Vườn sầu riêng trúng tiền tỉ giữa hạn mặn
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Doanh nghiệp than trời vì chờ đợi ‘một cửa’
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, đã trao quyết định bổ nhiệm thượng tá Phạm Thanh Tiến, Trưởng công an H.Tiền Hải, giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.Phát biểu giao nhiệm vụ, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Trần Xuân Ánh chúc mừng thượng tá Phạm Thanh Tiến vinh dự được Đảng ủy Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an tin tưởng, giao nhiệm vụ mới. Đồng thời, bày tỏ sự tin tưởng và mong muốn trên cương vị công tác mới, tân Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa năng lực, sở trường, kinh nghiệm, sớm tiếp nhận và bắt tay ngay vào nhiệm vụ, đoàn kết, thống nhất cùng tập thể Đảng ủy Công an tỉnh Thái Bình hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.Phát biểu nhận nhiệm vụ, thượng tá Phạm Thanh Tiến, Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, khẳng định đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề trên cương vị mới. Ông Tiến hứa sẽ không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi lý luận gắn với thực tiễn, phát huy trí tuệ, tinh thần, trách nhiệm, cùng tập thể Công an tỉnh Thái Bình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng lực lượng Công an tỉnh Thái Bình thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không rửa mặt buổi tối mỗi ngày?
Tham gia lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có lãnh đạo tỉnh Phú Yên, lãnh đạo lực lượng Hải quân Việt Nam, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh; cùng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người dân và khách du lịch.Lễ chào cờ đầu năm mới dương lịch tại Mũi Đại Lãnh được tổ chức thường niên nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tự chủ của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên và tất cả công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua đó giới thiệu, tuyên truyền hình ảnh danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, danh thắng phục vụ phát triển du lịch.Ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết lễ chào cờ đầu năm mới 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho chuỗi sự kiện lớn trong năm như: chào mừng 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 80 năm thành lập nước; 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 50 năm ngày giải phóng tỉnh Phú Yên và thống nhất đất nước; chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng. "Chúng ta đứng dưới lá cờ Tổ quốc, hát vang Quốc ca Việt Nam, trong thời khắc chào đón năm mới 2025 với niềm tin, quyết tâm và cả khát vọng xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng tươi đẹp. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Phú Yên, tôi xin chào mừng và kính chúc các vị lãnh đạo, quý vị đại biểu, các bạn du khách, đồng bào, đồng chí một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng", ông Đào Mỹ nói.Bà Milly (50 tuổi, du khách đến từ Mỹ) cho biết: "Trong chuyến du lịch đến TP.Tuy Hòa, thật may mắn khi tôi được biết sáng nay tỉnh Phú Yên tổ chức lễ chào cờ đón chào năm mới 2025 tại Mũi Đại Lãnh. Từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại đây, hòa cùng bầu không khí trọng thể của buổi lễ trong ngày đầu năm mới".Cùng với lễ chào cờ đầu năm mới, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên còn tổ chức đón và tặng quà cho những du khách đầu tiên đến với danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh. Trong đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Phú Yên xây dựng, khu vực quần thể danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh - Vịnh Vũng Rô - Núi Đá Bia (TX.Đông Hòa) là một trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh; ưu tiên phát triển thành khu du lịch tổng hợp với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch kết hợp như: du lịch văn hóa lịch sử; du lịch sinh thái rừng và biển; du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch trải nghiệm, leo núi; du lịch vui chơi giải trí và thể thao biển.
Một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tại cuộc giao ban đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày 11.3 là rà soát, phân cấp xử lý thủ tục hành chính.Ông Đỗ Đức Duy yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp. Các đơn vị phải rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan, đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, liền mạch, minh bạch và hiệu quả.Ông Duy nêu ví dụ, bây giờ cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản với giao khu vực biển; một số thủ tục về lĩnh vực môi trường với chăn nuôi, thú y đều là cấp giấy phép của bộ, đều cùng một bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung thêm, các cơ quan hướng dẫn lại, chỉ để một bộ hồ sơ nhưng cấp được 2 giấy phép, hiện nay giấy phép cấp theo các luật chuyên ngành.Trước ngày 30.6, theo mốc thời gian của Chính phủ, các cục chuyên ngành phải hoàn thành chuyển đổi số dịch vụ công toàn trình, để giảm thiểu lỗ hổng phía dưới trong việc cấp phép, nhất là năng lực cán bộ tại các trung tâm vùng.Ngay trong năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm 30% chi phí tuân thủ trong giải quyết thủ tục hành chính và bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Bởi, theo Bộ trưởng Duy, một số lĩnh vực của bộ đang giải quyết số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính "rất lớn, thậm chí là rất rất lớn" như trồng trọt và bảo vệ thực vật. "Bộ có chức năng kiểm soát tại các cửa khẩu nhưng phải rà soát lại, liệu rằng là những thủ tục ấy có thể phân cấp cho địa phương được không hay cứ phải người của bộ ngồi ở đó. Bây giờ, một ngày một cục chuyên ngành giải quyết 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính là khối lượng khủng khiếp", ông Duy nói.Theo ông, nếu như chỉ là đối chiếu thủ tục, giấy tờ với biểu mẫu có sẵn để bấm nút thông quan thì không cần phải là cán bộ chuyên môn ở cấp cục, hoàn toàn có thể phân cấp cho địa phương hoặc phối hợp với hải quan để tích hợp.