Cụ bà 103 tuổi vượt gần 300 km về quê thắp nhang ngày giỗ mẹ
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ.Trường THPT đầu tiên của TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi lớp 10
Tham gia lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có lãnh đạo tỉnh Phú Yên, lãnh đạo lực lượng Hải quân Việt Nam, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh; cùng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người dân và khách du lịch.Lễ chào cờ đầu năm mới dương lịch tại Mũi Đại Lãnh được tổ chức thường niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tự chủ của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và tất cả công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua đó giới thiệu, tuyên truyền hình ảnh danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, danh thắng phục vụ phát triển du lịch.Ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho chuỗi sự kiện lớn trong năm như: chào mừng 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 80 năm thành lập nước; 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm ngày giải phóng tỉnh Phú Yên và thống nhất đất nước; chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng. "Chúng ta đứng dưới lá cờ Tổ quốc, hát vang Quốc ca Việt Nam, trong thời khắc chào đón năm mới 2025 với niềm tin, quyết tâm và cả khát vọng xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng tươi đẹp. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Phú Yên, tôi xin chào mừng và kính chúc các vị lãnh đạo, quý vị đại biểu, các bạn du khách, đồng bào, đồng chí một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng", ông Đào Mỹ nói.Bà Milly (50 tuổi, du khách đến từ Mỹ) cho biết: "Trong chuyến du lịch đến TP.Tuy Hòa, thật may mắn khi tôi được biết sáng nay tỉnh Phú Yên tổ chức lễ chào cờ đón chào năm mới 2025 tại Mũi Đại Lãnh. Từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại đây, hòa cùng bầu không khí trọng thể của buổi lễ trong ngày đầu năm mới".Cùng với lễ chào cờ đầu năm mới, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên còn tổ chức đón và tặng quà cho những du khách đầu tiên đến với danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh. Trong đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Phú Yên xây dựng, khu vực quần thể danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh - Vịnh Vũng Rô - Núi Đá Bia (TX.Đông Hòa) là một trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh; ưu tiên phát triển thành khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch kết hợp như: du lịch văn hóa lịch sử; du lịch sinh thái rừng và biển; du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch trải nghiệm, leo núi; du lịch vui chơi giải trí và thể thao biển.
Giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm ở Nam bộ kéo dài 3 tuần
Chiều 12.2, tiếp tục chương trình kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tại dự thảo luật trước đây, Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo từng đề xuất tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.Tuy nhiên, trong tờ trình của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc T.Ư theo luật Thủ đô và các nghị quyết của Quốc hội.Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, dự thảo luật quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn.Cùng đó là giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND; giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương…Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND, dự thảo luật cơ bản kế thừa luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Đồng thời quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được ủy quyền cho chủ tịch UBND thực hiện; quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND.Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục kế thừa luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch HĐND, số lượng các ban của HĐND thay vì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể như dự thảo luật.Điều này nhằm bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng đại biểu Quốc hội trong luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề. Cơ quan thẩm tra nhận định, việc sửa đổi các quy định về số lượng đại biểu HĐND, cơ cấu tổ chức của HĐND nên được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vào thời điểm thích hợp sau này.Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc tiếp tục quy định về nguyên tắc hoạt động của UBND như luật hiện hành, song cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND, từng thành viên UBND. Một số ý kiến đề nghị, về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động của UBND theo hướng là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng để đề cao tính chủ động và trách nhiệm của chủ tịch UBND.
Hiện tại, Nhân đang làm việc tại một công ty của Hàn Quốc tại TP.HCM còn Nga đang làm việc tại một công ty của Nhật Bản.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 25.12.2023
U.22 Việt Nam đứng trước hai giải đấu quan trọng trong năm 2025, với vòng loại U.23 châu Á 2026 diễn ra vào tháng 9, cùng với SEA Games 33 diễn ra vào tháng 12 tại Thái Lan. Khi đội tuyển Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao bản lề, màn trình diễn của lứa U.22, vốn tiệm cận nhất với cấp độ đỉnh cao, sẽ giúp HLV Kim Sang-sik cùng giới chuyên môn nhìn nhận rõ ràng tương lai của bóng đá Việt Nam trong những năm tới. Bởi các cầu thủ trẻ hôm nay sẽ sớm lên khoác áo tuyển, là nòng cốt cho các giải đấu quan trọng như Asian Cup 2027 (nếu vượt qua vòng loại) hay vòng loại World Cup 2030. Tuy nhiên để chinh phục thành công, U.22 Việt Nam cần nhiều yếu tố. Trong đó, chiều cao là một trong những khía cạnh quan trọng nhất. Hiện các cầu thủ U.22 của HLV Kim Sang-sik như Bùi Vĩ Hào (1,75 m), Nguyễn Đình Bắc (1,79 m), Nguyễn Thái Sơn (1,71 m), Khuất Văn Khang (1,68 m) đều có chiều cao không nổi trội. Đây không phải lần đầu, chuyện chiều cao được nhắc đến. U.23 Việt Nam từng dự sân chơi U.23 châu Á 2024 với chiều cao vỏn vẹn 1,763 m, là một trong những đội thấp nhất giải. Cách đây 6 năm, U.22 Việt Nam cũng tham gia SEA Games 30 với chiều cao kém ấn tượng 1,76 m. Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã chinh chiến với hàng tiền vệ "bé hạt tiêu", khi 6 trong số 7 tiền vệ không cao quá 1,7 m. Ở các giải đấu kể trên, đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam đều có kết quả tốt như lời khẳng định cho câu chuyện không phải cứ... cao to là có tất cả. Dù vậy, khi bóng đá ngày càng toan tính, thực dụng với nền tảng chiều cao và thể lực của cầu thủ nâng cao từng ngày, không thể phủ nhận chiều cao sẽ mang lại lợi thế cho các đội. Hậu vệ Đoàn Văn Hậu hay trung vệ Nguyễn Thành Chung đã không ít lần giải cứu U.22 Việt Nam nhờ những cú bật trên nền chiều cao trên 1,8 m. Hay tuyến phòng ngự với chiều cao trung bình 1,81 m từng là niềm tự hào của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo, khi giúp đội không còn gặp ác mộng ở những pha phòng ngự bóng bổng. Nhưng lúc này, HLV Kim Sang-sik lại thiếu những "cây sào". Đơn cử, bộ đôi hậu vệ trẻ Lê Nguyên Hoàng (1,77 m) và Nguyễn Mạnh Hưng (1,75 m) đều chỉ cao vừa phải. Còn trên hàng công vốn đầy những cầu thủ thấp bé, Văn Trường (1,82 m) là cầu thủ hiếm hoi có chiều cao tốt, thì lại hạn chế cơ hội ra sân trong thời gian qua. Nhìn toàn cục, các cầu thủ trẻ của HLV Kim Sang-sik cần nhiều hơn là chiều cao thuần túy. Đó là thể lực, sức bền, khả năng va chạm, độ dày cơ thể... để trụ được trước những đối thủ mạnh. Tuy nhiên nếu nhìn cách tiếp cận trực diện và cơ bắp của ông Kim ở cấp độ đội tuyển, với tiêu chí chơi bóng càng nhanh càng tốt, không phải đá dài và đá bổng... rõ ràng nhà cầm quân người Hàn Quốc cần những cầu thủ to cao, vạm vỡ và dày mình hơn cho mục tiêu lớn.Ở V-League, đã có những cầu thủ trẻ sở hữu chiều cao tốt được trao cơ hội. Phạm Lý Đức của HAGL là minh chứng. Trung vệ sinh năm 2003 đã ra sân trọn vẹn 11 trận cho HAGL từ đầu giải và đá đủ 990 phút. Lý Đức cao 1,82 m, được giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành đánh giá là giàu tiềm năng. Anh cùng với thủ môn Trần Trung Kiên (1,90 m) sẽ mang tới cho U.22 Việt Nam thêm "chất thép" ở các pha bóng bổng.Cầu thủ Việt kiều Viktor Lê cao 1,78 m, sở hữu đôi chân khéo léo và khả năng che chắn bóng tốt, cũng là phương án lý tưởng để HLV Kim Sang-sik nhào nặn hàng tiền vệ linh hoạt. Cũng đến từ nguồn Việt kiều, hậu vệ Zan Nguyễn dù mới 19 tuổi, nhưng đã cao tới 1,9 m. Anh mới vào sân ít phút trong trận ra mắt CLB TP.HCM và tuy chưa thể hiện được nhiều, song có nền tảng tốt với thân hình dày dặn, cơ bắp và trụ chân tốt.HLV Kim Sang-sik sẽ tận dụng các đợt tập trung trong năm 2025 để thử chân các "măng non". Cùng chờ đợi đội U.22 Việt Nam giàu sức mạnh sẽ thành hình trước khi bước vào những mục tiêu quan trọng nhất.