CEO Đàm Ngọc Hiếu chia sẻ bí quyết kinh doanh nhờ gắn kết nhân viên mùa dịch
Theo Tom'sHardware, Intel hiện gặp khó khăn về tài chính và hiệu suất trong những năm qua và nhiều đồn đoán đã xuất hiện về tương lai của công ty này. Gần đây nhất, có thông tin cho rằng Broadcom đang quan tâm tới việc mua lại mảng kinh doanh sản phẩm của Intel. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ được cho là đang cân nhắc việc yêu cầu TSMC vận hành mảng sản xuất của Intel Foundry thông qua một liên doanh giữa Intel và nhà sản xuất chip Đài Loan. Tuy nhiên, một trở ngại lớn mà nhiều người bỏ qua chính là thỏa thuận cấp phép chéo rộng rãi giữa Intel và AMD, theo phân tích từ Digits-to-Dollars.Thỏa thuận cấp phép chéo giữa AMD và Intel (bao gồm nhiều thỏa thuận khác nhau, gần nhất được ký vào năm 2009) cho phép cả hai bên sử dụng bằng sáng chế của nhau và tránh các vụ kiện tụng về vi phạm sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận này bao trùm toàn bộ danh mục sản phẩm của cả hai, từ CPU, GPU cho tới các công nghệ khác. Nhờ đó, AMD có thể sản xuất bộ xử lý dựa trên kiến trúc x86 với các phần mở rộng tập lệnh của Intel, trong khi Intel có thể tích hợp các sáng tạo của AMD vào các sản phẩm của mình.Tuy nhiên, thỏa thuận cũng đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt. Cả hai không được phát triển bộ xử lý tương thích với ổ cắm hoặc bo mạch chủ của đối phương. Đặc biệt, thỏa thuận sẽ chấm dứt ngay lập tức nếu một trong hai công ty bị sáp nhập, mua lại hoặc tham gia vào liên doanh làm thay đổi quyền sở hữu. Khi đó, hai bên bắt buộc phải đàm phán lại các điều khoản cấp phép mới.Không chỉ bao gồm kiến trúc tập lệnh x86 và các phần mở rộng như SSE, AVX, thỏa thuận còn bao phủ cả các công nghệ GPU, DPU và FPGA. Do đó, nếu thỏa thuận bị hủy bỏ, gần như toàn bộ sản phẩm của AMD và Intel sẽ bị ảnh hưởng, buộc hai công ty phải thương lượng lại.Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu AMD có thực sự muốn ký kết một thỏa thuận tương tự với Broadcom hay không. Broadcom, từ một công ty chủ yếu nổi tiếng với các giải pháp mạng và công nghệ không dây, hiện đã mở rộng sang lĩnh vực lưu trữ, an ninh mạng và phần mềm hạ tầng. Đặc biệt, Broadcom đang nổi lên như một nhà phát triển hàng đầu về bộ xử lý AI tùy chỉnh, hợp tác với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn.Việc mua lại mảng CPU từ Intel sẽ giúp Broadcom trở thành đối thủ mạnh mẽ của AMD, đặc biệt trong bối cảnh Broadcom đang sở hữu cả CPU lẫn bộ xử lý AI. Điều này khiến Broadcom trở thành mối đe dọa lớn hơn với AMD so với Intel - công ty hiện chưa có chiến lược AI rõ ràng.Mặc dù có ý kiến cho rằng AMD có thể yêu cầu Broadcom hỗ trợ trong cuộc chiến với Nvidia bằng cách phát triển các giải pháp kết nối "thân thiện với AMD", nhưng ưu tiên hiện tại của Broadcom dường như là củng cố vị thế trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi công ty đang thiếu mảng CPU. Một khi sở hữu mảng kinh doanh CPU, Broadcom nhiều khả năng sẽ tập trung vào việc phát triển nền tảng AI trung tâm dữ liệu của riêng mình thay vì hỗ trợ AMD.Nhìn chung, nếu thương vụ Broadcom và Intel diễn ra, AMD sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, không chỉ trong việc cạnh tranh với Intel mà còn với một đối thủ mới mạnh mẽ hơn trong thị trường công nghệ cao.Hà Thị Hậu: Từ cô gái chăn trâu đến 'nữ hoàng' chạy địa hình 100km thắng cả nam giới
