‘Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cần định hướng thành ĐH Khoa học sức khỏe’
Ngày 28.2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc chủ trì hội nghị.Về sắp xếp bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tập trung, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đồng thời, chỉ đạo triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, đúng chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy. Quá trình triển khai thực hiện luôn bám sát các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn liên quan và yêu cầu thực tiễn.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất giảm 1 đầu mối bên trong Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, từ 6 còn 5 ban. Thành lập Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo - Đối ngoại và Ban Phong trào, chuyển công tác đối ngoại về Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, chuyển công tác người Việt Nam ở nước ngoài về Ban Dân tộc - Tôn giáo.Sau sắp xếp, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có 5 đầu mối gồm: Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, Ban Tổ chức, Ban Dân chủ - Pháp luật, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Văn phòng.Về nhân sự Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, bổ nhiệm bà Dương Thị Huyền Trâm, Trưởng ban Phong trào giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội; bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng ban Phong trào và bà Cao Thị Thu Duyên, Phó trưởng ban Tuyên giáo - Đối ngoại giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội.Sau sắp xếp, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm có: - Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách chung.- Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách ban Tổ chức; phụ trách chung Văn phòng, trong đó trực tiếp phụ trách công tác tài chính, tài sản công và đối ngoại.- Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân chủ - Pháp luật; phụ trách công tác tổng hợp, quản trị, văn thư - lưu trữ của Văn phòng; phụ trách cụm thi đua số 4.- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, phụ trách cụm thi đua số 1.- Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân tộc - Tôn giáo, phụ trách cụm thi đua số 2 và 3.- Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 6 người: Lê Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thị Lê Hương, Dương Thị Huyền Trâm, Nguyễn Quốc Việt, Thạch Nghi Xuân, Hoàng Mai Quỳnh Hoa.Theo Quyết định số 2501 Thành ủy TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM kết thúc hoạt động từ ngày 28.2.2025. Đảng ủy các Cơ quan Đảng TP.HCM đã có Quyết định số 09 thành lập Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 38 đảng viên; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 3 đảng viên.Trong đó, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Bí thư Đảng ủy; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Phó bí thư Đảng uỷ; bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Công đoàn giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy. Chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 3 người: ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Chủ nhiệm; hai ủy viên gồm ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng ban Tổ chức và ông Trần Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Trưởng ban Thanh tra nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện chủ trương sắp xếp tinh gọn hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố theo chủ trương, định hướng của Trung ương, Thành ủy TP.HCM.Điều trị rối loạn chức năng đường tiểu cùng chuyên gia niệu khoa từ Pháp
Chiều nay 5.1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngày 2.1, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau Covid-19.Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus HMPV cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương; và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc). Đến thời điểm hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, HMPV và rhovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, mycoplasma pneumoniae và HMPV.Trung Quốc đang mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là vi rút cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở trẻ em (RSV), HMPV. Kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 (tháng 12) của năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4.1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại quốc gia này.Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc. Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với WHO, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.
Giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định: VĐV khiếu nại, BTC kết luận thế nào?
Tây Ban Nha đang siết chặt hoạt động du lịch khi căng thẳng giữa người dân địa phương và người nước ngoài ngày càng gia tăng. Năm ngoái, đất nước này đón 84 triệu khách quốc tế, chỉ sau Pháp (nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè với 89 triệu khách).Cụ thể, chính phủ Tây Ban Nha đã ban hành nhiều biện pháp mới nhằm tạo ra ngành du lịch bền vững hơn và một trong những biện pháp gần đây là thành phố Malaga cấm mở mới các cơ sở kinh doanh cho thuê nhà nghỉ ở 43 khu vực trong ba năm kể từ tháng 1.2025.Những cơ sở kinh doanh được đăng ký sau ngày 22 tháng 2 năm ngoái cũng có thể bị mất giấy phép nếu không có lối vào riêng hoặc cơ sở vật chất riêng biệt - có nghĩa là khách du lịch chỉ thuê phòng trên các trang web như Airbnb có thể gặp rắc rối.Nhiều quy định mới được ban hành ở Tây Ban Nha liên quan đến du khách quốc tế, chẳng hạn quy định ở Malaga, đã dẫn tới tin đồn đất nước này sắp hạn chế du khách bằng "lệnh cấm du khách ba năm".Tuy nhiên, khách du lịch không bị cấm đến Malaga và chắc chắn họ không bị cấm đến Tây Ban Nha. Ngành du lịch ở Tây Ban Nha chiếm khoảng 13% GDP.Các điểm nóng về kỳ nghỉ trên toàn cầu đang cố gắng hết sức để tìm ra những cách mới để đối phó với sự bùng nổ lớn về du lịch thời hậu Covid và tránh xu hướng được cho là "du lịch quá mức". Ví dụ, áp thuế du khách để có thêm doanh thu cải tạo cơ sở hạ tầng...Trong những trường hợp cực đoan hơn, có những giới hạn về số lượng khách du lịch được phép đến thăm vì đám đông khổng lồ đang gây hại nhiều hơn là có lợi cho cộng đồng.Người biểu tình đã yêu cầu thay đổi các điểm du lịch nổi tiếng trên khắp Tây Ban Nha và du khách dùng bữa tại thành phố Barcelona thậm chí còn bị xịt nước vào tháng 7 năm ngoái.Lệnh cấm cho thuê nhà nghỉ ngắn hạn ở thành phố lớn thứ hai Tây Ban Nha này sẽ được thực hiện từ năm 2028, với mục tiêu làm tăng nguồn cung nhà ở cho người dân.Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã công bố kế hoạch 12 điểm trong tháng này để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của đất nước, đồng thời nhằm vào việc cho thuê nhà nghỉ ngắn hạn được cho là nguyên nhân khiến giá thuê tăng cao. Ông muốn đánh thuế cao hơn đối với những tài sản dùng để tiếp đón khách du lịch.
(Tặng Hữu Thỉnh - ngày đưa anh ruột từ Phan Thiết về quê Vĩnh Phúc)
Bình Dương phối hợp tổ chức giải bóng đá thanh niên công nhân
Theo Bộ TN-MT, ngày 24.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường với 13 Ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó, ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.Trước đó, ngày 19.2, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Chính phủ đã ký Quyết định số 36-QĐ/ĐU thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, là Đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ, trên cơ sở tổ chức lại Đảng bộ Bộ NN-PTNT và Đảng bộ Bộ TN-MT. Sau khi hợp nhất, Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 84 tổ chức Đảng trực thuộc, hơn 10.000 đảng viên; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện theo Quy định số 253-QĐ/TW ngày 24.1.2025 của Ban Bí thư.Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 19 ủy viên. Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ chỉ định ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy; ông Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), giữ chức Phó bí thư chuyên trách.Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ TN-MT, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Nguyễn Văn Trường, Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra.Cũng theo Bộ TN-MT, ngày 19.2, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Trước đó, ngày 14.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Cụ thể, tăng thêm 1 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là không quá 7; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Tài chính là không quá 9; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Xây dựng là không quá 9; tăng thêm 2 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7; tăng thêm 1 Phó thống đốc để tổng số Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quá 6.Đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày 18.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1533/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được tăng thêm 5 thứ trưởng để tổng số thứ trưởng không quá 10 nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy.