Hôm nay nắng nóng lịch sử 42,2 độ C
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.Thả lưới trên hiên nhà, gỡ cá dưới bếp mùa nước nổi
Với chủ đề "Đồng hành để vững bước", S-Race Online x School là dịp để thầy cô và học trò gắn kết cùng chinh phục thử thách, lan tỏa hình ảnh học đường khỏe mạnh. Ở nội dung cá nhân, các bạn học sinh, sinh viên tham gia thử thách được chia theo bậc học: 30 km (học sinh THCS); 45km (học sinh THPT); 60 km (sinh viên). Bên cạnh đó, S-Race Online x School dành riêng một thử thách 1.000 km cho các nhóm đối tượng khác nhau.
Không thua kém bóng đá, eSports đang bùng nổ thành nền kinh tế tỉ đô
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng cùng với 59 máy bay, 9 tàu chiến và 2 khinh khí cầu của Trung Quốc cũng bị phát hiện trong vòng 24 giờ, tính đến 6 giờ sáng 18.3, theo AFP.Đây là số lượng máy bay Trung Quốc do Đài Loan ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi con số kỷ lục 153 máy bay do Đài Loan đưa ra vào ngày 15.10.2024, sau khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn.Trong số các máy bay Trung Quốc do Đài Loan phát hiện trong 24 giờ nói trên, 54 chiếc đã tham gia các cuộc tuần tra tác chiến chung, theo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan.Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17.3 tuyên bố rằng các hành động này là "phản ứng kiên quyết đối với sự thông đồng và ủng hộ của các thế lực bên ngoài đối với nền độc lập Đài Loan và là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các lực lượng ly khai đòi độc lập của Đài Loan".Trước đó, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức ngày 13.3 đã gọi Trung Quốc là "thế lực thù địch bên ngoài" và đề xuất các biện pháp chống lại điều mà ông cáo buộc là sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của Trung Quốc vào hòn đảo này, theo Reuters.Trong thời gian quan, số lượng người bị truy tố tại Đài Loan vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc đã tăng mạnh, theo AFP.Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái thống nhất.
Không chỉ say mê ẩm thực Việt như món phở, ông còn chia sẻ những cảm xúc đặc biệt về văn hóa, con người Việt Nam cũng như áp lực và động lực từ thành công vang dội của người đồng hương Park Hang-seo.Nhân dịp Tết Nguyên đán, HLV Kim Sang-sik đã có những trải nghiệm đầu tiên về tết cổ truyền Việt Nam, từ việc thử bánh chưng đến việc chuẩn bị phong bao lì xì để chúc tết cầu thủ. Đặc biệt, ông đã tham khảo HLV Park Hang-seo – người từng gắn bó sâu sắc với bóng đá Việt Nam – để tạo sự gần gũi và ấm áp trong dịp đặc biệt này."Tôi có tham khảo HLV Park Hang-seo về việc chuẩn bị phong bao lì xì ra sao để mừng tuổi các cầu thủ và chúc tết khi các cầu thủ tới thăm tôi", ông nói trong cuộc phỏng vấn với VTV.Nhắc đến HLV Park Hang-seo, ông Kim không giấu được sự ngưỡng mộ. Ông xem những thành công mà HLV Park đạt được với bóng đá Việt Nam vừa là áp lực, vừa là động lực để cố gắng nhiều hơn. "Thành công của ông Park một nửa là áp lực, nhưng nửa còn lại là động lực để bản thân tôi phải tập trung cố gắng. Ông Park đã có chiến tích vang dội và được yêu mến rất nhiều. Đạt được thành tích như ông ấy thì khó lắm, nhưng tôi mong mình nhận được tình yêu từ cầu thủ và người hâm mộ như những gì ông Park đã làm được", HLV Kim bày tỏ.Dù đã sống và làm việc tại Việt Nam được 7 tháng, HLV Kim vẫn không khỏi nhớ gia đình ở Hàn Quốc. "Trong thời gian xa nhà, tôi thấy nhớ gia đình và đôi lúc cũng thấy cô đơn lắm. Tôi nhớ bố mẹ, vợ và hai con của mình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở AFF Cup, tôi dự định sẽ về Hàn Quốc để gặp gỡ và chăm sóc gia đình", ông tâm sự.Tuy nhiên, nhờ có bạn bè người Hàn Quốc và sự ủng hộ từ phía người hâm mộ Việt Nam, HLV Kim cảm thấy gắn bó hơn với nơi đây. "Ở Việt Nam, tôi có nhiều bạn bè Hàn Quốc luôn ủng hộ và động viên tôi. Đồng thời, mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng giúp tôi cảm nhận được sự gắn kết sâu sắc với mọi người".Ông cũng đặc biệt ấn tượng với tình yêu bóng đá cuồng nhiệt của người dân Việt Nam: "Điều tôi ấn tượng nhất là người Việt Nam rất yêu bóng đá, từ trẻ nhỏ đến người già. Mọi người cổ vũ và ủng hộ chúng tôi vô điều kiện. Tôi hạnh phúc vì điều đó".Năm nay, HLV Kim sẽ đón Tết Nguyên đán cùng gia đình nhưng không phải ở quê nhà. HLV Kim chia sẻ. "Dịp này, gia đình tôi cũng sang Việt Nam, và chúng tôi dự định có một kỳ nghỉ ngắn tại Nha Trang. Việt Nam có nhiều địa điểm đẹp mà tôi muốn đưa gia đình tới để tận hưởng những ngày nghỉ ý nghĩa".Dịp Tết Nguyên đán năm nay không chỉ là khoảng thời gian để HLV Kim nghỉ ngơi sau những ngày làm việc bận rộn, mà còn là cơ hội để ông cùng gia đình trải nghiệm văn hóa và con người Việt Nam. Với sự chuẩn bị chu đáo, ông hy vọng những ngày tết sẽ trở thành kỷ niệm khó quên đối với bản thân và gia đình."Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi sống tại Việt Nam. Về thời tiết, môi trường hay món ăn như phở và bún chả, tôi đều thấy vô cùng hài lòng. Những ngày tết này, tôi hy vọng sẽ hiểu hơn về văn hóa Việt Nam và gắn bó hơn với cầu thủ cũng như người hâm mộ nơi đây," ông nói.Với sự chân thành và những nỗ lực hòa nhập, HLV Kim Sang-sik đang từng bước xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cầu thủ và người hâm mộ Việt Nam. Dịp Tết Nguyên đán sẽ là cơ hội để ông gắn kết hơn với đội bóng, tiếp thêm động lực cho những thành công trong tương lai.
Tư vấn sức khỏe: Mẹ bầu tiêm vắc xin gì để khỏe, thai kỳ an tâm?
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là vấn đề bụi mịn, đang trở thành mối lo ngại lớn trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tại các đô thị lớn, chất lượng không khí ngày càng suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 90% dân số toàn cầu đang phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, và Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ ô nhiễm đáng báo động.Mặc dù các chính sách bảo vệ môi trường đã được triển khai, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục gia tăng. Trong đó, bụi mịn và bụi siêu mịn được xem là một trong những tác nhân chính gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, từ hệ hô hấp, tim mạch cho đến làn da.Vậy bụi mịn là gì? Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), bụi mịn (Particulate Matter - PM) là những hạt vật chất rắn hoặc lỏng có kích thước siêu nhỏ, lơ lửng trong không khí. Chúng thường xuất phát từ các nguồn như khí thải phương tiện giao thông, hoạt động công nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch, và cả các nguồn tự nhiên như bão cát hay cháy rừng. Kích thước của bụi mịn được đo bằng micromet (µm), và chúng thường quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.Chỉ số bụi mịn là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các khu vực đô thị và công nghiệp. Hai loại bụi mịn phổ biến nhất là PM2.5 (các hạt có đường kính nhỏ hơn 2.5 µm) và PM10 (các hạt có đường kính nhỏ hơn 10 µm). Trong đó, PM2.5 được coi là nguy hiểm hơn do khả năng xâm nhập sâu vào phổi và máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tác động xấu tới làn da. Với kích thước siêu nhỏ, bụi mịn không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tim mạch mà còn tác động tiêu cực đến làn da. Chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn, kích ứng, và đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, các