Khách thưởng lãm Vietnam Motor Show 2022 thích nhất mẫu ô tô nào?
Quyết định này đồng nghĩa với việc cầu thủ được hâm mộ nhất bóng đá Việt Nam hiện nay Nguyễn Xuân Son sẽ không được dự SEA Games 33. Kéo theo đó, ngôi sao nhập tịch này cũng khó cạnh tranh danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam sau đây 1 năm. Tuy nhiên, khó người khó ta, đội U.22 Việt Nam không được bổ sung các ngôi sao sáng giá nhất, thì Thái Lan và Indonesia cũng vậy. Những cầu thủ nhập tịch đang thi đấu tại châu Âu của Indonesia sẽ không thể dự SEA Games vì quá tuổi, những tài năng nổi bật nhất của bóng đá Thái Lan như Chanathip Songkrasin hay Theerathon Bunmathan cũng vậy. Sẽ không có chuyện những cầu thủ vừa nêu cố vớt vát danh hiệu cuối sự nghiệp của họ bằng 1 tấm HCV SEA Games 33 năm 2025, trên sân nhà Thái Lan.Đề xuất về độ tuổi U.22 tham dự nội dung bóng đá SEA Games, thay vì U.23 như các kỳ đại hội trước đây, cộng thêm việc không cho phép các đội bổ sung cầu thủ quá tuổi quy định của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) và Tổng cục Thể thao Thái Lan (SAT), nhanh chóng được giới bóng đá Đông Nam Á ủng hộ.Lứa tuổi U.22 dự SEA Games đúng với lộ trình dự giải U.23 châu Á 2026 của các đội bóng trong khu vực. Đồng thời, với độ tuổi trẻ này, các tài năng của bóng đá Đông Nam Á có nhiều cơ hội phát triển. Nội dung bóng đá nam SEA Games 33, vì thế, được trả về đúng với giá trị của đại hội, đó là tạo sân chơi cho các tài năng trẻ "tung cánh", đến với những sân khấu lớn hơn, có đẳng cấp cao hơn sau SEA Games.Trong những năm gần đây, lịch thi đấu bóng đá đỉnh cao tại Đông Nam Á ngày một dày đặc. Ngoài giải vô địch bóng đá Đông Nam Á dành cho các đội tuyển quốc gia (AFF Cup), bóng đá trong khu vực còn có thêm giải vô địch các CLB (cúp C1 Đông Nam Á, mùa này mang tên Shopee Cup). Xen kẽ với các giải kể trên, cầu thủ Đông Nam Á còn phải thi đấu vòng loại World Cup, vòng loại Asian Cup, vòng chung kết (VCK) Asian Cup đối với cấp độ đội tuyển quốc gia, các cúp châu Á (AFC Champions League Elite và AFC Champions League 2) đối với các CLB. Yêu cầu về mặt thành tích ở các sân chơi kể trên khiến cho một số đội bóng buộc phải sử dụng những cầu thủ phù hợp, sử dụng nhiều cầu thủ ngôi sao. Riêng với các CLB thi đấu ở Cúp C1 Đông Nam Á và các cúp châu Á, họ phải dùng nhiều ngoại binh để tăng khả năng cạnh tranh thành tích cho CLB của mình. Vì thế, các sân chơi dành riêng cho các cầu thủ trẻ ngày một trở nên quan trọng với các nền bóng đá trong khu vực.SEA Games là 1 trong những sân chơi như thế, dành riêng cho các cầu thủ trẻ ở nội dung bóng đá nam. Việc Ban tổ chức SEA Games 33 năm 2025, giới hạn độ tuổi ở lứa U.22, tạo điều kiện tối đa cho các cầu thủ trẻ được thể hiện, về lâu về dài, có lợi cho sự phát triển của bóng đá Đông Nam Á! HLV Kim Sang-sik sẽ theo dõi kỹ các giải đấu trong nước, tìm nguồn cầu thủ trẻ, xây dựng lực lượng cho đội tuyển U.22 Việt Nam, hướng về các nhiệm vụ quốc tế