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị, các thứ trưởng phụ trách phải rà soát ngay, sớm báo cáo lại để có phương án cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính.Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, một trong những ưu tiên trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh phát triển khoa, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số ngành nông nghiệp và môi trường.Trong tuần này, bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, đề xuất cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm."Bộ ta đang giao kinh phí cho các viện khoa học theo biên chế là lạc hậu lắm rồi, có những bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, bây giờ yêu cầu là giao theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, muốn làm được thì phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học, công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước", ông Duy nói và khẳng định, tới đây tất cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế đặt hàng sòng phẳng, không giao theo biên chế, không gọi là bao cấp nữa.Cơ quan đặt hàng là các cục quản lý chuyên ngành, Vụ Khoa học - Công nghệ tham mưu tổng hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể trong bộ, có thể ngoài bộ nếu như đơn vị trong bộ không phù hợp để đặt hàng.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 23.3.2024
Tại vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á, đội tuyển Indonesia hiện có 6 điểm tại bảng C, ngang với các đội Ả Rập Xê Út, Bahrain và Trung Quốc, chỉ kém đội nhì bảng là Úc 1 điểm. Indonesia đứng trước cơ hội lớn để giành quyền lọt vào vòng chung kết (VCK) World Cup, nếu họ xếp trên 2 đại gia của bóng đá châu Á gồm Úc và Ả Rập Xê Út để chiếm vị trí nhì bảng đấu này khi kết thúc vòng loại thứ 3. Thành tích hiện có của đội bóng xứ sở vạn đảo đến từ việc họ sở hữu dàn cầu thủ nhập tịch gốc châu Âu (đặc biệt là số cầu thủ sinh ra tại Hà Lan) đông đảo. Với dàn cầu thủ này, Indonesia thậm chí còn gây bất ngờ lớn khi đánh bại Ả Rập Xê Út 2-0, cầm hòa 0-0 với Úc hồi năm ngoái.Ngược lại, đội tuyển U.20 Indonesia lại bị loại rất sớm, chỉ sau 2 trận thua tại vòng đấu bảng giải U.20 châu Á 2025. Giấc mơ giành quyền vào VCK World Cup U.20 trong năm nay của đội bóng trẻ xứ sở vạn đảo cũng chính thức tan thành mây khói sau thất bại này của đội tuyển U.20 Indonesia.Khác biệt nằm ở chỗ, U.20 Indonesia tại giải U.20 châu Á không có cầu thủ nhập tịch. Khi không có cầu thủ gốc nước ngoài trong đội hình, bóng đá xứ sở vạn đảo trở về đúng với trình độ… Đông Nam Á.Đây là thực tế được tờ Suara của Indonesia thốt lên: "U.20 Indonesia nhận những thất bại không thể cứu vãn trước các đội Iran và Uzbekistan. Những thất bại này phản ánh các đại diện của bóng đá Đông Nam Á, trong đó có bóng đá Indonesia vẫn còn khá lạc hậu so với nhóm các đội có trình độ hàng đầu châu Á".Tờ báo này cũng kêu gọi các nền bóng đá ở Đông Nam Á nên có những thay đổi để cải thiện thật nhanh chất lượng, tiến tới việc rút ngắn khoảng cách với các nền bóng đá hàng đầu ở châu lục. Trong số những giải pháp được đề cập, việc sử dụng cầu thủ nhập tịch chỉ là giải pháp nhất thời, không mang tính lâu dài. Vì như đã thấy, mỗi khi không có cầu thủ nhập tịch trong đội hình, bóng đá Indonesia thay đổi đến chóng mặt, gần như trở lại với vạch xuất phát. Giải pháp tối ưu được truyền thông Indonesia đưa ra, đó là tận dụng sự có mặt của cầu thủ nhập tịch để kích thích tính cạnh tranh ở các cầu thủ trong nước, buộc cầu thủ nội cũng phải nỗ lực để nâng chất chính mình. Một khi cầu thủ nội được nâng chất, đến lúc cầu thủ nhập tịch rút đi, cũng là thời điểm mà các cầu thủ thuần nội có thể tự đảm đương vai trò ở các giải quốc tế, tự thân giúp nền bóng đá nước nhà đạt đến chất lượng mới, ngay cả khi không có cầu thủ nhập tịch. Đây cũng là kinh nghiệm nói chung dành cho các nền bóng đá ở Đông Nam Á, Điều mấu chốt để cải thiện chất lượng cầu thủ vẫn là làm tốt khâu đào tạo trẻ. Cầu thủ nhập tịch là chất xúc tác để giúp các cầu thủ nội có động lực cạnh tranh, có định hướng để phấn đấu, chứ cầu thủ nhập tịch không phải là giải pháp lâu dài. Việc đội tuyển U.20 Indonesia được trả lại đúng với trình độ Đông Nam Á khi không có cầu thủ nhập tịch cũng phản ánh cuộc đua đến tấm HCV nội dung bóng đá nam SEA Games 33, sẽ rất sòng phẳng. Khi đó, không có chuyện đội bóng đá nam Indonesia tại SEA Games sẽ mạnh vượt trội so với phần còn lại, vì đội bóng đá nam xứ sở vạn đảo dự đại hội thể thao Đông Nam Á cũng không sử dụng cầu thủ nhập tịch làm nòng cốt.