Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương chưa hết thách thức
Để tăng sự nhanh nhạy của hộp số, Xforce còn có chế độ Ds (Driving Sport) đặt bên hông cần số. Kích hoạt tính năng này cải thiện độ nhạy chân ga và hộp số giả lập cấp số thấp để xe tăng cường lực kéo, giúp người lái tự tin hơn khi cần tốc độ cao.Vì môi trường lành mạnh cho học sinh
Có lẽ chưa bao giờ CLB Thanh Hóa khao khát một chiến thắng như lúc này. Trước cuộc chạm trán CLB Hải Phòng, thầy trò HLV Velizar Popov trải qua chuỗi 9 trận liên tiếp chỉ biết hòa và thua (tính trên mọi đấu trường). Lần gần nhất đội bóng xứ Thanh giành chiến thắng là ở cuộc đối đầu đội Đà Nẵng, diễn ra vào hôm 20.11.2024. Đó là lý do CLB Thanh Hóa dần mất lợi thế trong cuộc đua vô địch V-League (tụt xuống vị trí thứ 3, kém đội đầu bảng Nam Định 5 điểm) và bị loại khỏi ASEAN Club Championship. Doãn Ngọc Tân và các đồng đội cần một chiến thắng trước CLB Hải Phòng để trở lại mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Dường như chấn thương sớm của tài năng trẻ Ngọc Mỹ báo hiệu một "điềm chẳng lành" cho CLB Thanh Hóa. Ngay ở phút 19, HLV Popov buộc phải thực hiện một quyền thay người bất đắc dĩ. Đến phút 43, điều mà các CĐV nhà không mong muốn đã xảy ra. Từ một tình huống dàn xếp đá phạt góc bất ngờ của CLB Hải Phòng, Triệu Việt Hưng có mặt đúng lúc để đánh đầu ngược thành công, mở tỷ số trận đấu. Bàn thắng này giúp cả 2 đội chơi bùng nổ hơn trong hiệp 2. CLB Thanh Hóa và Hải Phòng liên tục có những pha ăn miếng trả miếng. Nhưng trong ngày chân sút đôi bên chơi thiếu sắc bén, cộng thêm sự xuất sắc của nhà vô địch AFF Cup 2024 Nguyễn Đình Triệu, không có bàn thắng nào được ghi trong 45 phút còn lại của trận đấu. Chung cuộc, CLB Thanh Hóa nhận thất bại 0-1 và chính thức trở thành cựu vương của Cúp quốc gia. Đồng thời, chuỗi trận không biết đến mùi chiến thắng của thầy trò HLV Popov bị kéo dài lên con số 10. Xem Cúp Quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Cửa Boeing lại tự mở ở trên không trong lúc phải đối mặt vụ kiện 1 tỉ USD
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.
Quận đầu tiên của TP.HCM công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp
Kênh TikTok chỉ vừa lập khoảng hơn 2 tháng. Bài đăng chẳng cần ghi caption "so deep" hay "cap cut giật giật". Nhiều hình ảnh còn được đăng đi đăng lại. Ấy thế mà tài khoản TikTok của một cụ ông vẫn hút về lượng tương tác khổng lồ. Các bài đăng từ hàng chục, hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu lượt xem.Bên dưới các bài đăng là vô số các bình luận, chủ yếu khen cụ ông, cụ bà đáng yêu, tuy tuổi cao nhưng động tác hay nhạc nền vẫn cực kỳ bắt trend. Những hình ảnh đầu tiên được đăng tải ngày 17.11.2024. Chưa đầy 2 tháng, kênh đã có hàng chục nghìn người theo dõi. Thậm chí, một video chia sẻ hôm 15.1.2025 còn nhận được gần 8 triệu lượt xem. Không ít người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước cuộc sống bình dị, hạnh phúc của hai cụ. Qua tìm hiểu, cụ ông là Lưu Văn Toàn (80 tuổi) và cụ bà là Phạm Thị Ngân (77 tuổi), đang sống ở Thái Nguyên. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, anh Đức Chiến - cháu nội của ông Toàn - cho biết kênh TikTok do anh lập cho ông cách đây 2 tháng. Những bài đăng đầu tiên, những bản nhạc nền đầu tiên là do anh hướng dẫn ông nội. Nhưng những video gần nhất đều là một tay ông Lưu Văn Toàn mày mò, kể cả chiếc clip gần 8 triệu lượt xem đăng tải hôm 15.1 với bản nhạc nền cực bắt trend.Bà Phạm Thị Ngân chia sẻ cuộc sống sau khi nổi tiếng vẫn trôi qua bình dị trong ngôi nhà ở Thái Nguyên. Bà Ngân chỉ nhận ra sự thay đổi khi đi chợ, được một số người quen kể chuyện ông bà nổi tiếng trên mạng."Đầu tiên bà cũng không biết gì đâu nhưng mà ra chợ, thấy nhiều người nói ông bà nổi tiếng trên mạng rồi. Bà nghe thế bà cũng vui, phấn khởi rồi bắt đầu mới để ý đến. Ông bà chỉ là tặng hoa, chụp lại cho có kỷ niệm chứ cũng không nghĩ sẽ đăng lên hay gì cả. Nhưng mà được nhiều người thích thì mình cũng vui và phấn khởi". Vợ chồng bà Ngân có 3 người con. Hiện cả 3 con của ông bà đều thành đạt, có gia đình hạnh phúc ở Hà Nội và TP.HCM.Xuất hiện trên mạng xã hội với gương mặt nghiêm nghị, ít cười, nhưng ngoài đời ông Toàn vui tính, hiền lành. Bà Ngân chia sẻ: "Chúng tôi kết hôn với nhau từ năm 1971. Đến nay là 54, 55 năm rồi nhỉ. Nói chung là sống với nhau mấy chục năm như thế nhưng mà không điều tiếng gì, không bao giờ cãi nhau hoặc gì hết cả".Bà Ngân hạnh phúc cho biết ông Toàn tuổi cao, tuy giao tiếp và trò chuyện không còn nhanh nhạy nhưng ngày lễ và những ngày kỷ niệm của hai vợ chồng, ông chưa một lần quên.Hai ông bà từng đi qua nhiều nơi, từ Trung Quốc cho đến Hạ Long, Phú Quốc, TP.HCM... hay nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Ở tuổi 80, ông Toàn và bà Ngân vẫn luôn đồng hành cùng nhau trong mọi chuyến đi.Bà Ngân chia sẻ, dù nhiều người hay nói tuổi 80 không phải là tuổi để đi, tuổi này chỉ nên an dưỡng, nghỉ ngơi, nhưng với vợ chồng bà Ngân, miễn là đi cùng nhau, thì không vùng đất nào là quá xa xôi.