Phẫn nộ xe sang Audi chạy 'loi nhoi', vượt ẩu gây tai nạn… rồi bỏ chạy
Mục tiêu phát triển TP.HCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước.Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5 - 9%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385 - 405 triệu đồng, tương đương 14.800 - 15.400 USD.Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP.Về xã hội, dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của TP.HCM đến năm 2030 là khoảng 11 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%; chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85.Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 60%; tiểu học đạt 80%; trung học cơ sở đạt 70%; trung học phổ thông đạt trên 50%; đạt 600 sinh viên đại học trên 10.000 dân.Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Tây - Bắc, Tây - Nam và khu vực nam thành phố. Trong đó, phát triển Trung tâm thủy sản TP.HCM tại Cần Giờ phục vụ cho chế biến sâu kết hợp cảng cá. Tập trung vào làm chủ công nghệ và phát triển toàn diện hệ sinh thái hỗ trợ; thu hút doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển; hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả thương mại của các ngành công nghiệp hiện hữu gắn với tự động hóa, phát triển bền vững.TP.HCM sẽ phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ với sự phát triển của công nghiệp hóa, khai thác tối đa lợi ích từ toàn cầu hóa. Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của vùng Đông Nam bộ.Quy hoạch phát triển TP.HCM trở thành trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam bộ; phát triển các kênh bán lẻ hấp dẫn; chuyên nghiệp hóa và số hóa chuỗi cung ứng bán buôn; nâng cấp kết nối và cải thiện dịch vụ thương mại và quốc tế; tập trung xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh chủ lực.Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics, bảo đảm năng lực cạnh tranh và hội nhập được với các trung tâm logistics của khu vực, thế giới...Bán đấu giá sách cổ cách đây 1.700 năm
Chiều 4.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm bộ đôi siêu lừa đảo "chạy" chấp thuận đầu tư siêu dự án bến du thuyền sông Hàn.HĐXX tuyên phạt Nguyễn Nho Cầm (62 tuổi, ngụ đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Nam Dương – nay là P.Phước Ninh, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) tù chung thân, Phạm Phú Quyền (63 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2018, ông Lê Bảo Khương (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khương Lê) đọc trên báo thông tin UBND TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền sông Hàn khu vực cảng sông Hàn (đường Bạch Đằng, P.Thạch Thang, Q.Hải Châu).Công ty Khương Lê muốn đầu tư siêu dự án này nên nhờ nhiều người giới thiệu và gặp Phạm Phú Quyền. Mặc dù Quyền không có thẩm quyền, không có các mối quan hệ để "chạy" quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư bến du thuyền cho Công ty Khương Lê, nhưng Quyền vẫn "nổ", cam kết có thể giải quyết.Quyền cũng biết Nguyễn Nho Cầm thuộc diện "tay không bắt giặc", không thể lấy dự án của UBND TP.Đà Nẵng, nhưng cả hai vẫn thông đồng lừa đảo ông Lê Bảo Khương.Quyền hướng dẫn ông này làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền - nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo TP.