Nhà đầu tư của VNDIRECT như ngồi trên đống lửa vì không thể giao dịch
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, Đại hội đảng bộ các cấp có vai trò dẫn dắt, định hướng, trụ cột, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ này có 3 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: thảo luận, thông qua Văn kiện đại hội cấp mình và góp ý với dự thảo Văn kiện Đại hội cấp trên, Văn kiện Đại hội XIV của Đảng; lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy các cấp; hoàn thiện nhân sự trong hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng từ cấp cơ sở đến cấp T.Ư. Những nội dung trên đều là vấn đề "cốt tử", hệ trọng, liên quan đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; đến việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, biện pháp lãnh đạo; quyết định sức mạnh nội bộ Đảng và hệ thống chính trị; đến toàn bộ hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp trong nhiệm kỳ tới cũng như sức mạnh của toàn dân tộc trong tương lai.Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo bằng đường lối. Văn kiện Đại hội các cấp là sự cụ thể hóa quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng thành hệ thống những giải pháp có sức sống từ thực tiễn ngành, địa phương, cơ quan đơn vị, địa bàn, lĩnh vực được phân công nhiệm vụ; có giá trị định hướng sự lãnh đạo, dẫn đường, khắc phục triệt để tồn tại, bất cập, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, tháo gỡ triệt để điểm nghẽn, rào cản, huy động tối đa sự tham gia của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh to lớn để đạt và vượt mục tiêu đã định, góp phần hoàn thành thắng lợi những mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch mà T.Ư hoặc đảng bộ cấp trên đã đề ra. Bảo đảm chất lượng tham gia ý kiến với Văn kiện Đại hội của cấp mình, dự thảo Văn kiện cấp trên trực tiếp, của cấp trên cũng như dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, nhất là đề xuất những giải pháp bắt nguồn từ nhịp sống cơ sở, từ hơi thở của đời sống xã hội của từng địa phương, thậm chí từng làng xã, cộng đồng và cá nhân tạo động lực, khí thế, sức lan tỏa mạnh mẽ trong cả nước là mục tiêu mà các cấp ủy cần đạt được.Nhân sự cấp ủy cũng chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ trì, chủ chốt ở từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, là lực lượng lãnh đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, quyết định việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đi vào cuộc sống; đồng thời, nắm bắt tình hình đề xuất với Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách phù hợp nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân. Bí thư, Phó bí thư, cấp ủy viên luôn là nhân tố quan trọng, quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự ổn định, phát triển, vững mạnh của địa phương, cơ quan, đơn vị cả trước mắt và lâu dài. Để tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, cấp ủy các cấp cần bám sát nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/06/2024 của Bộ Chính trị "về tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng" và kết luận số 118 KL/TW ngày 18.1.2025 của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ sung Chỉ thị 35 nêu trên. Ngoài ra, Ban Tổ chức T.Ư, Ủy Ban kiểm tra T.Ư, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Văn phòng T.Ư đến nay đã có 21 văn bản hướng dẫn liên quan đến Tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, các đồng chí coi đó là "sách giáo khoa" để tổ chức triển khai thực hiện.Trong bối cảnh chúng ta tích cực triển khai Nghị quyết số 18 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, các cấp ủy cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức, đưa guồng máy vào hoạt động và tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Bốn Đảng bộ mới được thành lập là Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc; một số Ban Đảng T.Ư mới được cơ cấu lại; các đảng bộ, chi bộ mới của một số Bộ, các Tỉnh, Thành phố... căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy được qui định sớm ổn định tổ chức và duy trì hoạt động theo đúng điều lệ Đảng và những qui định mới của Ban chấp hành T.Ư trong điều hành hoạt động cũng như trong quá trình tổ chức Đại hội đảng bộ, chi bộ.Để tiến hành tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, các cấp ủy cần tập trung vào 3 vấn đề chính sau đây:Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức, những thành tựu của đất nước đạt được sau 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt sau 40 năm đổi mới là rất vĩ đại, rất đáng trân trọng, tự hào. Nhưng đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà toàn Đảng, toàn Dân, toàn quân ta phải nỗ lực đoàn kết, quyết tâm hơn nữa để vượt qua, trong đó Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có trách nhiệm phải tham gia và là lực lượng nòng cốt giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức này. Nhiều điểm nghẽn, rào cản, nút thắt về thể chế tồn tại lâu năm vẫn chưa được tháo gỡ, loại bỏ. Nguy cơ "dậm chân tại chỗ", nguy cơ tụt hậu, nhất là tụt hậu về kinh tế, về khoa học, công nghệ và rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" còn tiềm tàng. Gần đây, thiên tai, bão lũ và nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu, môi trường liên tiếp xảy ra đã để lại những hậu quả nặng nề đối với nhiều địa phương. