Những tấm lòng vàng 23.8.2023
Chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) sáng mai có sự tham gia tư vấn trực tiếp của các khách mời đại diện Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ… trên toàn quốc. Các khách mời sẽ giới thiệu, cung cấp, giải đáp những thông tin mới nhất về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2025. Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục.Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 22.2, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết vào cuối tháng 1.2025, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng đã có văn bản gửi đến các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 5.000 học sinh (HS) tham dự trực tiếp chương trình tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh. Ngoài ra, đối với các trường không có điều kiện dự chương trình trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Với sự hỗ trợ đường truyền internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON của VNPT Đà Nẵng, chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến xuyên suốt trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên... Năm 2025 được xem là cột mốc đặc biệt khi lứa HS đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ với nhiều đổi mới. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT có những điều chỉnh lớn và công tác tuyển sinh ĐH-CĐ cũng thay đổi theo để phù hợp tình hình mới. Tại chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra cả ngày mai 23.2 ở TP.Đà Nẵng, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), sẽ cung cấp những thông tin mới, "nóng" nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2025. Ngoài việc chia sẻ thông tin định hướng ra đề thi năm 2025, GS-TS Huỳnh Văn Chương sẽ hướng dẫn các thí sinh tự do học chương trình cũ (chương trình 2006) dự thi và công tác ra đề thi đảm bảo quyền lợi cho mọi thí sinh.Việc đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp cung cấp thông tin chính xác, giải đáp thắc mắc về quy chế tuyển sinh và những băn khoăn về nghề nghiệp của HS sẽ giúp HS an tâm trước khi bước vào kỳ thi. Tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề ở các khối ngành như khoa học tự nhiên - kỹ thuật, kinh tế - khoa học xã hội - sư phạm… của HS sẽ được các chuyên gia đến từ các trường CĐ, ĐH trên cả nước tư vấn chuyên sâu. Chương trình sáng 23.2 có các chuyên gia tư vấn gồm: - GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. - TS Nguyễn Đức Quận, Phó trưởng ban Đào tạo - ĐH Đà Nẵng. - TS Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân. - TS Lê Văn Tường Lân, Trưởng ban Đào tạo và công tác sinh viên - ĐH Huế. - TS Đinh Thị Thu Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM. - Thạc sĩ Ngô Văn Sơn, phụ trách Phòng Đào tạo và công tác sinh viên, Trường Du lịch - ĐH Huế. - TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing. - TS Phạm Xuân Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). - ThS Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. - TS Nguyễn Duy Nghiêm, Giám đốc ĐH Greenwich Việt Nam - cơ sở Đà Nẵng. - TS Trần Đăng Khải, Trưởng khoa Xây dựng Học viện Hàng không Việt Nam.Chương trình chiều 23.2 sẽ được chia thành 2 phần.Phần 1: Đại diện các trường ĐH, CĐ sẽ giải đáp, giới thiệu thông tin, định hướng cho HS chọn ngành, nghề "hot" trong thời gian đến. - PGS -TS Trần Viết Long, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật -ĐH Huế. - TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và phát triển khởi nghiệp - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. - TS Nguyễn Đức Mận, Phó trưởng khoa Đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân.- TS Đỗ Trọng Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Đông Á. - Th.S Trần Thị Hương Quỳnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Phú Xuân. - TS Trần Văn Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt.Phần 2: Học sinh giao lưu, trò chuyện cùng nhân vật truyền cảm hứngĐể giúp các em HS tự tin hơn trong lựa chọn và quyết định, tại phần 2 chương trình, PGS-TS Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng ban Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, Bí thư Đoàn ĐH Đà Nẵng (gương mặt tiến sĩ trẻ truyền cảm hứng ở Tư vấn mùa thi 2023) sẽ quay lại với chương trình để cùng trao đổi, chia sẻ với HS về việc học tập, chọn ngành, chọn nghề. PGS-TS Nguyễn Thành Đạt cũng sẽ có dịp động viên, lưu ý các em vững tâm, ổn định sức khỏe để bước vào kỳ thi quan trọng nhất của đời HS.Bên cạnh đó, tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, điểm nhấn của chương trình ở TP.Đà Nẵng là gần 5.000 HS sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi tại hơn 30 gian hàng triển lãm của các trường ĐH, CĐ, trung tâm du học… Các tư vấn viên tại gian hàng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của HS để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và hy vọng nghề nghiệp tương lai.Cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo cấp chiến lược
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Luôn ý thức tiết kiệm điện cho... khách sạn
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Theo Thông tư 15 vừa được Bộ LĐ-TB-XH ban hành, từ ngày 15.2, sẽ có 14 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, cai nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành, liên tịch ban hành được bãi bỏ.Trong số này, có 10 văn bản liên quan đến lĩnh vực lao động, tiền lương, việc làm, gồm: Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình.Thông tư 27/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc cơ quan quản lý nhà nước về lao động lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật Lao động.Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật Lao động.Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg.Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp.Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.Quyết định 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16.2.2006 ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng.Cạnh đó, thông tư còn bãi bỏ 4 văn bản liên quan đến đến lĩnh vực cai nghiện ma túy, gồm:Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của trung tâm quản lý sau cai nghiện ma tuý.Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.Nghị quyết liên tịch 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTWMTTQVN quy định và hướng dẫn nội dung hoạt động, phân loại, đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.Nghị quyết liên tịch 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTƯMTTQVN ban hành "Các tiêu chí phân loại, chấm điểm đánh giá và biểu thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm".
Vì sao người dân TP.HCM thường gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 'sở thú'?
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.