Khách Tây 'Nhập gia tùy tục' vừa nấu phở vừa tấu hài trước Huỳnh Lập
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.Mây che đỉnh núi - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Hiên (Đắk Lắk)
Theo Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm:
Đường bị sụt lún
Ở Canada xa xôi, Xuân Uyên cùng mẹ luôn giữ cho gia đình không khí Tết Nguyên đán thật đậm đà, dù không sống ở quê hương. Mỗi dịp tết đến, Uyên và mẹ lại háo hức gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, tạo ra một không gian tết thu nhỏ đầy sắc màu và hương vị Việt ngay giữa đất nước Canada.Điều đặc biệt là dù sống ở một quốc gia khác, Uyên và các em của mình không gặp khó khăn nào trong việc hòa nhập giữa hai nền văn hóa. Uyên cho biết được mẹ dạy phải giữ gìn những giá trị truyền thống ngay từ khi còn nhỏ. Uyên nhớ như in lần đầu được về Việt Nam đón Tết Nguyên đán vào năm 2020. Đây là dịp đặc biệt khi ông bà, các em và chú út của Uyên đều về Việt Nam đón tết. Gia đình đã đi du lịch nhiều tỉnh để cảm nhận không khí tết ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam.“Những ngày tết ở TP.HCM, gia đình đã cùng nhau xem pháo bông, dạo đường hoa Nguyễn Huệ, tham quan đường mai tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và khu người Hoa ở Q.5. Mọi người đều không quên những kỷ niệm đẹp đẽ khi đón tết tại TP.HCM, nơi mẹ mình sinh ra và truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ”, Uyên kể lại.Khi về lại Canada, Uyên luôn nhớ về đêm giao thừa ở TP.HCM, sáng mùng 1, các thành viên tập trung ở nhà người ông cậu lớn nhất trong gia đình. Uyên kể dù ông cậu đã mất từ lâu, chỉ còn bà mợ và các cô chú nhưng gia đình vẫn giữ truyền thống mừng tuổi, nhận lì xì, ăn uống, trò chuyện vào ngày đầu năm. Những ngày sau đó là đi từng nhà trong dòng họ ăn uống và vui chơi.Mẹ Uyên, chị Trần Lê Hồng Phước (46 tuổi), sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, đã sang Canada hơn 15 năm. Trong suốt thời gian đó, dù đã quen với cuộc sống ở xứ sở lá phong, chị vẫn không thể quên được ký ức về những mùa tết xưa ở Việt Nam. Chị kể rằng trong lần đầu tiên đón tết ở Canada đã rất háo hức khi nghĩ rằng sẽ được hòa mình vào không khí đếm ngược đón năm mới ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi ra tới trung tâm, chị Phước không thấy ai tụ tập, chỉ có tuyết rơi và không khí lạnh lẽo. “Mình đã không kìm được nước mắt vì tết ở đây khác xa so với quê nhà, trôi qua thật vắng lặng”, chị Phước kể lại.Những năm sau đó, khi có con đầu lòng, chị Phước bắt đầu tự tổ chức không gian tết nhỏ cho gia đình tại Canada. Dù không tổ chức lớn, nhưng các món ăn tết truyền thống từ bánh chưng đến mứt, lại chính là cách nối kết gia đình với những ký ức đẹp đẽ từng có ở quê nhà. Những năm đầu sống ở vùng quê Canada, chị Phước thường nhờ người thân sống tại Việt Nam gửi đồ trang trí và bánh mứt sang. Giờ đây, khi đã về thành phố lớn, việc chuẩn bị tết đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, với việc tích lũy đồ trang trí qua từng năm, gia đình có nhiều lựa chọn hơn để làm cho không gian tết thêm phần ấm cúng, đẹp mắt.Chị Phước tin rằng nếu để các con lớn lên rồi mới bắt đầu dạy, sẽ có những trở ngại nhất định. Chính vì vậy, ngay từ bé, cả gia đình đã cùng nhau gắn kết với văn hóa Việt Nam, từ những món ăn, lễ hội cho đến bài học về truyền thống, để Uyên và các em nhớ về cội nguồn.Uyên cho biết được mẹ dạy rằng dù có đi bốn phương trời vẫn giữ trong mình dòng máu Việt. Vì vậy khi lớn lên, Uyên luôn muốn gìn giữ những giá trị văn hóa Việt Nam."Mình cần san sẻ trước để nhận được tình yêu thương từ mọi người", đó là tâm niệm mà mẹ của Uyên luôn cố gắng truyền dạy cho các con. Chị Phước luôn mong muốn các con được đón tết trọn vẹn nhất, dù là ở Việt Nam hay nơi nào khác.Theo chị Phước dù ở đâu, tết luôn là dịp để gia đình lại gần nhau hơn. Những ký ức về tết quê hương luôn là nguồn động lực để chị Phước và Uyên duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam tại xứ người. "Mình được dạy những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình vào mỗi dịp tết không chỉ là sự đoàn viên, mà còn là cách truyền lại tình yêu thương và sự kính trọng đối với cội nguồn cho các thế hệ sau”, Uyên vâng lời mẹ dạy.
