3 dấu hiệu giúp nàng nhận biết chuẩn xác kem dưỡng trắng da không an toàn
Ngày 18 và 19.1, chung cư Saigonres Plaza (P.26, Q.Bình Thạnh) tổ chức hội chợ xuân cho cư dân mua sắm tết. Đây là dịp gắn kết tình hàng xóm ở chung cư, chi phí thu được từ cho thuê gian hàng được ban tổ chức dành tặng lao công, bảo vệ và trao thưởng cư dân. Bất ngờ hơn, có cư dân trúng giải cũng dùng số tiền đó tặng quà cho lao công, bảo vệ."Ở chung cư có tình hàng xóm không?" - nhiều người vẫn hỏi nhau như vậy khi nhắc đến tình làng nghĩa xóm. Riêng với cư dân ở Saigonres Plaza, nhiều người sẽ khẳng định chắc nịch là "có" vì các nhóm mua bán, giúp nhau mùa dịch hay giao lưu ở sân chung cư đã gắn kết những người không quen biết lại với nhau.Chị Hoàng Thúy Bằng (40 tuổi) cho biết, đây là năm thứ sáu chung cư tổ chức hội chợ xuân. Là người vận động hàng xóm tham gia từ những năm đầu, chị Bằng nhận xét, không khí xuân ở hội chợ giúp mọi người gắn kết hơn. "Tôi muốn con gái cảm nhận được tình người, yêu thương, chia sẻ nên để bé cùng trang trí và bán hàng. May mắn được những người hàng xóm ủng hộ nhiệt tình, toàn bộ số tiền nhận giải và tiền bán được trong 2 ngày, tôi sẽ cùng con gái mua những phần quà tết tặng các cô chú lao công, bảo vệ", chị Bằng chia sẻ.Chị Nguyễn Phạm Đình Trân (30 tuổi) – gian hàng được chờ đợi mỗi phiên hội chợ năm nay tiếp tục gây ấn tượng bởi cách bày biện liễn, đồ trang trí tết bắt mắt. Theo chị Trân, không khí hội chợ xuân sau nhiều lần tổ chức ở chung cư vẫn náo nhiệt, nhưng cả người bán và ban tổ chức đã chăm chút hơn. "Năm nay nhiều gian hàng đầu tư trang trí, ban tổ chức chuẩn bị sân khấu, tiểu cảnh đẹp nên bà con trong chung cư mặc áo dài xuống check-in, chụp ảnh tết nhiều mà không phải đi xa. Vui nhất là tôi được gặp trực tiếp, quen biết nhiều hàng xóm", chị Trân bày tỏ.Trong khuôn viên sân chung cư với nhiều cây xanh, các gian hàng nằm san sát nhau với tấm trải bàn màu đỏ, trang trí thêm hoa mai vàng, cư dân thoải mái mua bán, chụp ảnh. Nhiều cư dân tranh thủ mua bánh kẹo và đồ trang trí tết, đưa trẻ xuống trải nghiệm không gian tết.Bà Kim Tuyền (50 tuổi), cư dân cũ nhưng năm nào cũng quay về thuê gian hàng với giá 50.000 đồng/ngày để bán những món ăn quen thuộc. Theo bà Tuyền, khi chung cư vừa ra thông báo là những người hàng xóm cũ lại rủ bà cùng bán cho vui. "Mà vui thiệt, tôi gặp rất nhiều người quen, khách mua hàng online trực tiếp. Phí thuê rẻ nên ai tham gia bán cũng được, như chơi đồ hàng. Đây cũng là cơ hội để 2 con tôi trải nghiệm không khí tết, phụ mẹ bán hàng", bà Tuyền nói.Ông Tống Thành Long, Trưởng ban quản lý chung cư Saigonres Plaza cho hay, hội chợ xuân được tổ chức như truyền thống, cư dân rất trông chờ. Đến 26 – 27 tháng chạp, chung cư tiếp tục tổ chức nấu bánh chưng cho bà con. Không khí tươi vui, ngập tràn hương vị tết giúp gắn kết cư dân với nhau, văn phòng Ban quản lý cũng tham gia 1 gian hàng cùng cư dân."Chúng tôi thu phí tượng trưng là 100.000 đồng/2 ngày tham gia cho mỗi gian hàng. Toàn bộ số tiền này sẽ được gửi bảo vệ, lao công vì góp phần giữ vệ sinh, an ninh trật tự trong chung cư và trao thưởng cho gian hàng trang trí đẹp", ông Long thông tin.Những tin nhắn của anh shipper gửi cho chị khách 'gây bão' mạng xã hội
