$791
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tdtc88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tdtc88.Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Sen quanh năm quanh quẩn ở chợ, ít dịp được gặp gỡ bạn bè, vui chơi. Đồng cảm và thương nhiều chị em cũng như mình, bà lập nhóm nhảy dân vũ, biến chợ thành sân khấu với phông nền biểu diễn là sạp thịt, gian rau củ…, lan tỏa năng lượng tích cực.Bà Sen bán thịt bò ở chợ Nam Dong đã 30 năm, là người năng động, thích văn nghệ. Ba năm trước, con gái của bà tải các ứng dụng mạng xã hội để mẹ tham gia, kết bạn. Nhờ vậy, người mẹ 3 con cập nhật được trào lưu, xu hướng mới của giới trẻ. Thấy nhiều người quay video cuộc sống thường ngày, ca hát, nhảy múa…, bà cũng học theo.Khoảng 2 năm nay, cứ khoảng 11 giờ, gần trưa vãn khách, bà Sen cùng nhiều tiểu thương khác nhảy múa, diễn kịch ngắn; mục đích là để giải tỏa căng thẳng, tìm tiếng cười, niềm vui sau buổi sáng làm việc. Thỉnh thoảng, bà Sen đăng video lên mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận tích cực, có nhiều video thu hút cả triệu lượt xem."Mục đích của chúng tôi là muốn truyền năng lượng tích cực, vui vẻ đến với cộng đồng. Cả thời thanh xuân chị em tiểu thương chúng tôi gắn bó với góc chợ nhỏ. Lo cho con cái trưởng thành thì chúng tôi cũng sắp già rồi. Thay vì đợi ai đó mang lại niềm vui thì mình tự tạo ra ngay tại nơi mình làm việc vậy", bà Sen nói.Đội "nghệ sĩ chợ" của bà Sen gồm các tiểu thương bán thịt bò, thịt heo, rau củ, bún, đồ gia dụng... Nhóm thường nhảy những điệu tự do theo các bài nhạc đang thịnh hành. Gần đây, mọi người thích điệu Rumba nên cũng đang tập luyện. Tiếng là tập nhưng bà Sen chỉ hướng dẫn qua các động tác đơn giản, sau đó mọi người nghe nhạc và nhảy theo khả năng.Bà Bùi Thị Luyến (54 tuổi), bán bún ở chợ được 15 năm, cho biết: "Cứ khoảng 11 giờ vắng khách là đến giờ của chúng tôi vì lúc đó mới rảnh. Chị em trong nhóm hầu hết trên 40 tuổi, các chị trên 60 tuổi cũng tham gia nhảy nữa. Từ ngày tham gia nhóm nhảy ở chợ, tôi thấy yêu đời hơn, trẻ ra".Cũng như bà Luyến, bà Phạm Thị Mát (50 tuổi) bán thịt heo ở chợ 30 năm nay cũng khẳng định từ khi tham gia nhóm, bà thấy tinh thần và sức khỏe tốt hơn. Chưa kể, tinh thần đoàn kết, tình cảm các chị em dưới "mái nhà chợ Nam Dong" ngày càng tốt hơn.Tuy mỗi ngày chỉ tranh thủ khoảng 30 phút buổi trưa để tập luyện, nhưng ai nấy đều thấy năng lượng được nạp đầy sau buổi sáng dậy sớm làm việc. "Chúng tôi thường không tập nhiều đâu, có khi đang nhảy quay video thì khách gọi, phải bỏ ngang để đi bán. Nhờ có nhóm mà chúng tôi được đi đây đó, đi giao lưu văn nghệ, học hỏi thêm nhiều điều mới", bà Mát nói.Bà Sen chia sẻ, đứng sạp hàng buôn bán tuy không quá vất vả, nhưng thời gian ở chợ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Tuy là công việc tự do, làm chủ được thời gian nhưng vì bán lâu năm nên các bà, các chị đều có nhiều mối sỉ là các quán ăn. Vì thế, đôi khi muốn nghỉ một bữa để đi chơi cũng khó. Còn chuyện đi du lịch xa thì bà Sen và mọi người chưa ai dám nghĩ đến.Nhớ nhất là hồi năm ngoái, bà Sen thấy mạng xã hội chia sẻ thông tin Đắk Lắk điểm du lịch thu hút nên rủ cả nhóm cùng đi."Hơn 30 người, thuê 3 xe đi từ nhà lên Đắk Lắk vui chơi. Có người còn mang theo 2 - 3 bộ quần áo đẹp để thay, chụp hình nhiều kiểu. Đó là lần hiếm hoi tiểu thương chợ Nam Dong được đi chơi xa, được mặc đồ đẹp chụp ảnh cùng nhau", bà Sen kể, giọng hào hứng.Ở tuổi sắp được bồng cháu, được lên chức bà, bà Sen cho rằng sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Bà cho rằng mỗi người nên chọn cho mình một hoạt động thể dục thể thao, một hội nhóm bạn bè phù hợp để tham gia."Vì không có thời gian tập thể dục buổi sáng nên nhóm tiểu thương tập vào buổi trưa, vừa được giải tỏa căng thẳng, vận động tay chân, vừa thỏa đam mê văn nghệ, miễn là không làm ảnh hưởng thời gian dành cho gia đình là được", bà Sen nói. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tdtc88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ tdtc88.Chiều 5.3, Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", xảy ra tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và các đơn vị liên quan. Đồng thời, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Chung, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem; Nguyễn Ngọc Anh, cựu Tổng giám đốc Vicem; Dư Ngọc Long, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Vicem và Hoàng Ngọc Hiếu, cựu Trưởng phòng Thẩm định Vicem, cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự. Trong 4 bị can, Nguyễn Ngọc Anh được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú; 3 bị can còn lại bị bắt tạm giam trong quá trình điều tra.Bộ Công an cho hay, C03 đã tập trung điều tra, xác minh về các sai phạm xảy ra trong quá trình lập hồ sơ, thực hiện dự án tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại Vicem tại lô 10E6, Khu đô thị Cầu Giấy (Hà Nội) của Vicem, trực thuộc Bộ Xây dựng, vốn đầu tư 1.245 tỉ đồng. Quá trình thực hiện dự án có nhiều sai phạm gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.Theo Bộ Công an, các quyết định và lệnh tố tụng đối với 4 bị can nêu trên đã được tống đạt, thực thi ngay sau khi Viện KSND tối cao phê chuẩn.Hiện C03 đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của các tổ chức và đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước. ️
Chiều ngày 20.1, TAND Q.4 (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Bùi Thanh Khoa (40 tuổi, H.Nhà Bè, TP.HCM) về tội "cố ý gây thương tích". Khoa là bị cáo đã hành hung cô gái đi đường sau va quệt giao thông vào ngày 9.12.2024.Phiên tòa do thẩm phán Tần Quốc Bình làm chủ tọa. Trong phần thủ tục, thư ký thông báo người bị hại là chị Q.T.A có đơn xin xét xử vắng mặt.Tại tòa, Bùi Thanh Khoa thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Bị cáo Khoa cũng khai rất ân hận về hành vi côn đồ của mình. Bị cáo trình bày rất muốn xin lỗi người bị hại. Nếu người bị hại có mặt ở đây, bị cáo rất muốn xin lỗi người bị hại.Luận tội, đại diện Viện KSND Q.4 cho rằng cần xử lý nghiêm đối với hành vi phạm tội của bị cáo, song bị cáo phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nên đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo từ 9 - 12 tháng tù.Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Khoa 1 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, bị hại không yêu cầu nên HĐXX không xem xét.Theo cáo trạng, khoảng 7 giờ 20 ngày 9.12, chị Q.T.A (23 tuổi, ở Q.1) chạy xe máy SH biển số TP.HCM trên đường Khánh Hội theo hướng từ Q.7 qua cầu Kênh Tẻ. Khi đến trước nhà số 120 - 122 đường Khánh Hội, thì bị Khoa điều khiển xe mô tô 59 H1- 547.48 ép xe vào lan can giữa đường làm xe của chị A. va vào phía sau xe của Khoa.Lúc này, Khoa dừng xe, quay lại dùng hai tay đánh liên tiếp vào mặt chị A. Khi cô gái té ngã vào lan can giữa đường, Khoa tiếp tục đánh vào vùng đỉnh đầu, đá vào mặt chị A.Khi chị A. đứng dậy, Khoa tiếp tục dùng tay đánh chị A., cho đến khi có người lái xe 16 chỗ dừng xe lại can ngăn thì Khoa mới dừng lại, rồi lên xe bỏ đi.Sau khi bị Khoa đánh gây thương tích, chị A. đến Công an P.4 (Q.4) trình báo sự việc và đến Bệnh viện Q.4 khám vết thương.Theo giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện Q.4, chị A. lúc vào viện trong tình trạng chấn thương, bị sưng vùng gò má bên phải... Chị A. có đơn yêu cầu giám định thương tích, và xử lý hình sự đối với Khoa.Một người đi đường khác cũng cung cấp dữ liệu camera cho cơ quan điều tra và đề nghị xử lý nghiêm hành vi của Khoa. Công an đã làm việc với tài xế xe 16 chỗ, người đã can ngăn việc Khoa đánh chị A.Ngày 10.12.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.4, TP.HCM bắt khẩn cấp Bùi Thanh Khoa.Theo cơ quan điều tra, hành vi của Khoa đánh liên tiếp vào mặt và vùng đầu của chị A. gây thương tích là thể hiện tính côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích; gây bức xúc dư luận, nên cần xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. ️
