Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.TP.HCM xử phạt nhà thuốc bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc
Theo tiến sĩ Zachary Mulvihill, bác sĩ chương trình Sức khỏe và hạnh phúc tích hợp tại NewYork-Presbyterian (Mỹ), cà phê nấm thường được làm từ cà phê thông thường với nấm dược liệu xay. Mặt khác, tên gọi này cũng chỉ một loại cà phê chỉ làm từ nấm, theo đài NBC (Mỹ). Beth Czerwony, chuyên gia dinh dưỡng tại trung tâm dinh dưỡng Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết, những loại nấm thường được sấy khô và có dạng bột hoặc chiết xuất, được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tiến sĩ Mulvihill cho biết, có bằng chứng mới cho thấy các hợp chất hoạt tính sinh học trong nấm dược liệu, đặc biệt là nấm đuôi gà tây, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật.Theo một bài đánh giá năm 2024 được công bố trên Discover Applied Sciences (Đức), nấm đuôi gà tây có thể đóng vai trò trong hoạt động chống khối u đối với các loại ung thư vú, phổi và dạ dày. Các chất chống oxy hóa, chống viêm trong nấm dược liệu có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do - lý do làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh khác. Một tuyên bố phổ biến về cà phê nấm chính là nó làm giảm căng thẳng. Người ta cho rằng tác dụng “thích nghi” từ nấm, đặc biệt là nấm linh chi và đông trùng hạ thảo, có thể giúp giảm mức cortisol (hormone gây căng thẳng), thường được sử dụng để giải quyết tình trạng mệt mỏi và kiệt sức; tăng cường sức bền và sức chịu đựng; tăng năng lượng, đặc biệt là ở các vận động viên, theo các chuyên gia.Nấm dược liệu chứa nhiều hợp chất có thể có lợi cho sức khỏe não bộ, có thể giúp tăng cường nhận thức và bảo vệ chống lại thoái hóa thần kinh.“Nấm có thể giúp phát triển nhiều tế bào thần kinh, từ đó kích thích sự phát triển của dây thần kinh. Mặc dù có bằng chứng cho thấy nấm hầu thủ và các loại nấm khác có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ, nhưng tác dụng sẽ không đến ngay lập tức. Bạn sẽ không cảm thấy thay đổi gì sau khi dùng, nhưng trong vòng 2, 3 tuần có thể nhận thấy sự cải thiện nhẹ”, tiến sĩ Mulvihill nói.Nấm linh chi đã được sử dụng để thúc đẩy giấc ngủ trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. “Đôi khi, mọi người bị mất ngủ vì cortisol của họ quá cao, khiến melatonin bị ức chế. Vì vậy nấm dược liệu có thể giúp thiết lập lại nhịp sinh học. Cà phê nấm thường chứa ít caffeine hơn cà phê thông thường, tuy nhiên mọi người nên uống ít caffeine vào buổi sáng để không làm cản trở quá trình nghỉ ngơi ban đêm”, tiến sĩ Mulvihill lưu ý.Dù vậy, rất khó để đưa ra kết luận về lợi ích sức khỏe của cà phê nấm vì có nhiều loại nấm dược liệu, liều lượng cần dùng cũng rất khác nhau. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ hiện chưa chấp thuận việc sử dụng nấm dược liệu để điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.Cà phê nấm nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng bạn nên tránh cà phê nấm nếu bị dị ứng với nấm.Tiến sĩ Mulvihill cho biết, đối với những người uống cà phê hằng ngày, cà phê nấm có thể là một lựa chọn tuyệt vời để thử. Tốt nhất là nên chọn nấm được sản xuất trong nước và hữu cơ, bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng dần nếu bạn có thể dung nạp nó. Nhìn chung, cà phê nấm là một thức uống vừa quen thuộc, vừa mới lạ và có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để bảo vệ bản thân, mọi người phải cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng nấm dược liệu, đặc biệt là nếu có bệnh lý tiềm ẩn.