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Người Việt mua sắm xe máy đa phần chọn xe Honda
Chiều 12.1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết đến 8 giờ cùng ngày, lực lượng của Hải đội Biên phòng 2 và Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh đã cứu 6 ngư dân trên tàu cá NĐ-92357TS bị chìm khi đang vào cửa Gianh.Trước đó, lúc 3 giờ 30 ngày 12.1, Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh nhận tin báo tàu cá NĐ-92357TS do ông Nguyễn Văn Thạch (ở xã Hải Chính, H.Hải Hậu, Nam Định) làm thuyền trưởng, trên đường vào cửa Gianh, khi đến khu vực phao số 4 (cách cửa Gianh khoảng 1,5 hải lý) thì bị mắc cạn, sóng to đánh chìm. Tại thời điểm báo tin, 6 ngư dân trên tàu bám vào mũi tàu. Vì vậy, thuyền trưởng báo tin đề nghị các lực lượng chức năng hỗ trợ, ứng cứu.Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hải đội biên phòng 2 điều động xuồng cùng 20 cán bộ, chiến sĩ; Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh cũng huy động thêm tàu cá QB-98774TS với 4 ngư dân của ông Nguyễn Hữu Thọ (ở P.Tân Mỹ, TX.Ba Đồn) ra phối hợp ứng cứu. Đến 8 ngày 12.1, các lực lượng đã tiếp cận, cứu được 6 ngư dân đưa vào bờ an toàn. Quân y đơn vị đã chăm sóc y tế, ổn định tâm lý cho ngư dân. Theo chủ tàu cá NĐ-92357TS, tổng tài sản thiệt hại khoảng 6,5 tỉ đồng.Trước đó, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, tàu cá BV-92536TS do ông Võ Văn Nguyên (ở P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang neo đậu trong vùng biển thuộc cảng Hòn La bị chập điện gây cháy. Lúc này, thuyền trưởng đã lên bờ, 2 ngư dân ở lại giữ tàu đã kịp thời di dời sang tàu QNg-94157TS an toàn.Trạm kiểm soát biên phòng Hòn La phối hợp Cảng vụ Hòn La tổ chức tiếp cận phun nước cứu tàu. Tuy nhiên, do sóng to, gió lớn, lửa lan nhanh cháy rụi và gây chìm tàu. Tàu cá BV-92536TS đăng ký lần đầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã được bán lại cho ông Võ Văn Nguyên và đang trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ sang tên, đổi chủ. Đồn biên phòng Roòn đã cử cán bộ tiếp cận, động viên ngư dân, đồng thời xác minh vụ việc, thông tin thiệt hại của tàu.Ngày 12.1, UBND xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết vừa xảy ra vụ chìm tàu cá trên địa bàn.Lúc 1 giờ ngày 12.1, tàu cá mang số hiệu QB-111.31TS của ông Hoàng Quân (ở xã Bảo Ninh) đang đậu trên sông Nhật Lệ, tại vị trí phía nam cầu Nhật Lệ 2, TP.Đồng Hới thì bị phá nước dẫn đến chìm; thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 100 triệu đồng.Nhận tin báo, lực lượng chức năng và người dân huy động lực lượng, tham gia trục vớt tàu.
Ngôi sao Argentina sẽ đồng hành cùng sự kiện với tư cách khách mời đặc biệt, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của ông về sự giao thoa giữa thể thao và công nghệ.
Hà Minh 'Vietnam Idol 2023' lần đầu nói về khó khăn khi theo con đường ca hát
không xe tăng không đại pháo