Nghĩa tình miền tây: Một thuở đồng dao
Theo PhoneArena, người dùng iPhone sẽ phải chờ đợi lâu hơn dự kiến để trải nghiệm những cải tiến trí tuệ nhân tạo (AI) đột phá cho trợ lý ảo Siri. Apple vừa chính thức xác nhận lùi thời điểm ra mắt một số tính năng quan trọng của Apple Intelligence sang năm 2026, thay vì năm 2025 như kế hoạch ban đầu.Những tính năng bị trì hoãn thuộc nhóm các cải tiến được kỳ vọng nhất của Siri, cho phép trợ lý ảo này:Apple cho biết, việc phát triển những tính năng này phức tạp hơn dự kiến, đặc biệt là trong việc đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của người dùng.Trong một tuyên bố chính thức, Apple thừa nhận: "Sẽ mất nhiều thời gian hơn chúng tôi nghĩ để cung cấp các tính năng này... Chúng tôi dự kiến sẽ triển khai chúng trong năm tới". Hãng cũng nhấn mạnh những nỗ lực cải tiến Siri trong thời gian qua như khả năng đàm thoại tự nhiên hơn, tích hợp ChatGPT và các tính năng mới như 'Type to Siri'.Sự chậm trễ này được cho là có liên quan đến việc Apple đang xây dựng một hệ thống điện toán đám mây mới, sử dụng chip riêng, để xử lý dữ liệu AI một cách an toàn và riêng tư. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược Apple Intelligence của công ty.Trước đó, chuyên gia công nghệ Mark Gurman của Bloomberg dự báo về khả năng trì hoãn này, liên quan đến các vấn đề kỹ thuật trong quá trình phát triển iOS 18.4 và iOS 18.5.Mặc dù thông tin này gây thất vọng cho người hâm mộ Apple, nhiều người cho rằng việc hãng ưu tiên hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người dùng là điều quan trọng hơn.Câu hỏi đặt ra là liệu Apple có thể giải quyết những thách thức kỹ thuật và ra mắt các tính năng AI đột phá này đúng hẹn hay không. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực AI ngày càng khốc liệt, người dùng đang mong chờ những bước tiến mới từ gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino.Ronaldo chính thức lên tiếng vụ chiếc thẻ đỏ ‘đáng hổ thẹn’
Ngày 7.3, Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng, tính lương và thuê ngoài nhân sự) công bố một báo cáo tổng quan về mức lương và xu hướng tuyển dụng tại TP.HCM và Hà Nội.Theo báo cáo của Adecco Việt Nam, nền kinh tế trong nước đã phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2024 và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là thiếu hụt nhân lực và yêu cầu kỹ năng cao hơn từ các nhà tuyển dụng.Cụ thể, trong năm 2024, các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu hóa bộ máy và thận trọng hơn trong chiến lược tuyển dụng. Nhiều ngành nghề trọng điểm lại gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực.Trong khi đó, tỷ lệ nghỉ việc của người lao động vẫn ở mức cao, tình trạng nguồn nhân lực chưa đáp ứng đầy đủ kỹ năng mà doanh nghiệp mong muốn vẫn còn nhiều.Mặc dù vậy, một số lĩnh vực như công nghệ, y tế và sản xuất vẫn ghi nhận nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ nhờ vào sự mở rộng hoạt động và dòng vốn đầu tư không ngừng đổ vào.Ở chiều ngược lại, người lao động cũng gặp không ít khó khăn để tìm được một công việc phù hợp mong muốn của mình.Các nhà tuyển dụng ngày càng ưu tiên những ứng viên có chuyên môn kỹ thuật vững vàng, khả năng lãnh đạo và giao tiếp tốt, đồng thời có thể thích ứng linh hoạt và luôn sẵn sàng học hỏi.Đặc biệt, kỹ năng ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Trung, trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng trên thị trường lao động.Một nghiên cứu của Adecco Việt Nam được thực hiện với những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc cũng đã chỉ ra 3 xu hướng quan trọng đang định hình môi trường làm việc trong nước, đó là: chuyển đổi số, mô hình làm việc linh hoạt và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).Trong đó, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp thông minh hơn.Thứ hai, kể từ sau đại dịch Covid-19, làm việc linh hoạt đã trở thành một tiêu chí mới và đang được các bên ưa chuộng, tuy nhiên, mỗi ngành lại có cách áp dụng khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực công nghệ và dịch vụ có xu hướng ưu tiên mô hình "hybrid", kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa.Thứ ba, AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi, những công cụ như ChatGPT, Copilot và Bard được sử dụng ngày một phổ biến. Theo đánh giá của Adecco Việt Nam, AI đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực như sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu và chăm sóc khách hàng.Các doanh nghiệp đang tận dụng AI để nâng cao hiệu suất làm việc, giảm bớt khối lượng công việc thủ công và tối ưu hóa quy trình vận hành. Ví dụ, quản lý cấp trung thường sử dụng AI để phân tích dữ liệu và lập kế hoạch, còn lãnh đạo cấp cao tận dụng công nghệ này để dự báo xu hướng, hỗ trợ ra quyết định và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.Cũng theo báo cáo của Adecco, phần lớn người tham gia khảo sát đồng ý rằng AI không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn hỗ trợ tư duy chiến lược. Đáng chú ý, có 35% số người được khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng để khai thác tối đa tiềm năng của AI trong công việc.
Nơi nào ở Nam bộ nhiệt độ tăng mạnh nhất tháng 3?
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Trong 24 giờ qua (từ 5 giờ ngày 23.2 đến 5 giờ ngày 24.2 ), khu vực gồm Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk đã có mưa to đến rất to. Đặc biệt một số nơi như: Bà Nà (Đà Nẵng) lượng mưa lên đến 377 mm, Sông Hinh (Phú Yên) 331 mm, Ea Mdoan (Đắk Lắk) 241 mm…Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh thành trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.Trong thời gian tiếp theo, khu vực các địa phương kể trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm.Cảnh báo trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); Phú Yên gồm các địa phương Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòà, TP.Tuy Hòa, Tuy An, TX.Đông Hòa, TX. Sông Cầu; Đắk Lắk có Ea Kar, Krông Bông, M'Đrăk.Cơ quan này cũng cảnh báo, tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông; phá húy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế xã hội. Kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.
Phát triển công nghiệp quốc phòng chủ động và hiện đại
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, về phía Singapore có Bộ trưởng Bộ Nhân lực Singapore Tan See Leng; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam; Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao Singapore Chia Wei Wen.Phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore Trần Phước Anh và phu nhân; cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Singapore trên cương vị Tổng Bí thư, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Singapore; thể hiện sự coi trọng thúc đẩy quan hệ với Singapore lên tầm cao mới, phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam.Chuyến thăm cũng góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho quan hệ hai nước; phát huy tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, trung tâm tài chính...Singapore là một trong những nước ASEAN đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 9.2013. Sau khi nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Singapore ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực.Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Singapore đang là một trong những điểm sáng tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm: năm 2021 đạt 8,3 tỉ USD; năm 2022 đạt trên 9,16 tỉ USD; năm 2023 đạt 9 tỉ USD; 10 tháng năm 2024 đạt 8,64 tỉ USD.Về đầu tư, tính đến tháng 10.2024, Singapore giữ vững vị trí dẫn đầu ASEAN, đứng thứ 2/148 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Hàn Quốc), với 3.838 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 81,1 tỉ USD. Các dự án đầu tư của Singapore có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam, tập trung các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, máy điều hòa không khí.