Khánh thành nhà bán trú cho em ở Gia Lai
Khi nhìn những chùm cà chua xum xuê nhiều màu sắc, những loại rau xanh tốt hay các loại hoa đua nhau khoe sắc trên sân thượng nhà chị Tú khiến ai cũng không khỏi trầm trồ. Chị Tú kể bắt đầu trồng cây trên sân thượng từ năm 2021, khi nhà vừa mới xây xong là chị đã có ý định trồng rau, quả sạch cho cả nhà sử dụng. Khu vườn của người mẹ trẻ luôn tươi tốt quanh năm, mùa nào thức nấy. “Vào mùa đông thì mình trồng cà chua và rau ăn lá theo mùa như: xà lách, súp lơ, cải kale và các loại cải khác. Vào mùa hè thì vườn có các loại dưa, mướp đắng, mướp ngọt, đậu bắp, đậu đũa… Mình trồng luân phiên quanh năm”, chị Tú nói.Nhờ đôi tay khéo léo của chị mà khoảng sân thượng 80 m2 lúc nào cũng tràn ngập màu sắc và đầy sức sống. Chị Tú cho biết thời gian đầu làm vườn chỉ dám trồng những loại rau đơn giản, dễ chăm sóc như: cải ngọt, rau đay, mồng tơi, rau dền. Dần dần sau khi đã có kinh nghiệm, chị chuyển sang trồng những loại cây khó hơn như: dưa, cà chua và các loại rau của nước ngoài. “Mình tham gia vào các hội nhóm trồng cây trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm của mọi người rồi áp dụng theo”, chị Tú cho hay.Vì có niềm yêu thích với việc trồng cây nên khu vườn trên sân thượng là do một tay chị Tú chăm sóc. “Mình tranh thủ mọi thời gian rảnh để trồng và chăm sóc khu vườn. Làm vì sở thích nên thấy rất vui”, người mẹ trẻ chia sẻ.Không chỉ có rau, quả mà khu vườn sân thượng của chị Tú còn có rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hướng dương, bách nhật, thược dược, cúc, hoa bất tử…Để có được khu vườn như hiện tại, thời gian đầu chị Tú đã bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để làm giàn và khung kê chậu. Vì muốn tiết kiệm chi phí mua chậu, người mẹ trẻ tận dụng các thùng xốp để trồng cây. Vì khu vườn nằm ở trên sân thượng nên chị Tú cho biết khó khăn, vất vả nhất là lúc trộn đất và sau khi thu hoạch xong phải dọn dẹp thân cây mang vác xuống dưới nhà. Nhưng bù lại, hầu như quanh năm nhà chị Tú rất ít khi phải mua rau, quả bên ngoài, cả nhà có nguồn thực phẩm sạch ngay tại vườn.“Ngoài ra, khu vườn còn góp phần điều hòa không khí, đem lại bóng mát vào mùa hè, là nơi thư giãn thoải mái của cả nhà khi được ngắm rau xanh, trái ngọt”, chị Tú vui vẻ chia sẻ.Với kinh nghiệm trồng cây của mình, chị cho biết muốn cây tươi tốt thì cần đảm bảo đủ các yếu tố như nước, ánh sáng, phân bón và đất đủ dinh dưỡng. “Quan trọng nhất là cải tạo đất ban đầu, phải đảm bảo đất không có nấm bệnh, tơi xốp, đủ dinh dưỡng thì cây mới có lực để phát triển nhanh và đẹp. Sau đó là đến phân bón. Mình bón phân hữu cơ định kỳ cho rau mỗi tuần 1 lần”, chị Tú chia sẻ.Sau khi chia sẻ những hình ảnh về khu vườn trên sân thượng của mình trong các hội nhóm trồng cây, chị Tú nhận về nhiều lời khen ngợi và những bình luận “xin vía” trồng cây mát tay. “Mình thấy rất vui và sẽ có thêm động lực để tạo ra khu vườn ngày càng đẹp hơn”, chị nói.Sắp tới chị Tú dự định sẽ trồng thêm các loại rau quả như: dưa lưới, dưa leo, dưa bở sáp, các loại mướp cùng rau ăn lá dành cho mùa hè.Vũng Tàu thêm hai khu căn hộ, khách sạn 5 sao
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Tưng bừng khai mạc lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn tại TP.HCM
Trước đó, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Trong đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo là một trong 17 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Các thứ trưởng gồm các ông, bà: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà và Nguyễn Hải Trung.Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần đầu tiên được thành lập. Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa lớn hơn nữa là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác dân tộc và tôn giáo để vừa thúc đẩy các phong trào, hoạt động, vừa quản lý nhà nước hiệu quả trong lĩnh vực tôn giáo và dân tộc.Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, các dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Thủ tướng nhấn mạnh, điều cốt lõi nhất là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, được phát huy trong mọi thời kỳ.Cạnh đó là tinh thần đoàn kết các dân tộc, các dân tộc phải được tiếp cận bình đẳng; làm sao để không có khoảng cách giữa các dân tộc trong sự phát triển; không để ai bị bỏ lại phía sau; không để các thế lực thù địch, phản động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.Cho biết Bộ Chính trị vừa quyết định miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến phổ thông trên cả nước, Thủ tướng bày tỏ trăn trở về trường học cho các cháu học sinh và nơi chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng đề án trên phạm vi cả nước trong năm nay để các học sinh có trường nội trú mà "không phải đi xa, không phải đi bộ hàng chục km để đi học", đồng thời lo ăn ở cho các cháu. Nguồn kinh phí làm việc này từ tăng thu, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên không cần thiết. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng đề án nâng cấp, kiện toàn y tế cơ sở trên toàn quốc với phương châm chăm sóc, bảo vệ tính mạng sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết.Theo Thủ tướng, nguyên tắc là ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên, ở đâu có người bệnh thì ở đó có bác sĩ, song phải phù hợp thực tiễn, hợp lý và hiệu quả, điều quan trọng là phải phủ kín, đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng không máy móc, không phải "1 học sinh thì 1 giáo viên, 1 người bệnh thì 1 bác sĩ".Đồng thời, không để các thế lực thù địch, phản động kích động vấn đề tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo. Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ triển khai internet vệ tinh để phủ sóng internet, thúc đẩy chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, không khí lạnh rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Khoảng gần sáng và sáng 7.2, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó đến Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi có gió giật cấp 6.Từ chiều 7.2 miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại; từ đêm 7.2 Bắc Trung bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 5 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 11 - 14 độ C, ở từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 16 độ C.Khu vực Hà Nội từ chiều 7.2 chuyển rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10 - 12 độ C.Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm nay đến ngày 8.2, miền Bắc và Thanh Hóa có mưa rải rác; từ ngày 7 - 9.2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và giông.Đáng chú ý, từ ngày 7 - 9.2 là thời điểm không khí lạnh ảnh hưởng mạnh nhất, vùng núi cao miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động biện pháp phòng tránh phù hợp.Triển khai phương án ứng phó với rét, trong đó đặc biệt tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.
Hơn 18.000 phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá
Theo ông Guterres, sáng kiến bao hàm những đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực các hoạt động của LHQ, xem xét và xác định lại quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng và HĐBA LHQ, cải tổ cả thể chế và tổ chức lẫn chức năng và nhiệm vụ của LHQ.LHQ đã đặt ra vấn đề cải tổ sâu rộng và đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên tiến trình này nhìn chung còn trì trệ và chưa toàn diện. Khoảng cách giữa nhận thức về sự cần thiết phải nhanh chóng cải tổ sâu rộng và thực chất LHQ ở các thành viên vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, thế giới hiện tại đã thay đổi rất căn bản so với thời LHQ được thành lập cách đây 80 năm, vì thế việc nhân dịp này đề xuất sáng kiến mới nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét trong tiến trình cải tổ LHQ là cách tiếp cận tích cực, thích hợp và cần thiết.Chuyện cải tổ LHQ nói chung và sáng kiến UN80 nói riêng vốn không liên quan trực tiếp đến quan điểm, chính sách của chính quyền mới ở Mỹ. Tuy nhiên, những quan điểm, chính sách của chính quyền mới ở Mỹ về LHQ, về hợp tác đa phương trong thế giới hiện đại trong chừng mực nhất định có tác động làm cho việc gấp rút cải cách sâu rộng và triệt để trở nên cấp thiết hơn.LHQ phải cải tổ vì tương lai của chính LHQ và vì tương lai của thế giới. Cải tổ để thích ứng với thế giới đã thay đổi cơ bản. Chỉ như thế LHQ mới bảo toàn và tăng cường được vai trò, vị thế và ảnh hưởng của trụ cột chính trong trật tự chính trị, hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của thế giới.