Nguyễn Thùy Linh đụng độ nhiều đối thủ duyên nợ ở giải cầu lông Tây Ban Nha
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Giá xăng dầu hôm nay 25.3.2024: Tăng nhẹ
Chiều 7.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 42, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo tờ trình của Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện KSND tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng.Viện KSND tối cao cũng đề nghị kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện KSND tối cao;Sáp nhập Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM (T3). Tên đơn vị sau sáp nhập là Trường ĐH Kiểm sát, có phân hiệu Trường ĐH Kiểm sát tại TP.HCM trên cơ sở cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM.Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.Ngoài ra, một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện KSND tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, nên VKSND tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc Viện KSND tối cao đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với TAND tối cao và Bộ Công an.Dự thảo nghị quyết cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao, gồm:
Chuyển đổi số thúc đẩy nhu cầu phát triển giải pháp bảo mật mới
Tại AFF Cup 2024, một số đội bóng cử thành phần rất trẻ tham dự, với mục đích là chuẩn bị cho SEA Games 33 năm 2025. Số các đội sử dụng lực lượng trẻ có thể kể đến Indonesia, Lào và Myanmar. Ông Kim Sang-sik biết rõ điều đó.Dù vậy, đây chưa hẳn là phương pháp tốt ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Thực tế cho thấy, cả 3 đội bóng dùng lực lượng quá trẻ vừa nêu đều là bại tướng của đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup. Đồng thời, có một thực tế khác từng xuất hiện với chính đội tuyển Việt Nam thời HLV Troussier: chúng ta từng sử dụng lực lượng nòng cốt cho đội tuyển quốc gia là các cầu thủ rất trẻ, để rồi các cầu thủ này không những không tiến bộ như ý muốn, mà còn khiến đội tuyển quốc gia suy yếu. Theo các chuyên gia bóng đá nổi tiếng, giàu kinh nghiệm tại Việt Nam, như HLV Phan Thanh Hùng, Hoàng Anh Tuấn, cựu HLV Đoàn Minh Xương, cầu thủ trẻ chỉ nhanh tiến bộ một khi họ được thi đấu cạnh các cầu thủ dày dặn kinh nghiệm, được các đàn anh dày dặn kinh nghiệm dìu dắt. Còn khi cầu thủ trẻ tự chơi với nhau ở cấp độ đội tuyển quốc gia, dễ phản tác dụng, bởi các khi đó các cầu thủ còn quá trẻ dễ bị "ngợp" trước áp lực lớn, trước đối thủ mạnh hơn và khôn ngoan hơn.Thành ra, việc các đội như Lào hay Myanmar sử dụng lực lượng trẻ măng dự AFF Cup 2024 không có gì đảm bảo rằng chính lực lượng trẻ đấy sẽ rực sáng tại SEA Games 33 năm 2025. Bằng chứng là bóng đá Myanmar liên tục thực hiện công tác trẻ hóa hơn chục năm qua, nhưng chưa bao giờ họ trở thành đội thực sự mạnh ở các giải đấu từ SEA Games cho đến AFF Cup, nguyên nhân là do họ trẻ hóa sai phương pháp.Riêng với Indonesia, việc họ sử dụng lực lượng U.22 tham dự AFF Cup 2024 cho đến giờ bị chỉ trích nhiều hơn được khen ngợi. Chính truyền thông xứ sở vạn đảo còn nghi ngờ việc Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) chỉ cung cấp cho HLV Shin Tae-yong lực lượng U.22 dự AFF Cup, nhằm tìm cách "chơi xấu" vị HLV người Hàn Quốc, lấy cớ để sa thải ông Shin Tae-yong, chứ không phải vì thành tích chung của bóng đá Indonesia.Trong bối cảnh đó, những người quan tâm đến bóng đá Việt Nam cần hết sức bình tĩnh, chúng ta vẫn còn nguồn cầu thủ trẻ để hướng về SEA Games 33 và vòng loại giải U.23 châu Á 2026 (diễn ra vào tháng 9 năm nay). HLV Hoàng Anh Tuấn bình luận: "Đến thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ sử dụng lực lượng thích hợp cho từng nhiệm vụ. Chúng ta vẫn còn lứa cầu thủ từng tham dự giải U.23 châu Á năm ngoái và lứa cầu thủ từng tham dự giải U.20 châu Á cách nay 2 năm. Đây là những cầu thủ trong độ tuổi tham dự SEA Games 33 năm 2025 và giải U.23 châu Á 2026".Về lực lượng từng dự giải U.23 châu Á năm ngoái, bóng đá Việt Nam có thủ môn Huy Hoàng, hậu vệ Lê Nguyên Hoàng, Minh Trọng, Hồ Văn Cường, tiền vệ Thái Sơn, Nguyễn Văn Trường, Phi Hoàng, tiền đạo Văn Tùng… chưa xuất hiện ở AFF Cup 2024. Còn với lứa U.20 dự giải châu Á cách nay 2 năm, bóng đá Việt Nam có thêm thủ môn Cao Văn Bình, hậu vệ Mạnh Hưng, Đức Anh, tiền đạo Quốc Việt, Thanh Nhàn, Đình Bắc…Số này nếu cộng thêm các thủ môn Văn Việt, Trung Kiên, Khuất Văn Khang và Bùi Vĩ Hào (riêng Trung Kiên, Văn Khang và Vĩ Hào vừa dự AFF Cup 2024), bóng đá Việt Nam sẽ có lực lượng cầu thủ U.23 rất tốt, sẵn sàng cho việc chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33 năm 2025 và vòng loại U.23 châu Á 2026. Điều quan trọng còn lại là họ được trui rèn thêm tại giải V-League trong năm nay, để sẵn sàng về mặt kinh nghiệm và phong độ, hướng đến các giải đấu quốc tế vừa nêu!
