoài đường nhiều hơn", chị chia sẻ.Chị Hân cho biết những ngày qua, những quán quen của chị đa phần đều đóng cửa nghỉ tết, tuy nhiên việc tìm hàng quán thay thế không quá khó khăn. Chị cho biết vô cùng thích giao thông thông thoáng ở TP.HCM những ngày này.Vừa hoàn thành cuốc xe từ H.Bình Chánh vào Q.3, anh Tài cho biết hôm nay đường phố có phần đông hơn những ngày trước. Tuy nhiên, anh nhận xét dù đông xe hơn nhưng đường thông thoáng khiến cho công việc của anh dễ dàng."Vài ngày nữa, hết tết thì mọi thứ sẽ trở lại, đường đông hơn và kẹt xe. Vậy nên tôi tận hưởng TP.HCM những ngày này, mọi thứ vô cùng dễ chịu. Tết này tôi làm xuyên tết, nhưng mùng 1 thong thả một chút, mùng 2 mới bắt đầu cày tiếp", anh chia sẻ thêm.
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Truy tặng huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' cho học sinh quên mình cứu bạn đuối nước
Ngày 30.1, Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - hết 29.1), lực lượng CSGT đã lập biên bản 3.515 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.Trong đó, CSGT đã lập biên bản, xử lý 1.581 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 14 trường hợp khác điều khiển xe máy mà trong cơ thể có chất ma túy. Qua đó, CSGT tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với 433 trường hợp.Tín hiệu khả quan là không có trường hợp tài xế ô tô nào vi phạm nồng độ cồn. Theo Phòng CSGt Công an TP.HCM, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn được nêu tại Nghị định số 168/2024. Với nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Với nồng độ cồn vượt quá 0,25 - 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Với nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì các tổ công tác làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán. Phòng CSGT TP.HCM khuyến cáo người dân vui xuân đón tết an toàn, lành mạnh, sử dụng rượu, bia có trách nhiệm: "Đã uống rượu, bia - không lái xe" để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho cộng đồng.