$418
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của b29. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ b29.Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra, chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, đại diện đoàn kiểm tra đã công bố quyết định kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Nội dung kiểm tra về việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Kết luận số 121-KL/TW ngày 24.1.2025 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; cùng với việc thực hiện các kết luận, chỉ thị khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian vừa qua.Báo cáo tại hội nghị, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết đến nay, tỉnh đã tổ chức thành công 100% đại hội chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở; chỉ đạo tổ chức đại hội cấp cơ sở hoàn thành trước ngày 30.6.2025; cấp huyện và tương đương trước ngày 31.8.2025; hoàn thành báo cáo văn kiện đại hội và đề án nhân sự Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2025 - 2030 với Bộ Chính trị trong tháng 8.2025 và tiến hành đại hội trước ngày 31.10.2025. Đối với thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 14%, vượt 2% chỉ tiêu Chính phủ giao. Phát biểu tại hội nghị, đề cập một số nội dung kiểm tra lần này, Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh bên cạnh nội dung báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết của T.Ư, cũng cần bổ sung, làm rõ các mô hình, cách làm tỉnh đã triển khai thực hiện và đạt được hiệu quả trong thực tế cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua, trên cơ sở đó để T.Ư rút kinh nghiệm và chỉ đạo nhân rộng ra toàn quốc.Đối với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Quảng Ninh cần chủ động đề xuất cơ chế phân cấp, phân quyền cho địa phương, đảm bảo thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ở địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Chủ tịch nước cũng lưu ý, bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tỉnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Chủ tịch nước nhấn mạnh, công việc kiểm tra rất nhiều, nặng nề nhưng quá trình thực hiện cần nghiêm túc theo đúng yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh cần gương mẫu, đi đầu, biến kiểm tra thành tự kiểm tra; thực hiện theo kế hoạch chung phối hợp tốt với đoàn kiểm tra để báo cáo với Bộ Chính trị theo đúng kế hoạch. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của b29. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ b29.Ngày 20.1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội nghị công bố các quyết định về điều động, phân công trong công tác cán bộ.Tại hội nghị, ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân công, điều động ông Trần Hồng Tiến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Krông Pắk, đến nhận công tác tại UBND tỉnh Đắk Lắk kể từ ngày 20.1.Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công, điều động và chỉ định ông Nguyễn Hoàng Giang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Krông Pắk nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 20.1.Theo kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Đắk Lắk sẽ giảm 9 sở, ngành. Trong đó, Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH được hợp nhất thành Sở Nội vụ và Lao động. Một số chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH sẽ thực hiện chuyển giao sang các sở, ngành khác.Cụ thể, chuyển giao chức năng về lao động, tiền lương, việc làm, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới sang Sở Nội vụ và Lao động; chuyển giao chức năng về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế. Chuyển giao chức năng về giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT; chuyển giao chức năng giảm nghèo sang Ban Dân tộc tỉnh. ️
Đây được xem là điểm nổi bật của Thông tư 29. Quy định này sẽ góp phần quan trọng lấy lại hình ảnh cho người thầy trong trường học. Thầy dạy thêm vì trách nhiệm và nghĩa vụ, vì sự quan tâm tới học sinh chứ không phải vì tiền. Dạy miễn phí nghĩa là không phải "tiền trao cháo múc''. Đã một thời (thời bao cấp gian khổ) giáo viên là những người thầy miễn phí như thế. Khi học sinh cần hỗ trợ học tập và ôn thi ngay tại trường, giáo viên sẽ tổ chức dạy thêm cho các em mà không lấy nhận tiền từ học sinh. Vì thế, đây là một quy định mang tính nhân văn, trả lại hình ảnh đẹp đẽ của người thầy trong mắt học sinh.Thông tư 29 cũng đồng thời cấm giáo viên dạy trước chương trình khi tổ chức dạy thêm. Ai cũng biết việc dạy trước chương trình sẽ mang lại hậu quả rất xấu cho học sinh và trường học. Nó làm mất đi ý nghĩa và mục đích tích cực của việc dạy thêm học thêm. Học sinh đã học trước chương trình trong các buổi học thêm thì khi lên lớp còn biết làm gì nữa ngoài việc mất tập trung và ngồi chơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của cả lớp.Thông tư cũng quy định rất rõ việc dạy thêm ngoài nhà trường là được phép nhưng giáo viên phải báo cáo chi tiết với hiệu trưởng và chỉ được dạy học sinh không thuộc lớp chính khóa của mình. Điều này trước đây đã được phụ huynh và học sinh đề cập rất nhiều nhưng nay mới được một thông tư của Bộ GD-ĐT quy định rõ. Quy định này sẽ tránh được sự ép buộc không đáng có của giáo viên với học sinh các lớp mà họ đang dạy. Học sinh đi học thêm là vì nhu cầu của học sinh chứ không phải vì nhu cầu của giáo viên đang dạy lớp các em.Một điểm mới của Thông tư 29 là nội dung quy định các trung tâm dạy thêm buộc phải hoạt động theo luật doanh nghiệp, tuân thủ quy định báo cáo và đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Điều này chỉ rõ các trung tâm dạy thêm thực chất là một sự kinh doanh vì lợi nhuận. Đã kinh doanh thì phải đóng thuế như một doanh nghiệp. Đó chính là sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Nội dung này là điểm mới tích cực cho Thông tư 29.Điều cuối cùng, Thông tư 29 được ban hành sau khi bảng lương giáo viên các trường công lập từ mầm non đến đại học vừa được chính phủ điều chỉnh tăng lên và sinh viên theo học ngành sư phạm đã được miễn học phí. Đây thực sự là một chính sách mang tính tích cực toàn diện và triệt để của ngành giáo dục trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên gắn liền với những quy định mới của hoạt động dạy thêm. Giáo viên dạy thêm không chỉ vì đời sống khó khăn mà vì đó là nhu cầu của học sinh. Quy định mới của Thông tư 29 thực tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa giáo viên với nhau trong hoạt động dạy thêm. Những giáo viên dạy giỏi, có chuyên môn tốt vẫn sẽ thu hút được học sinh từ các trường khác, lớp khác. Sẽ không còn tình trạng giáo viên ép buộc học sinh chính khóa của mình đi học thêm. Đây là cơ hội để đội ngũ giáo viên phổ thông nâng cao nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy.Sự ủng hộ tích cực từ phụ huynh và học cho thấy quy định của Thông tư 29 đã đáp ứng đúng nguyện vọng của xã hội. Bộ GD-ĐT đã tránh được thói quen "cái gì không quản được thì cấm". Việc Bộ GD-ĐT cấm dạy thêm có thu phí với học sinh chính khóa trong trường công lập sẽ giúp xóa bỏ câu "Tiên học lễ hậu học thêm", tránh tình trạng học sinh từ cấp tiểu học đã có suy nghĩ tiêu cực về giáo viên. ️
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn. ️