Jisoo - BlackPink đầu tư cực khủng cho trang phục trong Mv solo đầu tay
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông.Có mẫu xe máy nào dưới 30 triệu đồng trang bị phanh ABS hay không?
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Khổ vì bị người khác kinh doanh tên thương hiệu y chang mình...
Thời tiết ở Đà Nẵng hửng nắng, se lạnh… thuận lợi cho người dân, du khách hào hứng du xuân, check-in đường hoa xuân Ất Tỵ năm 2025. Đặc biệt, du khách thập phương thích thú nán lại Đà Nẵng để chụp ảnh kỷ niệm cùng linh vật rắn 'dũng mãnh'.Mở cửa phục vụ người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đường hoa xuân Đà Nẵng đã thu hút rất đông người đến vui chơi, check-in, thưởng lãm. Ghi nhận của PV Thanh Niên sáng 27.1 (28 tết), tại khu vực phía nam cầu Rồng (Q.Hải Châu), nơi bài trí nhiều tiểu cảnh với thiết kế rực rỡ sắc hoa xuân, đông đảo người dân, du khách đến chụp ảnh. Đặc biệt, linh vật rắn đầy uy nghi là điểm chụp ảnh "hot" tết 2025.Chị Phạm Thanh Tình (quê H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) vừa cùng gia đình tạm rời TP.HCM để đưa 2 con nhỏ về quê nội đón tết sau 2 năm ăn tết xa nhà. Dự báo thời tiết tại TP.Đà Nẵng có mưa lớn những ngày cận tết khiến gia đình chị rất lo lắng. Tuy nhiên, sáng nay 27.1, thời tiết ở Đà Nẵng hửng nắng sau 1 đêm có mưa, trời se lạnh với nhiệt độ khoảng 19oC… đã khiến chị rất vui."Tiết trời ngày cận tết rất thuận lợi. Gia đình tôi tranh thủ trời di chuyển đoạn đường gần 15 km đến cầu Rồng để check-in đường hoa xuân Ất Tỵ năm 2025", chị Tình nói.Ông Trịnh Tấn Long (quê tỉnh Nghệ An) cùng các con về quê đón Tết Nguyên đán, trước khi xe di chuyển khỏi TP.Đà Nẵng đã cùng bạn bè tranh thủ ghé qua đường hoa tết để chụp ảnh kỷ niệm."Khi đi ngang đường hoa, thấy đông đúc người chơi tết rất sớm. Tôi đã đề nghị cả gia đình và bạn bè dừng xe để chụp ảnh cùng linh vật rắn, cầu Rồng để làm kỷ niệm vì gia đình tôi sẽ đón tết ở quê nhà đến mùng 10 tháng giêng", ông Long nói.
Một trường hợp khác được phát hiện và can thiệp muộn là anh N.T.A (28 tuổi, ở Hà Giang). BN này khi lấy vợ, gặp khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng, nên đi khám và điều trị về dị tật vùng kín.
Ngày đông chí 22.12 có gì đặc biệt?
Những ngày này, nông dân trồng hoa lay ơn tại các vùng trồng hoa tết ở Phú Yên rất nóng ruột vì hoa nở không kịp tết. Nỗi lo kép mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân nản lòng.Ông Nguyễn Văn Hoan (46 tuổi, ở TP.Tuy Hòa) trồng 2 sào hoa lay ơn đỏ nhưng do thời tiết lạnh kèm mưa suốt từ đầu tháng 11.2024 đến nay khiến 1/3 diện tích bị hư hại."3 luống này bị vàng lá, còi cọc không thể lên đòng được. Tôi đã chăm bón rất kỹ nhưng không cứu nổi, thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, mưa liên tục, lạnh lẽo không có nắng ấm nên hoa bị bệnh nhiều", ông Hoan cho biết.Ghi nhận ngày 19.1 tại vùng canh tác hoa lay ơn Ngọc Lãng (TP.Tuy Hòa) và vùng Đông Phước (H.Phú Hòa), nhiều diện tích hoa bị vàng lá, hư hại. Nhiều trường hợp không thể cứu chữa, bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh lây lan sang luống khác. Ước tính thiệt hại do thời tiết gây ra khoảng 30 - 40% diện tích.Không chỉ đối mặt với tình trạng hoa hư hại mất mùa, nhiều nông dân trồng hoa lay ơn tại Phú Yên còn lo ngại cảnh mất mùa, mất giá khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa đến tết nhưng thương lái ít lui tới xem hoa."Tầm này những năm trước là thương lái đến xem và đặt hàng rồi nhưng mấy hôm nay rất ít người lui tới xem hoa. Cứ tưởng mất mùa thì được giá nhưng với tình trạng này chúng tôi thực sự rất lo lắng. Chỉ mong được giá là bán chứ thời tiết này rất nguy hiểm, hoa lên đòng mà gặp mưa là hư hết", ông Hoan nói.Chỉ còn 10 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, nhiều nhà vườn trồng hoa cúc tại P.9 (TP.Tuy Hòa) đứng ngồi không yên vì hoa chưa nở. Các hộ dân tìm đủ cách để kích những bông hoa cương nụ bung nở nhưng không mấy khả quan.Bà Nguyễn Thị Thu Hà (ở P.9, TP.Tuy Hòa) cho biết, năm nay thấy tình hình kinh tế khó khăn, dự đoán sức mua kém nên bà chỉ trồng 200 chậu cúc. Không may, thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến hoa nở muộn, gia đình bà phải chong đèn suốt ngày đêm để mong hoa nở kịp tết. Theo bà Hà, giá hoa tết năm nay cũng không cao, thương lái chỉ mua với mức 300.000 - 350.000 đồng/chậu. "Đã không được mùa còn mất giá. Thời tiết năm nay bất lợi khiến bà con trồng hoa tết rất vất vả. Vụ hoa tết chỉ diễn ra trong 4 tháng nhưng mất 2 tháng lạnh, không có nắng, nụ hoa không thể phát triển tốt, gió mạnh làm te, gãy ngọn", bà Hà chia sẻ.Tỉnh Phú Yên hiện có hơn 400 nông dân trồng hoa bán trong dịp Tết Nguyên đán 2025 với tổng diện tích khoảng 120 ha. Trong đó, hoa cúc hơn 30.000 chậu, quất 14.000 chậu, mai 13.000 chậu và các loại cây, hoa khác khoảng 10.000 chậu. Do đợt mưa kéo dài trong tháng 11 và 12.2024 nên tỷ lệ hoa nở trúng dịp tết đạt thấp.Ông Trần Văn Tuyến, Phó chủ tịch Hội Nông dân TP.Tuy Hòa, cho biết: "Nhiều nhà vườn đầu tư cả trăm triệu đồng để trồng hoa tết nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận. Hoa mai có thể chăm dưỡng bán vào năm sau nhưng cúc thì không. Người dân cũng đoán trước thời tiết năm nay khắc nghiệt do lập xuân muộn nhưng vẫn trở tay không kịp, hiện họ dùng nhiều cách để mong kích hoa cúc ra nụ, nở sớm".