Hạ chuẩn để tuyển giáo viên: Giải pháp cần nhưng chưa đủ
Thử thách trong chương trình On Trending luôn là phần được khán giả yêu thích. Trong số lần này, Thảo Trang khiến mọi người bất ngờ khi sẵn sàng thực hiện thử thách vừa hát vừa hít đất. Trái ngược với sự tự tin của đàn chị thì MisThy lại vô cùng lo lắng vì phải hát live bài Trúc xinh ngay trên sóng livestream. Để thưởng thức những màn tấu hài cũng như tâm sự chân tình của các Chị đẹp đạp gió 2024, mời quý khán giả theo dõi chương trình On Trending tại các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: 'Nếu lên phim giữ được như truyện, tôi đã làm phó... đạo diễn'
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái của một chủ tiệm áo cưới: "Cô dâu, chú rể lưu ý trước khi trả áo vest cho studio kiểm tra kỹ nha. Chú rể để quên trong áo vest em giặt mới biết ướt sũng. Em đã liên hệ gửi lại dâu rể nha". Kèm với đó là hình ảnh những chiếc phong bì mừng cưới bị ướt sũng vì chú rể bỏ quên trong túi, chủ tiệm mang đi giặt sau khi nhận lại. Nhiều người cho rằng việc trả lại cho chú rể là điều đáng hoan nghênh và quan trọng hơn là chú rể biết được tiền mừng cưới của khách mời, tránh những hiểu lầm đáng tiếc.Tài khoản Quỳnh Phương bình luận: "Làm ăn có tâm thì phúc đức sẽ đến với gia đình bạn". Bạn Lưu Ly viết: "Cái này trả lại là đúng, nhiều người mà tham là tự hủy tiệm. Cô dâu, chú rể kiểm tiền thấy những người đi mà không có phong bì dần nhớ ra ngay để trong áo". Chủ tiệm trong câu chuyện trên là chị Triệu My (26 tuổi, ở Q.Hà Đông, Hà Nội). Chị My cho biết, chú rể trả áo vest vào ngày 4.3 nhưng vì bận nên hai ngày sau chị mới mang đi giặt. Khi giặt, chị phát hiện trong túi áo có nhiều phong bì, ngay lập tức báo trả lại cho khách hàng. "Nếu chú rể không thấy phong bì, những khách mời đó sẽ mang tiếng đi dự đám cưới không có quà. Hơn nữa, nếu mình không trả lương tâm sẽ bị cắn rứt, không cho phép giữ lại. Chú rể không biết quên phong bì đến khi mình báo mới nhớ ra. Mình liên lạc lại và chú rể đã đến tiệm nhận lại", chị My chia sẻ. Chị My cho hay, đây là lần đầu tiên gặp trường hợp khách bỏ quên phong bì trong quần áo. Những lần trước họ chỉ quên những vật dụng không có giá trị cao. Bạn chị cũng gặp tình trạng này, có người còn bỏ quên cả vàng trong áo vest. Khi giặt áo, chị chụp lại số lượng phong bì có trong áo để gửi ngay cho cô dâu, chú rể. Chị nghĩ việc trả lại là điều nên làm và xem đây cũng là cách khiến khách hàng tin tưởng khi sử dụng dịch vụ. "Mình cũng không quan tâm số tiền bên trong là bao nhiêu. Hiện mình có hai cửa hàng, một nơi dùng để đào tạo nghề make-up, một nơi làm studio cho thuê trang phục cưới hỏi. Mình luôn cố gắng mang lại sự hài lòng cho khách hàng", chị My bày tỏ. Chú rể Văn Đạt (ở Hà Nội) cho biết, đám cưới được tổ chức vào ngày 2.3 và anh mang trả trang phục khi xong việc. Vợ chồng anh không biết số phong bì bỏ quên trong áo vest, khi chủ tiệm áo cưới gọi báo thì cả hai đều bất ngờ. "Mình đã nhận lại số phong bì đó. 5 chiếc phong bì bên trong có khoảng 2 triệu đồng. Bản thân mình rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ ở tiệm cưới", chú rể nói.
Đường quá xuống cấp
Chiều 8.2.2025, theo ghi nhận của phóng viên Báo Thanh Niên tại nhiều giao lộ ở TP.HCM, đường sá khá thông thoáng, ít kẹt xe ngay cả khung giờ cao điểm. Người dân kiên nhẫn đợi hết đèn đỏ, không lấn làn, leo lề.Gần 6 giờ tối tại ngã tư Hàng Xanh, lượng xe vẫn khá đông vì đây là trục đường chính nhưng không xảy ra tình trạng ùn ứ. Người đi bộ thong dong qua đường. Khung cảnh dễ thở hơn rất nhiều so với cảnh ken đặc xe cộ thường thấy ở khu vực này.Cảnh tượng này là khá dễ hiểu, một phần vì chỉ mới qua Tết Nguyên đán, vẫn còn nhiều sinh viên và người đi làm chưa trở lại thành phố. Phần khác, có thể vì sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ý thức người dân cải thiện, chấp hành tốt các quy định giao thông nên giảm hẳn cảnh chen lấn, leo lề, vượt đèn đỏ,…Ông Dương Vinh Đống (làm bảo vệ một quán cà phê ngay góc ngã tư Hàng Xanh) chia sẻ từ sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, ông không còn thấy cảnh người đi đường vượt đèn đỏ, chạy lên lề. "Tại tôi làm bảo vệ ở đây nên tôi biết, tôi canh thấy cũng có nhiều người không còn dám chạy ngược chiều hướng đây nữa", ông Đống nói. Còn với một tài xế như anh Võ Văn Phú (35 tuổi), đường sá thông thoáng, không kẹt xe, không tắc đường khiến công việc hàng ngày dễ thở hơn hẳn. "Tôi chạy xe công nghệ cũng hơn cả năm nay. Trước tết chạy xe tốn xăng lắm. Ví dụ bình thường mình chạy chỉ tốn có 100.000 đồng cho 13 đến 14 tiếng chạy. Tại kẹt xe với tắc đường mà lắm khi phải hết 130.000 - 150.000 đồng tiền xăng. Mà đó là trước tết thôi, sau tết đường sá thông thoáng mình đi cũng tiện, tiền xăng cũng ít đi", anh Phú chia sẻ.Theo ghi nhận của phóng viên chiều 8.2, tại các tuyến đường như Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh,… khá thông thoáng trong những ngày làm việc đầu năm. Đây là những tuyến đường thường xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là vào khung giờ cao điểm. Theo chia sẻ của nhiều người dân, phố phường thông thoáng cũng phần nào khiến tinh thần thoải mái, việc đi làm hay đón đưa con cái cũng vì thế đỡ vất vả hơn nhiều.
"Căn cứ không quân Luxeuil sắp được nâng cấp theo cách chưa từng có và đóng vai trò tối quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp", Tổng thống Macron phát biểu ngày 18.3. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng căn cứ này sẽ cần khoản đầu tư lớn để tiếp nhận 2 phi đội máy bay phản lực Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo Politico.Pháp dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỉ euro vào căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur. Đến năm 2035, Pháp đặt mục tiêu có chiến đấu cơ F5 Rafale cũng như tên lửa bội siêu thanh phóng trên không ASN4G. Đội ngũ nhân viên làm việc tại căn cứ sẽ tăng gấp đôi lên 2.000 người.Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng nước này sẽ đặt mua thêm máy bay Rafale từ nhà thầu quân sự Dassault Aviation (Pháp), nhưng không nêu rõ số lượng. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết không quân Pháp sẽ cần thêm khoảng 20 chiếc Rafale nữa, bổ sung vào đội bay dự kiến sẽ đạt hơn 180 chiếc."Nếu chúng ta muốn tránh chiến tranh, đất nước và lục địa [châu Âu] của chúng ta phải tiếp tục phòng thủ, trang bị và chuẩn bị cho chính mình", ông Macron nói. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ sớm đưa ra thêm thông báo về việc tái vũ trang của đất nước.Tổng thống Macron cho hay Pháp quyết định đặt tên lửa hạt nhân hiện đại tại căn cứ không quân cách biên giới Đức chưa đầy 200 km. Động thái trên được đánh giá là một bước đi chiến lược của Pháp. Kế hoạch trên được đưa ra sau khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho biết ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vì quan ngại về sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ đối với châu Âu.Đây không phải lần đầu tiên Pháp đề cập kế hoạch này. Hồi tháng 6.2023, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại và quốc phòng của Thượng viện Pháp Cédric Perrin từng nhắc đến kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân. Căn cứ Luxeuil-Saint-Sauveur đã lưu trữ vũ khí hạt nhân trong nhiều thập niên, cho đến khi các máy bay chiến đấu Rafale được chuyển đến một địa điểm khác vào năm 2011.
Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?
Bộ phim Na Tra 2 đang là chủ đề bàn tán của dân mạng xứ Trung cũng như báo chí nước này thời gian gần đây, và hiện tại liên quan đến một chi tiết ẩn gây chú ý: sự xuất hiện của gậy Kim Cô (hay còn gọi là gậy Như Ý) chớp nhoáng cuối phim. Sina viết: "Cuối phim xuất hiện cây gậy Kim Cô, sự có mặt của chi tiết thú vị này như hòn đá lớn làm xao động mặt nước yên tĩnh, đồng thời khiến khán giả đặt ra nhiều nghi vấn: Đại Thánh sẽ xuất hiện?".Trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không sau khi tìm thầy học đạo, dời núi khiển binh, đã xuống biển khơi để xin một vật về làm vũ khí. Đông Hải Long cung của các long vương có cây gậy do Thái Thượng Lão Quân khắc chế, là vật trên đời có một, vừa có thể phóng to vừa thu nhỏ được, tên là gậy Kim Cô. Sau khi có gậy trong tay, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, "chọc trời khuấy nước", xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Từ phần phim đầu tiên là Na Tra (chiếu năm 2019), các nhà làm phim vẫn chưa cho xuất hiện cây gậy này, đồng thời cũng không nói gì đến nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không, thậm chí sự xuất hiện của các long vương - Ngao tộc cũng rất khác so với phiên bản Tây du ký. Phim Na Tra 2, cũng như phần đầu, được chuyển thể từ nguyên tác Phong thần diễn nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm, một danh tác có từ đời Minh. Trong khi đó, bản phim truyền hình Tây du ký đã quá thành công của đạo diễn Dương Khiết, chiếu từ năm 1986, đã trở thành kỷ niệm và kinh điển đối với khán giả Trung Quốc, Việt Nam đến hôm nay, chuyển thể từ nguyên tác cùng thời của Ngô Thừa Ân. Hai pho truyện thần thoại yêu ma này cũng như hai nhân vật chính yếu trong đó là Tôn Ngộ Không và Na Tra có mối quan hệ tương hỗ. Trong đó, Tây du ký miêu tả kỹ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long cung đòi báu vật và giáp mặt với Na Tra tam thái tử. Thương hiệu Na Tra của đạo diễn Giảo Tử, mới nhất là phần 2 này, tuy không có nguồn tin nào xác nhận Tôn Ngộ Không xuất hiện nhưng chi tiết gậy Kim Cô trong phim đã khiến khán giả bàn tán sôi nổi. Báo chí xứ Trung phân tích, hai hình tượng Na Tra và Tôn Ngộ Không từ góc độ sáng tạo văn học vốn mang tính tương hỗ, "vừa là bạn vừa là thù", cùng chịu ảnh hưởng và bồi đắp cho nhau, nhưng với chi tiết gậy Kim Cô được trình làng, các nhà làm phim mở ra một khoảng không sáng tạo vô cùng lớn cho các phần phim Na Tra sau, nếu như họ tiếp tục cho "lăn bánh" phần 3. Nếu Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phần phim Na Tra tiếp theo, mối quan hệ của cặp đôi "kẻ tám lạng, người nửa cân" này hẳn sẽ rất hấp dẫn công chúng. Còn về phía các nhà sáng tạo, họ lại có thêm những cành nhánh để phát triển cho câu chuyện vốn đã rất thành công của mình. Chẳng hạn từ góc độ Na Tra, có thể thêm thắt các chi tiết về thầy trò Đường Tăng vào cũng như ngược lại, nhằm làm tăng kịch tính cho cả hai hình tượng trong tương lai. Na Tra là một nhân vật quan trọng trong Tây du ký, nhưng không phải chỉ vì lẽ đó mà có chi tiết vốn thuộc về Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phim. Và cũng không phải gậy Kim Cô xuất hiện thì Tề Thiên Đại Thánh sẽ xuất hiện trong các phần phim sau. Có thể, đây là chi tiết "ôn cố tri tân", tức các nhà làm phim muốn tỏ sự kính trọng đối với nguyên tác Tây du ký kinh điển nói riêng và kho tàng văn học nói chung.