Theo người dân, vụ cháy xảy ra lúc khoảng 13 giờ ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), xuất phát từ phía sau cửa hàng trên quốc lộ 13 thuộc khu phố 5, P.Hưng Long, TX.Chơn Thành (Bình Phước).Khi hỏa hoạn xảy ra, người dân sinh sống gần cửa hàng đã nhanh chóng hỗ trợ chủ cửa hàng di chuyển được một số đồ đạc ra ngoài đường.Tuy nhiên, phía bên trong cửa hàng có chứa nhiều vật dụng dễ cháy như nệm, đồ nhựa, rèm cửa… dẫn đến đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói bốc cao hàng chục mét.Một số cơ sở kinh doanh đồ điện lạnh và mua bán xe máy cũ nằm sát bên cửa hàng nội thất đồ gỗ cũng bị đám cháy uy hiếp...Nhận được tin báo, Công an TX.Chơn Thành đã điều nhiều phương tiện chữa cháy xuống hiện trường để dập lửa.Sau khoảng hơn 1 giờ dập lửa, đám cháy đã được khống chế. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản của cửa hàng đã bị cháy rụi, một xe tải loại nhỏ cũng bị cháy.Do đám cháy nằm ngay dưới đường dây điện trung thế nên đã dẫn đến mất điện cục bộ, nhưng sau đó đã được khắc phục. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Thiệt hại vẫn chưa được thống kê.
Gay cấn đua vô địch Ngoại hạng Anh: Arsenal vượt ải Tottenham, gây áp lực cho Man City
Theo TechRadar, thế giới công nghệ vừa kỷ niệm một dấu mốc lịch sử tròn 70 năm ngày ra đời của Director, hệ điều hành đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của điện toán hiện đại và định hình tương lai của các hệ điều hành sau này.Ngày 8.3.1955, Director ra mắt, đánh dấu nỗ lực đầu tiên của con người trong việc tạo ra một hệ điều hành tự động. Phát triển trên máy tính Whirlwind I tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ), Director đã vượt qua giới hạn của các máy tính tiền nhiệm, vốn chỉ đơn thuần thay thế điện toán cơ học bằng các thành phần điện tử.Khác với các thế hệ máy tính trước, Whirlwind I xử lý dữ liệu bằng các phép tính bit song song, nâng cao đáng kể tốc độ và hiệu quả. Tuy nhiên, khi các tác vụ tính toán ngày càng phức tạp, sự can thiệp thủ công trở nên bất cập. Director ra đời để giải quyết vấn đề này, tự động hóa quá trình xử lý công việc và loại bỏ nhu cầu can thiệp liên tục của người vận hành.Director hoạt động bằng cách đọc một băng Director đặc biệt, chứa các lệnh được định nghĩa trước để tự động hóa việc thực thi công việc. Sự đổi mới này đã giới thiệu khái niệm xử lý theo lô (batch processing), sau này trở thành tính năng tiêu chuẩn trong các hệ điều hành.Ảnh hưởng của Director vượt xa thời đại của nó, đặt nền móng cho sự phát triển của các hệ điều hành như OS/360 của IBM và UNIX. Tầm ảnh hưởng của Whirlwind I còn lan rộng sang lĩnh vực điện toán quân sự, với vai trò quan trọng trong hệ thống phòng không SAGE của không quân Mỹ.70 năm sau ngày ra đời, Director vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và đóng góp to lớn cho sự phát triển của công nghệ. Ngày nay, mọi thiết bị thông minh chúng ta sử dụng đều mang dấu ấn của hệ điều hành tiên phong này.Kỷ niệm 70 năm Director là dịp để nhân loại nhìn lại những bước tiến vĩ đại của ngành công nghệ, đồng thời tri ân những nhà khoa học đã đặt nền móng cho kỷ nguyên số.
Trong năm 2024, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã xuất sắc hoàn thành các chỉ tiêu và gặt hái nhiều thành tích ấn tượng giữa bối cảnh nền kinh tế và ngành viễn thông xảy ra nhiều biến động. Lĩnh vực dịch vụ số của MobiFone chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của rất nhiều sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, nền tảng MobiFone Meet tăng trưởng 1.050%, dịch vụ Cloud tăng 312%, dịch vụ mobiAgri tăng 49% và MobiFone invoice tăng 58%.Nhà mạng ghi dấu ấn mạnh mẽ với chiến lược "tấn công không gian mới", khẳng định quyết tâm chuyển mình từ doanh nghiệp viễn thông truyền thống sang tập đoàn công nghệ số năng động, hiện đại. Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã ra mắt hàng loạt sản phẩm và dịch vụ số đột phá, xây dựng một hệ sinh thái số MobiFone đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong xã hội số.Năm 2024, MobiFone đã tập trung triển khai cung cấp hệ sinh thái giải pháp và dịch vụ số trên nền mạng 5G. Nhà mạng đã đổi mới sáng tạo để xây dựng các gói cước mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng; sẵn sàng đưa các dịch vụ combo vào gói cước 5G (ClipTV, VieOn, mobiEdu, mobiCloud, gói Buffet số…). Đặc biệt, với lĩnh vực giáo dục số, MobiFone đã cho ra mắt nhiều gói cước mới, bộ hòa mạng, chương trình bán hàng gói cước mLearn, tổ chức thành công sân chơi English Beat, Hội thảo chuyển đổi số, giới thiệu nền tảng mobiEdu tới nhiều thế hệ học sinh và các điểm trường trên cả nước. Nhà mạng đã có buổi thảo luận với Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất kế hoạch tổ chức đào tạo an toàn thông tin trên MOOCs, đề xuất tặng "Nền tảng đào tạo mở trực tuyến đại trà mobiEdu - MOOCs" cho Cuba.Năm 2025 được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng của MobiFone, là năm Tăng tốc - Đột phá - Vươn mình hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2025, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ hướng tới những mục tiêu chiến lược đến năm 2030; Năm chính thức cung cấp dịch vụ 5G kinh doanh thương mại; Năm nâng cao năng lực hạ tầng và tiềm lực công nghệ, năng lực cạnh tranh; Mở ra kỷ nguyên phát triển mới 2026 - 2030 trở thành tập đoàn công nghệ số hàng đầu.Trong năm, MobiFone sẽ chính thức triển khai thương mại hóa 5G, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, tiện ích mới trên nền tảng 5G, thử nghiệm các dịch vụ mới trên môi trường mạng 5G. Nhà mạng quyết tâm chặn đà suy giảm của sản phẩm truyền thống, tăng cường thúc đẩy dịch vụ data và băng rộng cố định MVNO, thương hiệu giới trẻ…Trong lĩnh vực Không gian mới, MobiFone quyết liệt đổi mới, tìm ra không gian tăng trưởng mới, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu làm những việc lớn, việc khó, việc chưa ai làm. Nhà mạng dồn lực nghiên cứu, triển khai các sản phẩm không gian mới sẵn sàng cho 5G; đặt ra mục tiêu các nền tảng mobiEdu, MEET, SmartTravel được công nhận là các Nền tảng số Quốc gia; hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm cung cấp cho khách hàng, từng bước ứng dụng AI vào trong các sản phẩm dịch vụ.
Giá bitcoin tăng kỷ lục sau một tin giả trên X
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.