Trong 24 giờ đến 48 giờ tới, khu vực ảnh hưởng nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Đông và một vài nơi ở các tỉnh miền Tây. Nhiệt độ cao nhất ở miền Đông từ 35 - 37 độ C, miền Tây có nơi 35 - 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất từ 30 - 50%. Thời gian nắng nóng gay gắt trong ngày kéo dài từ 12 -16 giờ.
Phạt nghiêm để giữ danh
Là tân binh của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đối thủ không thể bị xem thường. Bởi thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chính là đội đã quật ngã đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi trên chấm luân ở trận play-off vòng loại phía bắc, nhờ vậy tạo ra cú sốc lớn nhất ở giải năm nay tính đến thời điểm này. Trong tay HLV Nguyễn Công Thành là những cầu thủ từng ăn tập chuyên nghiệp. Đơn cử có Ngân Như Dũng, tiền vệ từng ăn tập ở các cấp U.15, U.17 và U.19 Thanh Hóa, là đồng đội của sao trẻ Nguyễn Ngọc Mỹ, người đang khoác áo CLB Thanh Hóa góp mặt tại V-League. Ngoài ra, còn có Hà Lâm Thành, Hà Văn Minh, Ngân Hoàng Phúc đều giàu kinh nghiệm nhờ quãng thời gian ăn tập chuyên nghiệp.Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh cho đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tinh thần đoàn kết cùng lối chơi tập thể, chứ không phải đẳng cấp riêng lẻ của từng cá nhân. Sự gắn kết nhịp nhàng, đặc biệt trong khâu phòng ngự chính là yếu tố giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa có trận hòa với tỷ số 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến trong ngày ra quân (diễn ra lúc 15 giờ 30 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng). Thậm chí nếu may mắn hơn, đại diện miền Trung đã có thể lấy trọn 3 điểm để dẫn đầu bảng B.Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nhập cuộc thận trọng, với hàng thủ lùi sâu. HLV Nguyễn Công Thành yêu cầu học trò đá chậm, chắc, thăm dò sức mạnh đối thủ, vừa chơi vừa nhận định Trường ĐH Văn Hiến mạnh ở vị trí nào, có xu hướng tấn công vào đâu. HLV đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa khẳng định: "Lần đầu dự giải, chúng tôi chưa biết thực tế khi thi đấu với đối thủ ra sao. Chúng tôi đã nghiên cứu đối thủ, nhưng chỉ vậy là chưa đủ để hiểu Trường ĐH Văn Hiến sẽ đá thế nào. Do đó, cả đội phải đá thận trọng và thăm dò tình hình, rồi tính toán lối chơi dựa trên thực tế. Phòng ngự chắc chắn rồi tận dụng cơ hội tốt nhất có thể"."Khối kim cương" phòng ngự của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa từng khiến hàng công cực mạnh của Trường ĐH Thủy lợi... chào thua. Và kịch bản tương tự diễn ra với Trường ĐH Văn Hiến, khi đại diện TP.HCM tấn công liên tục, dồn lên ép sân tìm bàn thắng nhưng không tìm được đường vào cầu môn của Thatsaphone Xaiyasone. Như Dũng cùng đồng đội bọc lót kín kẽ, lớp lang, không mở ra khe hở dù là nhỏ nhất để đối thủ lọt qua. Tấn công tốt có thể mang về chiến thắng trong một trận, nhưng phòng ngự tốt mới là chìa khóa mở ra thành công cả giải. Tuy nhiên, tìm ra đội phòng ngự hiệu quả ở sân chơi sinh viên, với các cầu thủ không thường xuyên tập luyện cùng nhau không phải chuyện đơn giản.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là đội hiếm hoi sở hữu tấm khiên vững chãi này. Càng về cuối trận, trong khi đối thủ Trường ĐH Văn Hiến đuối sức, các học trò HLV Nguyễn Công Thành lại càng khỏe hơn, tấn công mạch lạc và sắc sảo để mở ra cơ hội."Chúng tôi đánh giá rất cao đội Trường ĐH Văn Hiến, nhưng chúng tôi cũng có ưu thế riêng và chuẩn bị tốt. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã lựa chọn thời điểm gây áp lực. Đáng tiếc là trong quãng thời gian tạo ra cơ hội, cầu thủ lại không tận dụng được", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá. "Có những cầu thủ từng ăn tập, sau đó nghỉ chuyên nghiệp để về đi học. Họ là nòng cốt của đội. Ngoài ra, chúng tôi cũng có những sinh viên dù không ăn tập chuyên nghiệp, nhưng có kinh nghiệm đá sân 7. Song, bóng đá là môn chơi tập thể. Sức mạnh tập thể mới là chìa khóa chiến thắng. Chúng tôi gặp bất lợi về thời tiết, bởi ở miền Bắc lạnh, còn trong TP.HCM lại nóng. Do đó, đội vào từ ngày 26.2 để làm quen. Đến hôm nay, các cầu thủ đã thích nghi được. Dù còn những tình huống hậu vệ đỡ bóng chưa chuẩn, hay cầu thủ tuyến trên xử lý chưa tròn trịa, tuy nhiên khó đòi hỏi hơn ở các cầu thủ sinh viên vốn không có nhiều thời gian tập luyện thường xuyên. Cả đội sẽ nỗ lực chuẩn bị cho những trận tới". Ở lượt đấu thứ hai bảng B diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 3.3, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chạm trán Trường ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM.