HMD hé lộ loạt điện thoại Nokia sắp trình làng
Bốn "ông lớn" trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện gồm Tesla, BYD, Tập đoàn Volkswagen và Stellantis đang bị Chính quyền Ý điều tra vì cáo buộc cung cấp thông tin không rõ ràng về thông số kỹ thuật của một số mẫu ô tô điện phân phối ra thị trường.Trong số này, Tập đoàn Volkswagen (VW Group) và Stellantis đang phân phối các loại ô tô điện có liên quan đến vụ điều tra thông qua các thương hiệu khác nhau tại thị trường Ý, làm tăng thêm sự phức tạp cho các cáo buộc. Cơ quan quản lý cạnh tranh Ý (AGCM) đã cáo buộc các nhà sản xuất ô tô này tham gia vào hoạt động thương mại không công bằng.Thứ năm tuần trước, AGCM với sự hỗ trợ của cảnh sát tài chính Ý (Guardia di Finanza) đã tiến hành điều tra tại trụ sở chính của BYD, Stellantis, Tesla và VW Group tại Ý. Theo cơ quan quản lý, các nhà sản xuất ô tô đã cung cấp thông tin "chung chung" và mâu thuẫn về phạm vi hoạt động tối đa của ô tô điện. AGCM lập luận rằng các công ty đã không giải thích những yếu tố nào tác động đến về phạm vi di chuyển tối đa của ô tô điện (đã được đăng tải thông tin quảng cáo) so với phạm vi thực tế.Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô bị cáo buộc đã không cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ về sự suy giảm dung lượng pin theo thời gian trong quá trình sử dụng. AGCM cũng cho rằng Tesla, BYD, Tập đoàn Volkswagen và Stellantis đã không cung cấp đầy đủ các điều khoản và giới hạn của chế độ bảo hành pin.Về cơ bản, các chi tiết quan trọng về phạm vi di chuyển của ô tô điện có thể đã bị bỏ qua trong các tài liệu quảng cáo, tiếp thị… khiến người mua xe không hiểu đầy đủ và cảm thấy không đúng như những gì mong đợi.Theo truyền thông Ý, các nhà phân phối ô tô điện của BYD, Stellantis và VW Group vẫn chưa bình luận về những cáo buộc này. Trong khi đó, đại diện Tesla tại Ý được cho là không có mặt để trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra. Hiện tại vụ việc này vẫn đang trong quá trình điều tra.Có nên chọn mua nhẫn thông minh thay cho smartwatch?
Trưa 31.1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), giá vàng thế giới tăng nhẹ 2 USD/ounce so với sáng cùng ngày, lên 2.799 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 30.1), vàng thế giới lên đỉnh 2.803 USD. Thị trường vàng hỗn loạn khi mối đe dọa thuế quan gây ra cuộc tranh giành vàng để đảm bảo dự trữ vàng thỏi vật chất trên đất Mỹ. Giá kim loại quý đã được hưởng lợi do lo ngại về tác động lạm phát của thuế quan do chính quyền Tổng thống Mỹ ông Donald Trump đề xuất. Khả năng vàng bị đánh thuế đã giúp đẩy giá vàng lên cao. Với mức giá gần 2.800 USD/ounce, giá vàng thế giới đã tăng 173 USD/ounce, tương đương đi lên 6,6%. Đây là mức cao nhất của vàng từ trước đến nay. Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ nhận định sau quá trình chuyển giao quyền lực, chính sách của Mỹ trở nên rõ ràng. Những động thái cứng rắn của tổng thống Donald Trump tạo được áp lực lên các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong mối bang giao với Nga, câu chuyện giải quyết xung đột Đông Âu không hề đơn giản. Vì lý do này, mặc dù xung đột Trung Đông lắng dịu nhưng bức tranh bất ổn địa chính trị trên thế giới vẫn tiềm ẩn rủi ro. Trong một tuần qua, giá vàng thế giới đã trở lại kiểm tra đỉnh 2.790 USD/ounce và vượt qua mức kỷ lục. "Với diễn biến hiện tại, khi xung đột Đông Âu vẫn có khả năng bùng phát, giá vàng thế giới có thể chạm mức 2.860 USD/ounce. Về dài hạn, nếu triển vọng đàm phán giữa Nga và Ukraine không rõ ràng, giá vàng thế giới có thể tiến đến 2.920 USD/ounce", ông Dương Anh Vũ dự báo. Với đà tăng giá rõ ràng đang tăng lên, một số nhà phân tích thế giới cho rằng đây chỉ là khởi đầu của một động thái lớn hơn. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News, Michele Schneider, Trưởng nhóm chiến lược tại MarketGauge, cho biết nếu vàng đột phá rõ ràng trên 2.800 đô la một ounce, giá có thể dễ dàng đạt 3.000 đô la.Giá vàng miếng SJC trên thị trường tự do tăng cao. Trên một số diễn đàn kinh doanh vàng, một số thành viên rao bán vàng miếng SJC với mức giá 89,5 - 90,2 triệu đồng/lượng trong chiều ngày 31.1.Với đà nhảy vọt của kim loại quý thế giới, giá vàng miếng SJC dự báo sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ sẽ bứt phá. Giá vàng miếng SJC trước thời điểm nghỉ Tết Ất Tỵ có mức gần sát 89 triệu đồng/lượng, tăng gần 5 triệu đồng mỗi lượng, tương đương đi lên 5,7%. Còn giá vàng nhẫn 4 số 9 ở mức 88,1 - 88,9 triệu đồng/lượng, tăng 4 - 5 triệu đồng mỗi lượng. Có thể thấy, vàng đã tăng giá khá mạnh trong tháng 1.Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới cho biết thị trường vàng trong nước hiện đang trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ nên chưa tăng dù giá thế giới lên mức kỷ lục. Với mức cao nhất từ trước đến nay của vàng thế giới, dự báo khi thị trường vàng hoạt động trở lại vào ngày mùng 6 Tết Ất Tỵ (ngày 3.2) giá sẽ nhảy vọt. Bởi ngoài việc chịu ảnh hưởng từ giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước còn xuất hiện lực mua ngày vía Thần tài (mùng 10 tết). Trước tết, nguồn nguyên liệu trên thị trường thiếu hụt nên vàng nhẫn khan hiếm dẫn đến tăng cao, ngang bằng với giá vàng miếng SJC. Tình trạng này có thể tái diễn vào những ngày tới. Giá vàng miếng SJC có thể sẽ vượt qua mức 90 triệu đồng/lượng tùy thuộc vào sự bán vàng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào những ngày đầu năm.Trong năm 2024, vàng miếng SJC đạt mức cao kỷ lục ở 92,4 triệu đồng/lượng, với đà tăng mạnh của kim loại quý thế giới, ông Dương Anh Vũ cho rằng: "Theo phân tích từ thị trường thế giới, giá vàng trong nước sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể chạm mức 93 triệu đồng/lượng".
Tài xế bật đèn cảnh báo nguy hiểm, ‘thong thả’ dừng ô tô giữa đường
Trần Ngọc Sơn, sinh viên Trường cao đẳng Công thương, đang tránh nóng tại một quán nước gần khu vực ký túc xá khu B, ĐH Quốc gia TP.HCM, than thở: "Mình ở ký túc xá nhưng ở tầng thấp, trời vừa sáng thì nắng nóng đã hắt thẳng vào giường làm mình không thể tập trung học tập cũng như làm việc được. Nên mình đành bấm bụng ra quán nước có điều hòa ngồi để đỡ phần nào cái nắng oi ả này. Một ngày mình tốn cả trăm ngàn đồng tiền nước, tại mình ngồi từ sáng sớm đến chiều tối, nhưng đành phải chấp nhận chứ biết làm sao bây giờ".
Những ngày qua, mạng xã hội "dậy sóng" vụ TikToker Phạm Thoại kêu gọi tiền từ thiện để chữa ung thư máu cho bé Bắp - 4 tuổi, con của Lê Thị Thu Hòa, đến từ Ninh Thuận.Trước đó, ngày 4.11.2024, TikToker Phạm Thoại đăng bài viết kêu gọi quyên góp điều trị cho bé Bắp. Anh sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên "Thiện nguyện" để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.Ngày 24.2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu là hơn 16,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con bé Bắp qua Phạm Thoại mong muốn được biết số tiền của họ ra sao?Đến tối 25.2, Phạm Thoại đã livestream giải thích, sao kê khoản tiền từ thiện mà mọi người chuyển cho anh để ủng hộ mẹ con Bắp trên kênh TikTok. Phiên live kéo dài gần 4 tiếng, có lúc đạt số lượng người xem lên tới 1 triệu.Theo đó, trên màn hình phiên live hiển thị tài khoản thiện nguyện của Phạm Thoại mở từ ngày 4.11.2024. Giao dịch đầu tiên là 500.000 đồng và tổng tiền từ thiện được ủng hộ đến tối 25.2 là hơn 16,7 tỉ đồng, số dư còn lại khoảng 54,7 triệu đồng. Tuy nhiên Phạm Thoại giải thích số tiền thực tế được các nhà hảo tâm ủng hộ là hơn 14 tỉ đồng. Theo anh, sở dĩ có 16,7 tỉ đồng trong tài khoản là bao gồm cả những lần chuyển tiền ra - hoàn tiền vào giữa Phạm Thoại với phía Singapore nhưng con số được cộng dồn, không trừ đi.Suốt phiên livestream, Phạm Thoại liên tục chiếu các hóa đơn phí bệnh viện ở Singapore - nơi bé Bắp đang điều trị - ảnh chụp các giao dịch chuyển khoản giữa tài khoản thiện nguyện của anh, Thu Hòa, trợ lý cùng nhiều người khác... Việc rút tiền từ tài khoản thiện nguyện cho các cá nhân khác nhau (trừ bệnh viện tại Singapore) cũng được Phạm Thoại lý giải vì nhiều lý do; trong đó có việc tài khoản này không thể thanh toán quốc tế mà anh phải chuyển tiền cho bệnh viện Singapore qua trung gian mất phí. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok nên anh không quay rõ được các hóa đơn, chứng từ có thông tin cá nhân. "Sau khi kết thúc livestream, tôi sẽ lập vi bằng sao kê để mọi người xem lại. Tôi khẳng định làm thiện nguyện từ tâm, rõ ràng, minh bạch. Nếu ai có nhu cầu nhận sao kê, tôi sẵn sàng gửi toàn bộ qua email. Hiện tài khoản thiện nguyện của tôi còn dư khoảng 54 triệu đồng", Phạm Thoại nói trong phiên live tối 25.2.Để đối chất nguồn tiền từ thiện sử dụng có mục đích chữa trị cho bé Bắp, hay chị Thu Hòa đã sử dụng cho những mục đích cá nhân khác như trên mạng xã hội loan tin, thì trong phiên livestream của Phạm Thoại, anh đã gọi cho mẹ bé Bắp để chất vấn. Theo đó, mẹ bé Bắp nói học phí cho con trai đầu ở trường quốc tế ở Ninh Thuận không liên quan đến khoản tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ chữa trị cho Bắp. Toàn bộ học phí được hai chị gái cô chi trả cho bé, khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tương đương 44 triệu đồng cho 10 tháng học, trừ kỳ nghỉ hè.Ngoài ra, chị Lê Thị Thu Hòa cho biết đã làm răng sứ từ năm 2015, không còn giữ hóa đơn, sau đó làm lại răng lần nữa vào 2023 tại TP.HCM, thanh toán trả góp trước khi bé Bắp mắc bệnh. Về việc đi máy bay hạng thương gia khi sang Singapore và dùng điện thoại xịn, Thu Hòa nói mẹ con cô được người khác tặng, hoàn toàn không sử dụng số tiền từ thiện vào mục đích khác. Thu Hòa cũng hoàn toàn phủ nhận thông tin đã mua 4 mảnh đất ở quê, mua vàng, xe SH."Tôi khẳng định không có chuyện lợi dụng bệnh tình của con để kêu gọi tiền bạc như tin đồn lan truyền. Cô chú đã giúp Bắp rất nhiều để đủ chi phí điều trị ban đầu. Tuy nhiên, khi Bắp bị dịch não phải mổ 3 lần, chi phí đôn lên rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ từ mọi người, tôi cũng cố gắng bán hàng để trang trải. Toàn bộ số tiền nhận được, tôi đều dùng cho việc chữa trị và thanh toán viện phí của bé", Thu Hòa giải thích.Tuy nhiên khi được yêu cầu sao kê 2 tài khoản ngân hàng cô lập ra để kêu gọi ủng hộ cho con, cô chưa có câu trả lời cuối cùng. Thu Hòa nói hiện tại bác sĩ đã yêu cầu ký giấy phải ở Singapore chăm Bắp trong vòng 4 tháng nữa, không được về Việt Nam, không làm được thủ tục sao kê. Vì vậy cô hẹn sẽ thực hiện việc này sau khi về nước.Trước đó, năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) từng nhiều lần livestream nói "nằm mơ" thấy ca sĩ Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện. Điều này khiến cộng đồng mạng dậy sóng, yêu cầu Thủy Tiên phải sao kê tiền từ thiện.Năm 2022, cơ quan điều tra xác minh, trả lời Thủy Tiên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.Nhưng từ sau ồn ào chuyện từ thiện, một số khán giả vẫn không ngừng chỉ trích nữ ca sĩ.Hay, cũng trong năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đề cập việc nghệ sĩ Hoài Linh "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong tài khoản ngân hàng hơn nửa năm. Sau đó, Hoài Linh đã quay video thừa nhận việc chậm giải ngân, giải thích lý do và xin lỗi khán giả. Đồng thời, nam diễn viên hài cũng nhanh chóng giải ngân số tiền từ thiện 14 tỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, động thái này của Hoài Linh không xoa dịu được dư luận. Nam danh hài trở thành tâm điểm "ném đá" của netizen. Hình ảnh và danh tiếng của Hoài Linh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vốn FDI tăng mạnh, giải ngân đột phá
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.