hạt bụi mịn còn chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng và hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), có khả năng gây tổn thương tế bào da và làm tăng nguy cơ ung thư da. Trước tình hình này, việc hiểu rõ về chỉ số bụi mịn và các biện pháp bảo vệ sức khỏe, làn da trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Bụi mịn được phân loại dựa trên kích thước của các hạt, trong đó mỗi loại có khả năng tác động khác nhau. Đáng chú ý nhất là bụi mịn PM1.0, với kích thước nhỏ hơn 1 micromet (chỉ bằng khoảng 1/50 chiều rộng của một sợi tóc). Loại bụi này có khả năng vượt qua hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp, xâm nhập sâu vào phế nang, gây cản trở quá trình trao đổi ô xy. Không chỉ vậy, chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí làm biến đổi cấu trúc DNA.Tiếp theo là bụi mịn PM2.5, có kích thước từ 1.0 đến 2.5 micromet (tương đương 1/20 chiều rộng sợi tóc). Loại bụi này dễ dàng thâm nhập vào máu thông qua đường hô hấp, mang theo các chất độc hại như nitơ, carbon và các hợp chất kim loại. Khi nồng độ PM2.5 trong không khí tăng cao, bầu trời thường trở nên mờ đục, giống như sương mù, làm giảm tầm nhìn và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Bụi mịn PM10, với kích thước từ 2.5 đến 10 micromet (khoảng 1/5 chiều rộng sợi tóc), thường xuất hiện từ các hiện tượng tự nhiên như cháy rừng, núi lửa phun trào, bão cát hoặc lốc xoáy. Ngoài ra, chúng cũng có thể bắt nguồn từ phấn hoa, bào tử nấm hoặc chất thải của côn trùng. Mặc dù kích thước lớn hơn so với PM1.0 và PM2.5, PM10 vẫn có khả năng gây ra các vấn đề về hô hấp và kích ứng da. Bên cạnh đó, còn có các loại bụi siêu mịn với kích thước cực nhỏ, bao gồm:Đặc biệt, bụi siêu mịn PM0.1 có kích thước nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để so sánh, một hạt phấn hoa thường có kích thước từ 10 đến 30 micromet đã rất khó quan sát, trong khi các hạt bụi siêu mịn PM0.1 hoặc thậm chí các loại virus, vi khuẩn còn nhỏ hơn nữa. Chính vì kích thước siêu nhỏ này, chúng dễ dàng xâm nhập sâu vào cơ thể, làn da và gây ra nhiều tác động tiêu cực. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM1.0 được coi là an toàn cho sức khỏe nên duy trì ở các mức như sau: Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh rằng không có ngưỡng bụi mịn nào được coi là hoàn toàn vô hại. Ngay cả khi tiếp xúc với nồng độ thấp, bụi mịn vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và làn da. Dưới đây là bảng phân loại mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM1.0 để tham khảo:Chất lượng không khí chungNồng độ bụi (µm/m3)Trạng tháiPM10(Bụi thô)PM2.5(Bụi mịn)PM1.0(Bụi siêu siêu mịn)Kém255 trở lên56 trở lên56 trở lênCó hại cho sức khỏe155 - 25436 - 5536 - 55Vừa phải55 - 15413 - 3513 - 35Tốt54 trở xuống12 trở xuống12 trở xuốngCác bạn hoàn toàn có thể kiểm tra nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM1.0 tại khu vực mình sinh sống bằng cách sử dụng các ứng dụng trên điện thoại hoặc truy cập trang web chính thức của các tổ chức quản lý môi trường. Theo thông tin mới nhất từ ứng dụng Air Visual (phát triển bởi IQAir, có trụ sở tại Thụy Sĩ), nồng độ bụi mịn PM2.5 tại TP.HCM đang ở mức 65.0 μg/m³, vượt xa ngưỡng an toàn 5 μg/m³ do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố này đã cao gấp 13 lần so với tiêu chuẩn an toàn, báo hiệu tình trạng đáng báo động. Trong khi đó, tại Hà Nội, nồng độ bụi mịn PM2.5 còn ở mức cao hơn, vượt ngưỡng nghiêm trọng và được cảnh báo bằng màu tím trên bảng chỉ số chất lượng không khí.Theo Health, do kích thước siêu nhỏ và trọng lượng nhẹ, bụi mịn có khả năng lơ lửng trong không khí lâu hơn so với các hạt bụi lớn hơn. Điều