"Chúc mừng năm mới. Chúc mọi người mọi điều tốt lành", Xuân Son nói lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Việt trong video do CLB Nam Định thực hiện. Xuân Son chia sẻ rằng anh sẽ dành thời gian đón năm mới bên gia đình, tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng này cùng những người thân yêu. Dù không thể thi đấu vì chấn thương, nhưng anh vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi sự quan tâm và tình cảm của người hâm mộ Việt Nam. Chính tình yêu và sự ủng hộ từ các CĐV đã giúp anh có thêm động lực để nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong thời gian sớm nhất."Tôi cảm thấy không may mắn khi gặp chấn thương, nhưng ở một khía cạnh khác, tôi lại nhận được rất nhiều tình cảm từ người hâm mộ, CLB và những người luôn bên cạnh tôi. Điều đó thật sự là một nguồn động viên to lớn", Xuân Son bày tỏ.Trong những ngày tháng khó khăn vì chấn thương, Xuân Son đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ CLB Thép Xanh Nam Định và đặc biệt là từ ông bầu Nguyễn Văn Thiện. Anh gọi ông bằng cái tên trìu mến "papa Thiện" và khẳng định sự biết ơn dành cho ông."Papa Thiện đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khoảng thời gian vừa qua, không chỉ trong sự nghiệp mà còn trong cuộc sống. Cả tôi và gia đình đều vô cùng biết ơn ông ấy. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra quyết định gắn bó trọn sự nghiệp của mình với CLB và papa Thiện. Tôi muốn dành sự cống hiến của mình để đền đáp lại những gì mà ông đã làm cho tôi", Xuân Son chia sẻ.Theo thông báo từ CLB Thép Xanh Nam Định, ông bầu Nguyễn Văn Thiện đã khẳng định sẽ sử dụng mọi phương pháp điều trị tốt nhất để giúp Xuân Son hồi phục hoàn toàn. Ban đầu, CLB có kế hoạch đưa anh ra nước ngoài phẫu thuật, tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến chuyên môn từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đội ngũ y tế đánh giá rằng Việt Nam có đầy đủ điều kiện để điều trị chấn thương này. Vì vậy, Xuân Son đã được đưa về Hà Nội để tiến hành phẫu thuật và trị liệu hồi phục.Doanh nhân Nguyễn Văn Thiện, sinh năm 1970, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện. Ông là người đã tài trợ chính cho CLB Thép Xanh Nam Định từ đầu năm 2022, cam kết đầu tư ít nhất 200 tỉ đồng trong vòng 4 năm để đưa đội bóng lên một tầm cao mới.Tập đoàn Xuân Thiện, được thành lập từ năm 2000, có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình. Đến tháng 1.2022, tập đoàn này đã tái cơ cấu và đổi tên từ Công ty TNHH Năng lượng Sơn La thành Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện. Vốn điều lệ của doanh nghiệp lên đến 5.950 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Văn Thiện nắm giữ hơn 28% cổ phần.Với sự đầu tư mạnh mẽ của ông Thiện, CLB Thép Xanh Nam Định đã có những bước tiến đáng kể trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Chính sự quan tâm và tâm huyết của ông dành cho bóng đá đã giúp nhiều cầu thủ, trong đó có Xuân Son, có được môi trường tốt nhất để phát triển sự nghiệp.Dù phải tạm xa sân cỏ để tập trung hồi phục, Xuân Son không giấu được khát khao nhanh chóng trở lại với phong độ cao nhất. Anh khẳng định sẽ dành toàn bộ thời gian và nỗ lực cho quá trình điều trị để có thể sớm góp mặt trong màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam."Hiện tại, tôi tập trung 100% vào việc hồi phục. Tôi muốn trở lại sớm nhất có thể, thi đấu, hát Quốc ca và ghi thật nhiều bàn thắng cho đội tuyển. Câu chuyện của tôi với bóng đá Việt Nam thực sự giống như một giấc mơ – mọi thứ diễn ra quá nhanh. Tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời cùng đội tuyển, trở thành nhà vô địch, và tôi vẫn không thể tin rằng điều đó là sự thật. Tôi sẽ luôn cố gắng hết sức để tiếp tục cống hiến", Xuân Son chia sẻ đầy quyết tâm.Năm mới, Xuân Son đặt ra những mục tiêu lớn hơn cho bản thân: hồi phục hoàn toàn, trở lại sân cỏ với phong độ đỉnh cao và tiếp tục cống hiến cho CLB cũng như đội tuyển quốc gia Việt Nam. Anh không quên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hâm mộ đã luôn bên cạnh động viên mình trong suốt thời gian qua."Tôi hy vọng rằng mình sẽ sớm bình phục, thi đấu tốt và mang đến nhiều niềm vui cho CĐV Việt Nam. Cảm ơn tất cả mọi người đã luôn ủng hộ tôi", Xuân Son chia sẻ.
Tại sao đĩa mềm mãi không biến mất?
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên sáng 9.1 tại nhà riêng, HLV Kim Sang-sik đã bật mí nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến sở thích cá nhân.Nhà cầm quân người Hàn Quốc tiết lộ, ông là fan của M.U - đội bóng giàu thành tích bậc nhất nước Anh. Nhưng, cái duyên của ông Kim với M.U cũng tình cờ. "Tôi thích M.U, bởi người anh em Park Ji-sung mà tôi rất quý mến từng khoác áo đội bóng này", HLV Kim Sang-sik khẳng định. Ông Kim có tình bạn đặc biệt với Park Ji-sung, khi cả hai từng chơi tại K-League và khoác áo đội tuyển Hàn Quốc. Mùa 2022, Park Ji-sung được bổ nhiệm làm giám đốc kỹ thuật CLB Jeonbuk Hyundai Motors, nơi ông Kim làm HLV trưởng. Tuy nhiên, cả hai đã không thể giúp Jeonbuk thành công. Mùa 2023, HLV Kim Sang-sik rời ghế nóng, còn Park Ji-sung vẫn ở lại chèo lái đội cựu vương K-League.Ngôi sao mà HLV Kim Sang-sik thích nhất là Zinedine Zidane. Còn về hình mẫu huấn luyện, ông Kim chọn Sir Alex Ferguson, nhà cầm quân huyền thoại của "Quỷ đỏ". Trước khi sang Việt Nam, HLV Kim Sang-sik có sự nghiệp cầu thủ huy hoàng khi cùng Jeonbuk vô địch K-League và AFC Champions League. Sau khi giải nghệ, ông giữ vai trò trợ lý, rồi lên làm HLV trưởng ở mùa giải 2021. Ông Kim được truyền thông Hàn Quốc mô tả là "chuyên gia chiến thắng". Chỉ 7 tháng huấn luyện đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik cũng chinh phục thành công AFF Cup 2024. Tuy nhiên, ông Kim không cho rằng đây là thành công của riêng mình. "Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cùng lãnh đạo cơ quan ban ngành đã tạo điều kiện cho tôi có mặt tại đây, hỗ trợ tôi rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ ở đội tuyển Việt Nam.Tôi cũng cảm ơn các ban bệ hậu cần đã giúp đội từ những việc như đặt vé máy bay, xếp khách sạn ăn ở. Tôi luôn biết ơn những gì họ đã làm cho tôi và đội tuyển Việt Nam. Nhiệm vụ của đội tuyển Việt Nam là thi đấu tốt trên sân, còn những việc bên ngoài, đã có những đóng góp thầm lặng của VFF. Họ đã nỗ lực rất nhiều để làm nên chức vô địch này". Báo Thanh Niên hỏi HLV Kim Sang-sik: "Nếu có thể mô tả bản thân mình bằng 3 từ, ông sẽ chọn từ gì?".Ông Kim đáp lời: "Trước tiên là 'hổ'. Tôi muốn là HLV đáng sợ để nghiêm khắc với các cầu thủ. Thứ hai là 'biến hóa', luôn thay đổi bản thân để tốt hơn. Thứ ba là 'tự tin', sau giải đấu thành công, tôi càng phải tự tin để giúp bóng đá Việt Nam trở nên tốt hơn nữa". HLV Kim Sang-sik cũng thừa nhận chịu áp lực từ thành công vang dội của người tiền nhiệm Park Hang-seo. "Quá khó để thành công được như ông Park với bóng đá Việt Nam", ông Kim nhấn mạnh. "Nhưng tôi sẽ cố gắng. Mong người hâm mộ cũng yêu mến và ủng hộ tôi như đã làm với ông Park". Bên cạnh mong muốn đưa gia đình sang Việt Nam ăn Tết, ông Kim muốn dành trọn vẹn những ngày tới để nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. "Tôi nhớ nhà, có lúc cô đơn, may mắn là ở đây tôi cũng có những người bạn Hàn Quốc đồng hành", HLV Kim Sang-sik bày tỏ. "Tình yêu bóng đá của người Việt Nam đã giúp tôi có thêm động lực". HLV Kim Sang-sik khẳng định, ông sẽ chăm chỉ đến sân tìm nhân tố mới và AFF Cup 2024 sẽ chỉ là chặng khởi đầu cho chuyến hành trình ông sẽ cùng học trò bước qua.