Bà Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), cho biết như vậy tại Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai các hoạt động giáo dục giới tính ERA của IES và Sở GD-ĐT TP.HCM diễn ra hôm nay, 3.1, tại TP.HCM.Sự kiện có sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, đại diện các phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM, các trường mầm non, giáo viên tham gia giáo dục giới tính cho trẻ em và nhiều khách mời.Dẫn ra những ví dụ đáng buồn của thực trạng "trẻ em xâm hại trẻ em", những nữ sinh phải làm mẹ khi đang ở độ tuổi học sinh, bà Trần Thị Quế Chi càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ em, nhất là trong độ tuổi 3-15. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cả xã hội đều chung tay vào cuộc bảo vệ trẻ em và TP.HCM là đô thị lớn trong cả nước, nơi xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em. Có tới 14 hành vi xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục chỉ là một trong những hành vi báo động mà nhiều trẻ em của chúng ta đang là nạn nhân.Bà Quế Chi cho biết trong bối cảnh mới, xã hội hiện đại, nhiều lĩnh vực được chuyển đổi số thì giáo dục giới tính cũng cần ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ để tiếp cận gần hơn với trẻ em - học sinh, những thế hệ trẻ đã rất thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị số. "Các em có những thắc mắc thầm kín nhưng từ trước đến nay có thể chỉ dám hỏi Google hoặc bây giờ là ChatGPT nhưng không phải lúc nào cũng được cung cấp thông tin chính xác. Đồng thời, việc giáo dục giới tính này cần phải hướng tới cả đối tượng là giáo viên, phụ huynh của trẻ em - tức là cha, mẹ, ông, bà của trẻ. Từ các ứng dụng công nghệ trong việc giáo dục giới tính, người lớn được học hỏi cách giáo dục giới tính đúng cách, để có thể dạy con, để có thể trả lời cho con một cách đúng đắn, khoa học những câu hỏi như 'mẹ ơi con sinh ra từ đâu?', 'vì sao con được ba mẹ sinh ra?''', chuyên gia Trần Thị Quế Chi trao đổi.Viện IES hợp tác với Sở GD-ĐT TP.HCM từ tháng 11.2018 trong việc thực hiện thí điểm chương trình giáo dục giới tính ERA cho trẻ 3-5 tuổi. Tháng 3.2019, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp cùng Viện IES triển khai chương trình học cho trẻ tại 4 trường mầm non được thí điểm.Tới nay, sau 5 năm triển khai đã có 15/21 quận huyện, TP.Thủ Đức trên địa bàn TP.HCM được tập huấn nội dung các hoạt động giáo dục giới tính ERA cho trẻ từ 3-5 tuổi - Kỹ năng phòng tránh xâm hại. Kinh phí tập huấn 100% tài trợ từ Viện IES. Đồng thời đến nay có 5/21 quận, huyện, TP.Thủ Đức triển khai bản quyền đưa vào lồng ghép trong chương trình giáo dục mầm non.GS-TS Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo, cho biết trong những ngày đầu, đội ngũ xây dựng ứng dụng công nghệ trong giáo dục giới tính ERA phải đối mặt với không ít khó khăn, ví dụ như từ định kiến của xã hội đối với giáo dục giới tính, đến việc tìm kiếm cách tiếp cận phù hợp với văn hóa Việt Nam. "Nhiều người nói với chúng tôi đang vẽ đường cho hươu chạy, tôi nói thà là vẽ đường cho hươu chạy đúng đường còn hơn để các cháu lạc lối. Chúng tôi kiên trì thực hiện dự án này vì đau lòng trước thực trạng nhức nhối của xâm hại trẻ em. Nạn nhân bị xâm hại mất tự tin, không dám phơi bày vấn đề của mình vì nhiều người vẫn còn định kiến, đó cũng là kẽ hở để vấn đề này ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi muốn giáo dục giới tính cho trẻ em, để trẻ em, giáo viên, phụ huynh được phòng ngừa xâm hại, một cách chủ động", GS-TS Hồ Đức Hùng nói.Cũng trong hội nghị hôm nay diễn ra lễ đón nhận các giải thưởng của ERA như kỷ lục Việt Nam, kỷ lục Người Việt toàn cầu: Đơn vị đầu tiên biên soạn và xuất bản bộ ấn phẩm song ngữ Anh - Việt gồm cẩm nang, truyện và sách tô màu chủ đề giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại dành cho trẻ từ 3-15 tuổi. Kỷ lục châu Á với nội dung đơn vị thực hiện dự án đa ngôn ngữ về chủ đề giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại, dành cho trẻ từ 3-15 tuổi với hệ thống sản phẩm, ứng dụng đa dạng nhất. Các ngôn ngữ thực hiện trên dự án gồm tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Lào, tiếng Campuchia, tiếng Trung Quốc. ️