này làm tăng nguy cơ con người và động vật hít phải chúng. Với kích thước chỉ từ 2.5 micromet trở xuống (nhỏ hơn 1/20 đến 1/30 đường kính sợi tóc), bụi mịn dễ dàng vượt qua hàng rào bảo vệ của mũi và họng, xâm nhập sâu vào phổi, thậm chí một số hạt siêu nhỏ còn có thể thâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Không chỉ gây hại cho hệ hô hấp và tim mạch, mà bụi mịn (PM2.5 và PM10) còn tác động tiêu cực đến làn da. Dưới đây là những ảnh hưởng xấu mà bụi mịn có thể "âm thầm" gây ra cho làn da:Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và nồng độ bụi mịn PM2.5 tại 2 thành phố lớn ngày càng vượt ngưỡng cho phép. Vậy đâu là giải pháp hoàn hảo cho làn da luôn khỏe đẹp giữa mùa ô nhiễm không khí? Theo các chuyên gia da liễu, liệu trình skincare trước vấn nạn ô nhiễm môi trường quan trọng nhất vẫn là bước làm sạch. Một làn da sạch luôn là nền tảng quan trọng để có một vẻ ngoài tươi sáng và rạng rỡ. Nhưng trong bối cảnh ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuất hiện của bụi mịn PM2.5, việc duy trì một làn da khỏe mạnh và đáng mơ ước trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.Bụi mịn PM2.5, với kích thước siêu nhỏ, không chỉ xâm nhập sâu vào da mà còn phá hủy hàng rào bảo vệ tự nhiên, làm mất đi sự cân bằng vốn có. Chúng âm thầm cản trở quá trình tái tạo da, dẫn đến hàng loạt vấn đề như mụn, kích ứng, viêm da, và đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm. Đáng lo ngại hơn, hầu hết các sản phẩm sữa rửa mặt hiện nay trên thị trường đều không thể làm sạch sâu các hạt bụi mịn PM1.0 và PM2.5, khiến làn da khó lòng đạt được trạng thái sạch mịn và tươi khỏe giữa tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động.Dự báo được xu thế tất yếu và thấu hiểu được trách nhiệm của mình, thương hiệu Rejuvaskin với hơn 35 năm nổi tiếng tại Mỹ đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm sữa rửa mặt làm sạch bụi mịn PM2.5 Rejuvaskin Facial Cleanser. Đây là sản phẩm tiên phong tiên phong mang đến giải pháp bảo vệ sinh học với công thức làm sạch sâu cả bụi mịn mà cực kỳ dịu nhẹ và lành tính. Sữa rửa mặt Rejuvaskin Facial Cleanser mang lại cảm giác làm sạch sảng khoái mà không gây khô căng, phù hợp ngay cả với làn da nhạy cảm hay da mụn đạt tiêu chuẩn Good Face Project Hoa Kỳ. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các hoạt chất làm sạch chống ô nhiễm và thành phần tái tạo da, Rejuvaskin Facial Cleanser đã được kiểm chứng mang lại làn da mịn màng, sáng khỏe, tươi trẻ chỉ sau 7 ngày sử dụng.Tham khảo chi tiết sữa rửa mặt làm sạch bụi mịn Rejuvaskin tại đây và nhận ưu đãi hấp dẫn chưa từng có tới 19%: https://maihan.vn/rejuvaskin/sua-rua-mat-chong-o-nhiem-rejuvaskin.htmlKhông chỉ có bước làm sạch da mà các bạn nhớ dùng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và bụi mịn. Đồng thời, sử dụng sản phẩm kem dưỡng chống ô xy hóa giúp trung hòa gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa. Cũng cần đắp mặt nạ dưỡng ẩm giúp phục hồi và tăng cường hàng rào bảo vệ da.Hạn chế ra ngoài khi chỉ số bụi mịn cao và đeo khẩu trang chống bụi mịn khi đi ra đường. Bụi mịn là "kẻ thù" của làn da, nhưng với các biện pháp chăm sóc và bảo vệ phù hợp, bạn có thể giữ cho làn da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ. Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung và ở 2 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM ngày càng leo thang trên mức báo động đỏ. Vậy nên, các bạn cần trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe cùng làn da đúng cách để luôn khỏe đẹp giữa mùa ô nhiễm. Nhớ là bước làm sạch da vô cùng quan trọng và bắt buộc phải sử dụng các sản phẩm có khả năng làm sạch được bụi mịn nhé.