trong năm 2025. Khi mùa giải 2024-2025 kết thúc vào tháng 5 năm nay, bộ khung cơ bản của U.22 Việt Nam cơ bản sẽ hình thành, sẵn sàng tham dự vòng loại U.23 châu Á 2026. Sau vòng loại giải châu Á, lực lượng dự SEA Games gần như sẽ được phác thảo. Sau đó là giai đoạn tập huấn chuẩn bị cho SEA Games, nhiều khả năng sẽ diễn ra trong tháng 11.Vĩnh Long và Trà Vinh: Nhiều mô hình hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Theo cập nhật từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm thêm 8 USD so với cuối năm 2024 và hiện chỉ còn 473 USD. Tương tự, gạo 25% tấm giảm 16 USD còn 438 USD/tấn. Đây đều là mức giá thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Xu hướng này khiến nhiều nông dân ĐBSCL lo lắng khi đang bước vào vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm.Giá gạo xuất khẩu giảm kéo giá lúa nội địa giảm từ 300 - 500 đồng/kg so với cuối năm 2024. Cụ thể như, lúa giống ĐT8 chỉ còn bình quân từ 8.700 - 8.900 đồng/kg, OM 5451 dao động từ 8.300 - 8.500 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.800 - 8.000 đồng/kg…Tương tự Việt Nam, gạo 5% của Thái Lan cũng giảm 1 USD về mức 498 USD/tấn; cao nhất trong số 4 nguồn cung gạo lớn nhất thế giới. Còn gạo cùng phẩm cấp của Pakistan giảm 4 USD xuống còn 450 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Ấn Độ lại ngược chiều thế giới khi tăng 3 USD lên 451 USD/tấn.Theo các doanh nghiệp, không chỉ gạo 5% tấm mà các loại gạo thơm của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn giảm giá mạnh và rơi khỏi mốc 600 USD/tấn. Một số loại phổ biến như ĐT8 chỉ còn khoảng 590 USD/tấn và OM 5451 là 570 USD/tấn. Giải thích về tình trạng này, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Về thị trường, do vừa kết thúc năm 2024, các nước nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia vẫn chưa có kế hoạch cho năm mới 2025. Trong khi đó, vụ đông xuân sớm của Việt Nam đã bắt đầu cho thu hoạch ở một số nơi nên nguồn cung lúa gạo nguyên liệu tăng trở lại. Đông xuân cũng là vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam nên các nhà nhập khẩu cũng muốn chần chừ để chờ mức giá tốt hơn. So với cùng kỳ năm 2024 thì năm 2025 nguồn cung gạo trên thế giới có sự quay trở lại của thị trường Ấn Độ; yếu tố này tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu thế giới.Đối với thị trường Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, mỗi tháng nước này cần nguồn gạo nhập khẩu khoảng 350.000 tấn để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. "Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các doanh nghiệp nước này sẽ quay lại thị trường, khi đó đà giảm có thể sẽ bị chặn lại", ông Trọng dự báo.Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2025 Philippines tiếp tục tăng nhập khẩu gạo và đạt con số kỷ lục đến 5,4 triệu tấn. Thị trường Philippines rất thích ăn gạo Việt Nam nhờ chất lượng tốt, giá cả hợp lý và đặc biệt là tính tươi mới của sản phẩm.