Đà Nẵng, rồi Cầm gửi công văn này đến bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.Công văn được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng bút phê "chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn", Cầm đưa công văn bút phê này cho Quyền và Quyền lợi dụng việc này, tiếp tục "nổ" với ông Khương về việc "chạy" dự án tiến triển thuận lợi.Ngày 19.12.2018, Quyền gọi ông Khương vào TP.HCM để đưa công văn này và yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng để giải quyết thủ tục tiếp theo.Quyền viết giấy nhận tiền, nói ông Khương về Đà Nẵng làm theo hướng dẫn của Cầm.2 ngày sau, ông Khương (đại diện Công ty Khương Lê làm bên A) và Nguyễn Nho Cầm (bên B) lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền tại khu vực cảng sông Hàn. Nội dung 2 bên mở tài khoản chung, ông Khương nộp vào 20 tỉ đồng tại Phòng giao dịch Thanh Khê Ngân hàng Bản Việt. Nếu ông Khương nhận được quyết định về dự án bến du thuyền sông Hàn thì Cầm được giải ngân 20 tỉ đồng, nếu không thì tài khoản tự đưa Cầm ra khỏi đồng sở hữu tài khoản.Ngày 26.2.2019, Cầm và Quyền nói dối với ông Khương về siêu dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ nên ông Khương đồng ý giải ngân 20 tỉ đồng.Cầm, Quyền cam kết chậm nhất đến 30.3.2019 có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, tuy nhiên sau đó 2 bị cáo không giải quyết được giấy tờ đầu tư, không trả tiền cho ông Khương và công ty.Trước tòa, Nguyễn Nho Cầm khai sau khi nhận 20 tỉ đồng, đã đưa bị cáo Phạm Phú Quyền 2 tỉ đồng, còn lại dùng 18 tỉ đồng "chạy" các hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, bị cáo không có chứng cứ chứng minh việc chuyển tiền cho nhiều người để "chạy" giấy tờ dự án.Quá trình điều tra xác định, Cầm, Quyền đã chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng, trong đó có 20 tỉ đồng của Công ty Khương Lê, 2,7 tỉ đồng của ông Khương. Đối với số tiền cá nhân, ông Khương không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quyền.
Người mẫu Việt đi cong lưng, di chuyển kỳ dị, nhà thiết kế nói gì?
Giáo hoàng Francis đã được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome (Ý) vào sáng 14.2 để "làm một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và tiếp tục điều trị viêm phế quản", theo Vatican. Ông sẽ ở trong một phòng dành riêng cho các giáo hoàng.Giáo hoàng Francis đã phải chịu đựng các vấn đề về hô hấp trong hơn một tuần qua, khó thở trong những ngày gần đây và đã để trợ lý đọc những bài phát biểu của ông. Ông đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ.Tại một sự kiện hôm 12.2, Giáo hoàng Francis đã thở hổn hển, nói rằng ông "vẫn chưa thể" đọc bài phát biểu của mình, và mỉm cười nói tiếp: "Tôi hy vọng lần sau tôi có thể đọc".Giáo hoàng Francis đã nhập viện 3 đêm vào tháng 3.2023 vì viêm phế quản. Đến tháng 12.2023, ông đã phải hủy chuyến thăm Dubai để tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 của Liên Hiệp Quốc do một đợt viêm phế quản khác.Giáo hoàng người Argentina này đã gặp phải các vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây, trong đó có chứng viêm đại tràng. Ông đã phải ngồi xe lăn kể từ năm 2022 do đau đầu gối dai dẳng và phải dùng gậy trong những lúc đứng dậy hiếm hoi.Dù gặp vấn đề về sức khỏe, Giáo hoàng Francis hiếm khi nghỉ ngơi. Vào tháng 9.2024, ông đã hoàn thành chuyến công du 4 nước, chuyến đi dài nhất trong nhiệm kỳ giáo hoàng của ông về thời gian và khoảng cách. Ông không bao giờ nghỉ lễ và luôn bận rộn, thỉnh thoảng có hàng chục cuộc họp trong một buổi sáng.Những vấn đề sức khỏe của Giáo hoàng Francis thường xuyên làm dấy lên suy đoán về tương lai của ông, đặc biệt là khi người tiền nhiệm của ông, Benedict XVI, đã từ chức vì sức khỏe yếu vào năm 2013.Tuy để ngỏ khả năng từ chức nếu không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, Giáo hoàng Francis đã nói rằng hiện tại ông sẽ không đi đâu cả. Trong cuốn hồi ký được xuất bản vào năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã viết rằng ông "không có lý do nào đủ nghiêm trọng để khiến tôi nghĩ đến việc từ chức".
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Ba nụ hoa xinh xinh - truyện ngắn của Trang Hiếu (Thừa Thiên - Huế)
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…