Máy bay không người lái của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Một chiếc xe có gia tốc và tốc độ cao sẽ cần phải có một bộ phanh xứng tầm. Vento được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS của Continental, thực tế thử nghiệm cho thấy xe hãm tốc độ rất hiệu quả và an toàn, không có hiện tượng trượt bánh.
Các cô gái Thông tin tạo cú ngược dòng kịch tính ở giải bóng chuyền VTV9-Bình Điền
Ngày 28.2, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM tổ chức tọa đàm ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý môi trường và chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Các đại biểu tham dự tọa đàm đã chia sẻ nhiều góc nhìn thực tế trong việc thu gom và phân loại rác trên địa bàn TP.HCM thời gian qua. Bên cạnh đó, chia sẻ những lợi ích của việc ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình quản lý cũng như những khó khăn của việc thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn. Đại diện Phòng Tài nguyên Môi trường Q.Tân Bình cho biết: Sau khi áp dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý các chủ nguồn thải thì đơn vị đã lọc ra được khoảng 2.000 trường hợp bị trùng lặp so với trước kia. Hiện nay, việc trả phí rác thải, chủ nguồn thải trả 80%, còn 20% được thành phố hỗ trợ. Việc lọc ra được sự trùng lặp này giúp ngân sách thành phố tiết kiệm được một khoản đáng kể. Bên cạnh đó còn nhiều tiện ích khác cho người sử dụng và xu hướng của sự phát triển. Tuy nhiên, việc thu gom và phân loại rác thời gian qua gặp không ít khó khăn về mặt chính sách. Ví dụ, các loại rác cồng kềnh chưa có quy định về đơn giá nên người thu gom khó thực hiện. Đơn giá thu gom rác từ năm 2018 đến nay chưa thay đổi, chỉ có 48.000 đồng/hộ; trong khi những người thu gom trực tiếp đã thỏa thuận được với người dân mức hiện nay là 60.000 - 70.000 đồng/hộ. Nếu áp dụng công nghệ người thu gom bị thiệt thòi và họ sẽ không chấp nhận. Ông Lê Trí Bá, Giám đốc Công ty Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh cũng đồng tình với việc số hóa dữ liệu người dùng/nguồn thải để phù hợp với xu thế hiện nay. Tuy nhiên, việc thu thập đối chiếu thông tin sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Đề nghị thành phố cần có cơ sở dữ liệu người dùng chung để người dân và các đơn tham gia thu gom xử lý rác cũng như các dịch vụ khác có thể dễ dàng sử dụng. Làm sao hỗ trợ việc chuyển đổi số cho ngành rác đơn giản giống các dịch vụ điện nước...Ông Nguyễn Trọng Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Grac, đơn vị đang phối hợp với nhiều địa phương ở TP.HCM và các tỉnh thành thực hiện số hóa nguồn thải, tâm huyết: Không riêng gì Việt Nam mà ở nhiều nước ngay cả một số bang của Mỹ cũng đổ lỗi cho việc thu gom, phân loại rác tại nguồn không thành công là do cơ sở hạ tầng không đồng bộ, nhưng nó chỉ là một phần của vấn đề. Nguyên nhân chính là chúng ta không có cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải nên việc xử lý chất thải còn khó khăn. Trong khi đó mô hình thu gom rác dân lập vốn chiếm tỷ lệ đến 60% ở thành phố hiện nay ngày càng giảm hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan.Theo quy định "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất" - (EPR), hiện nay nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp lớn muốn tham gia đồng hành cùng người dân phân loại rác tại nguồn và đưa thẳng đến các nhà máy tái chế từ túi nilon đến những loại rác có giá trị tái chế cao hơn. Các nhãn hàng này muốn phối hợp với chúng tôi thực hiện ở các chung cư và mỗi chung cư được tính chung là một nguồn thải. Đây cũng là cách xã hội hóa và tiết kiệm ngân sách rất tốt trong việc xử lý chất thải. Điều quan trọng là chúng ta cần có chính sách đủ tốt để thúc đẩy nó và sự phối hợp giữa các bên liên quan.