'Vua thép' viết tâm thư gửi cổ đông
Ngoài ra, thành phố cũng quy định các tiêu chuẩn, điều kiện được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.Theo đó, thứ tự ưu tiên được thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cho 10 đối tượng gồm: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội và nữ giới.Tiếp theo là hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn, hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; đối tượng theo quy định tại khoản 3 điều 3 Nghị định 73/2023 được cấp có thẩm quyền công nhận; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.Số lượng căn nhà ở xã hội để cho thuê dành cho các đối tượng ưu tiên được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của các đối tượng nêu trên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn nhà ở xã hội để cho thuê.Quyết định cũng nêu rõ, Sở Xây dựng hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở được UBND TP.HCM sẽ lựa chọn, lập danh sách thứ tự ưu tiên theo quy định để bố trí cho thuê, không thông qua hình thức bốc thăm cho đến hết số lượng. Trường hợp cùng thứ tự ưu tiên thì lựa chọn theo thứ tự thời điểm nộp hồ sơ.Các đối tượng còn lại được lựa chọn theo hình thức bốc thăm (trực tiếp hoặc trực tuyến). Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ giám sát quá trình bốc thăm. Việc bốc thăm phải có biên bản kết quả bốc thăm.Mới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, TP.HCM và Hà Nội, mỗi địa phương phải hoàn thành 100.000 căn hộ tới năm 2030.Hiện nay, thành phố có 3 dự án tập trung trong năm 2025, hoàn thành chỉ tiêu 2.874 căn, đồng thời sẽ khởi công 8 dự án với quy mô khoảng 8.000 căn và sẽ chấp thuận chủ trương cho khoảng 5 dự án nữa với khoảng 20.000 căn hộ.Thành phố cũng đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công an để trao đổi thống nhất, tập trung vào 11 dự án nhà ở xã hội cho lực lượng công an và các đối tượng khác trên địa bàn thành phố. Trong đó có những dự án như Tập đoàn Phú Cường phát biểu, sẽ tập trung tháo gỡ để đảm bảo hoàn thành trong thời gian.Sắp tới, UBND TP.HCM sẽ trình HĐND TP.HCM các nghị quyết để tháo gỡ, hỗ trợ chủ đầu tư các chi phí trong đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí, các nội dung khác liên quan đến quá trình cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số nội dung khác để tháo gỡ trong quá trình triển khai thời gian tới.
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Ca sĩ Hà Nhi gặp sự cố, bật khóc trong đêm nhạc tại Đà Lạt
Theo kết quả điều tra, trưa 13.12.2024, Công an Q.Tân Bình phát hiện P.M.P và L.H.A.T (cùng 19 tuổi) chở nhau trên xe máy chạy trên đường Nguyễn Chánh Sắt (P.13, Q.Tân Bình), cùng kiện hàng có dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành kiểm tra.Tại đây, công an phát hiện có 1 gậy dùi 3 khúc, 1 bình xịt hơi cay, 1 dụng cụ bắn điện cùng 3 viên đạn.Cả 2 khai đều là nhân viên giao hàng của hãng xe công nghệ. Trưa cùng ngày, T. nhận đơn hàng trên và vận chuyển từ đường Bạch Đằng đến đường Nguyễn Chánh Sắt.Mở rộng điều tra, công an xác định người giao hàng cho T. và P. là Huỳnh Châu Long (32 tuổi, ở Q.Gò Vấp) nên mời về làm rõ. Khai với công an, Long cho biết mua roi điện, bình xịt hơi cay, còng số 8, súng bắn đạn cao su từ một người thông qua ứng dụng Telegram. Để tránh bị phát hiện, Long sử dụng tài khoản ngân hàng của em họ khi giao dịch. Long kinh doanh các mặt hàng trên từ năm 2023 tới nay.Ngày 30.11.2024, Long mua 6 kiện hàng gồm 50 súng bắn điện, 60 đèn pin chích điện, 60 bình xịt hơi cay, 100 còng số 8 với tổng số tiền gần 90 triệu đồng.Khám xét nơi ở của người này, công an thu giữ 45 khẩu súng ngắn, 249 viên đạn, 5 hộp tiếp đạn, 30 bộ dụng cụ bắn điện, 175 dụng cụ chích điện; gần 500 bình xịt hơi cay, 200 gậy dùi ba khúc, hơn 210 đèn pin chiếu sáng kết hợp chích điện, 60 còng số 8.Lực lượng chức năng xác định Trần Bá Lộc là người bán số hàng trên cho Long nên bắt giữ. Công an Q.Tân Bình mở rộng vụ án để điều tra, đồng thời củng cố hồ sơ xử lý với Long về hành vi mua bán trái phép công cụ hỗ trợ.