Đại lễ Phật đản 2024: Người dân TP.HCM dự lễ thả hoa đăng, rước kiệu ở đâu?
Trong một video do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát hôm 4.2, Đại học Hàng không Hải quân thuộc quân đội Trung Quốc (PLA) đã sử dụng máy bay hoạt động từ trên bộ để đào tạo phi công cho một loại máy bay "thực hiện nhiệm vụ đặc biệt" mới trên tàu sân bay. Loại máy bay mới này vẫn chưa được đưa vào sử dụng, theo tờ South China Morning Post hôm nay 6.2.Khóa đào tạo phi công nói trên nhằm đảm bảo việc chuẩn bị cho phi công theo kịp việc triển khai thiết bị, với mục đích đẩy nhanh khả năng sẵn sàng chiến đấu, theo CCTV."Tàu sân bay 18 sẽ sớm được đưa vào sử dụng", giảng viên Lin Chunliang thuộc Đại học Hàng không Hải quân nói với CCTV, ý đề cập số hiệu thân tàu của tàu sân bay Phúc Kiến. Đây là tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc, sau hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông."Chúng tôi hy vọng sẽ đóng vai trò chủ chốt và nổi bật trong việc đào tạo phi công, đặc biệt là trong việc phát triển phi công lái máy bay trên tàu sân bay", giảng viên Lin cho hay.Tàu sân bay Phúc Kiến, tàu sân bay tiên tiến nhất của Trung Quốc, đã hoàn thành chuyến thử nghiệm trên biển thứ 6 vào đầu tháng 1 sau khi được hạ thủy vào tháng 6.2022.Hệ thống máy phóng điện từ tiên tiến của tàu sân bay Phúc Kiến sẽ cho phép phóng các máy bay nặng hơn và tiên tiến hơn, chẳng hạn như máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) KJ-600.Dự kiến, tàu sân bay Phúc Kiến cũng sẽ mang theo máy bay chiến đấu J-15T và máy bay chiến đấu tàng hình J-35, theo South China Morning Post.Bộ Thông tin và Truyền thông không đồng ý 'đeo mào' cho Grab
Theo ngư dân, cảng cá Thọ Quang có giá cá chuồn cao hơn một số tỉnh thành khác. Chính vì thế, ngoài tàu cá Đà Nẵng, cũng có nhiều tàu thuyền ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định… đến bán cá.
Thuê 20 xe ô tô chở học sinh về Nha Trang nghe Tư vấn mùa thi
Sáng 27.2.2025, tại tòa soạn Báo Thanh Niên, sau những phút giây bốc thăm đầy gay cấn, các bảng đấu vòng chung kết giải bóng đá TNSV THACO Cup 2025 đã lộ diện.Bảng A bao gồm: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Huế, Trường ĐH Trà Vinh và Trường ĐH Quy Nhơn được nhận xét khá hấp dẫn với sự trở lại của cựu vô địch ĐH Huế cùng đội bóng chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Bên cạnh đó còn có đội bóng Trường ĐH Trà Vinh đã từng góp mặt và đi sâu ở VCK mùa giải trước và tân bính khó đoán Trường ĐH Quy Nhơn.Bảng A hứa hẹn những trận cầu nảy lửa và mỗi trận đấu sẽ là một cuộc chiến không khoan nhượng, nơi mà mọi sai lầm đều phải trả giá đắt.Bảng B là sự pha trộn hoàn hảo giữa kinh nghiệm và sức trẻ, giữa những tên tuổi quen thuộc "làm mưa làm gió" ở vòng loại và một tân binh đầy bí ẩn lần đầu đến với VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, đó là: Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Không hề kém cạnh 2 bảng A-B, bảng C được đánh giá là bảng với những cuộc đối đầu cân tài cân sức, những màn so tài chiến thuật đỉnh cao. Bao gồm: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội.12 đội bóng được chia đều vào 3 bảng, thi đấu vòng tròn 1 lượt để tính điểm và xếp hạng. Đội đứng nhất và nhì ở mỗi bảng, cùng 2 đội đứng thứ ba có thành tích tốt nhất, sẽ vào vòng tứ kết. Từ vòng tứ kết trở đi, nếu 2 đội hòa nhau sau 80 phút thi đấu chính thức sẽ đá luân lưu 11 m để phân định thắng thua.Mở màn cho loạt trận ra quân VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 Cúp THACO chính là trận khai mạc giữa Trường ĐH Tôn Đức Thắng và đội Trường ĐH Trà Vinh.Đội cựu vô địch ĐH Huế (đăng quang năm 2023) đã có màn tái xuất mạnh mẽ ở mùa này, sau khi sẩy chân và phải dừng bước sớm tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung giải năm 2024. Quay trở lại lần này, họ quyết tâm lặp lại thành tích ở mùa đầu tiên.VCK mùa này có đến 5 tân binh. Trong đó, 2 đội lần đầu tiên tham dự giải là Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và Trường ĐH Quy Nhơn. Còn 3 đội Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã từng góp mặt ở vòng loại của 2 mùa trước. Sự xuất hiện của các tân binh, đặc biệt là các đội đã trực tiếp loại những cái tên kỳ cựu trong làng bóng đá sinh viên, hứa hẹn VCK TNSV THACO cup 2025 đa dạng sắc màu cùng những cuộc so tài đỉnh cao, những toan tính chiến thuật đầy kịch tính, những pha bóng nghẹt thở, sẽ là những gia vị không thể thiếu của VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.
Nhiều hàng hóa thiết yếu giá 0 đồng tại 'Chợ tết công đoàn năm 2024'
Với giá bán hơn 56 triệu đồng, VinFast Vento tiếp cận phân khúc khách hàng cao cấp