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được khắc phục triệt để; tình trạng "nói không đi đôi với làm; nói một đằng, làm một nẻo", "đánh trống bỏ dùi", "lạc quan tếu", báo cáo không trung thực, cán bộ thiếu năng lực, thiếu gương mẫu, cục bộ, bè phái... đều là những "miếng mồi" để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tuyên truyền chống phá, để thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Chế độ ta. Những nguy cơ, thách thức này đe dọa trực tiếp đến quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Định vị chính xác "nguy và cơ", đặt rõ mục tiêu vươn tới để thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, khắc phục triệt để điểm nghẽn, rào cản, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Thứ hai, về xây dựng Văn kiện và tham gia ý kiến vào Văn kiện đại hội cấp trên, Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ các cấp cần bám sát tinh thần dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIV; tập trung phân tích, đánh giá khách quan việc thực hiện nghị quyết đại hội vừa qua; phản ánh đầy đủ, sát thực tình hình và thực tiễn phát triển của các địa phương, ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị. Làm rõ những thành tựu đổi mới, nổi bật trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng; trên tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại, nhất là những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển chưa được tháo gỡ, khắc phục. Phân tích sâu sắc nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, nhất là về đường lối, chủ trương, biện pháp, giải pháp tại đơn vị, địa phương; về khâu tổ chức thực hiện; về tính chất quyết định của nhân tố con người và công tác cán bộ; về sự tham gia, đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Chú trọng tổng kết những mô hình mới, cách làm hay, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị phục vụ phát triển. Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo sát tình hình; phân tích thấu đáo những vấn đề nổi lên đang tác động trực tiếp đến các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ quan, đơn vị; xác định rõ tiềm năng, lợi thế phát triển, với phương châm "Tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương, đồng hành của doanh nghiệp, trách nhiệm của người dân", đề ra các định hướng, các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, đối sách phù hợp; tất cả vì sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước với mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cần được xây dựng thống nhất với Báo cáo chính trị. Không để xảy ra tình trạng sao chép, rập khuôn báo cáo một cách máy móc hoặc kiểm điểm qua loa, đại khái, hình thức cho có. Việc kiểm điểm cấp ủy cần bám sát quy chế làm việc, chương trình hành động, kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị T.Ư 4 khóa XI, XII, XIII gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Lấy kết quả đầu ra cụ thể của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với sự hài lòng của quần chúng, nhân dân làm tiêu chí đánh giá. Cần thẳng thắn, khách quan chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, mức độ khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém đã được phát hiện, trên tinh thần tự phê bình và phê bình, không nể nang, né tránh. Nhận diện, làm rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, để từ đó rút kinh nghiệm, đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiệm kỳ 2025 - 2030. Báo cáo kiểm điểm cần gắn trách nhiệm của tập thể với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, người được phân công phụ trách các lĩnh vực, địa bàn; coi đây là cơ sở quan trọng để đánh giá cấp ủy viên trong nhiệm kỳ và giới thiệu nhân sự cho khóa mới. Cần nhận thức rõ, việc thực hiện kiểm điểm là cơ hội để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, thống nhất, giúp xây dựng môi trường làm việc tốt hơn. Tuyệt đối không được lợi dụng việc kiểm điểm để đấu đá nội bộ, tìm cách triệt hạ, làm mất uy tín của cán bộ, đảng viên.Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp theo hướng thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh góp ý theo kiểu hình thức. Căn cứ điều kiện cụ thể của tổ chức đảng và đại hội để định hướng, gợi mở những nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, những vấn đề có nhiều phương án cho thảo luận; lựa chọn hình thức trao đổi, góp ý cho phù hợp, từ đó tiếp nhận, tiếp thu được nhiều ý kiến tâm huyết, có chất lượng. Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó, đồng thời kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, không được phép ngả nghiêng, dao động; luôn tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu lợi dụng việc góp ý để xuyên tạc, chống phá.Thứ ba, đặc biệt chú trọng chuẩn bị nhân sự Đại hội. Cần ý thức sâu sắc, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một kỳ đại hội; xa hơn, đó là sự chuẩn bị nhân sự cho tương lai phát triển của tổ chức đảng, sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị; rộng hơn, đó là vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Đây là công việc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm theo dõi; đây cũng là việc mà các phần tử xấu, cơ hội chính trị tìm mọi cách tác động, tung tin thất thiệt, xuyên tạc hòng chia rẽ nội bộ. Về cơ cấu cấp ủy, phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy; cấp ủy viên được lựa chọn phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đại diện cho đội ngũ đảng viên và được quần chúng tin yêu, tín nhiệm; các cấp ủy viên phải xứng tầm là thành viên "bộ tham mưu" chiến đấu và phải đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động, thật sự trong sạch, vững vàng, trung kiên. Cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề xuất, giới thiệu nhân sự, nhất là người kế nhiệm theo các quy định mới của T.Ư. Chuẩn bị nhân sự phải kết hợp hài hòa giữa nguồn nhân sự tại chỗ với việc điều động, luân chuyển cán bộ từ nơi khác đến. Đối với các địa phương, đơn vị có cơ cấu cấp ủy nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, điều động nhân sự từ nơi khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để giới thiệu, chỉ định tham gia cấp ủy hoặc bổ sung sau đại hội. Phấn đấu đạt tỉ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; phấn đấu tỉ lệ cán bộ trẻ từ 10% trở lên, tỉ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số bảo đảm phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh thực hiện đúng điều lệ Đảng và các qui định hiện hành, công tác nhân sự của các ủy Đảng phải được tiến hành bài bản, khoa học, nhân văn. Phải chuẩn bị kỹ càng cả nhân sự cấp ủy và đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên. Việc giới thiệu, lựa chọn nhân sự phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện; dựa trên cơ sở quy hoạch, quy chế, quy định, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, uy tín, sản phẩm và hiệu quả công tác cụ thể; tuyệt đối không lựa chọn cán bộ không được quần chúng nhân dân tín nhiệm, cũng không giới thiệu những cán bộ lãnh đạo "dĩ hòa vi quý", "tròn vo" để lấy phiếu bầu. Nhân sự tham gia cấp ủy, các nhân sự được lựa chọn đi dự đại hội cấp trên phải là tinh hoa của Đảng, thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, bản lĩnh, trí tuệ; có tầm nhìn và tư duy chiến lược; có trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, biết nắm bắt cơ hội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không né tránh, trì trệ, thụ động trước những vấn đề mới phát sinh; có năng lực thực tiễn, khả năng lãnh đạo, quản lý; mạnh dạn, sáng tạo trong đóng góp ý kiến, để giúp đại hội đề ra được các quyết sách đúng đắn đáp ứng những yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Công tác nhân sự đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán theo hướng dẫn của T.Ư; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ" hoặc máy móc, cứng nhắc, xa rời thực tiễn; phải bảo đảm lựa chọn được những người tốt nhất, người xứng đáng nhất, không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đồng thời kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm, tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen. Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề cho nên trong quá trình lựa chọn nhân sự bên cạnh việc phát hiện đúng- trúng thì cố gắng không bỏ sót nhân tài bởi không tìm chọn, sử dụng nhân tài là sự lãng phí về tài nguyên và tiềm năng con người.Quá trình chuẩn bị, tổ chức Đại hội, đặc biệt ở các Đảng bộ mới thành lập, kiện toàn, cần giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc "tập trung dân chủ", "đoàn kết thống nhất", "tự phê bình và phê bình"; quán triệt các nguyên tắc kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển để chuẩn bị thật nghiêm túc, chu đáo, toàn diện các nội dung đại hội, vừa tập trung chuẩn bị cho đại hội, vừa lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Tổ chức đại hội theo hướng thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, bảo đảm trang trọng, ý nghĩa; gắn với đổi mới cách thức xây dựng, ban hành, quán triệt nghị quyết; tăng cường trao quyền và ủy quyền, giảm thiểu các ban bệ và đầu mối trung gian; phát huy sự chủ động, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và sự tham gia đóng góp, ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân. Chủ động, tích cực làm tốt công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong toàn đảng bộ và sự đồng thuận trong tập thể quần chúng, nhân dân; củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với tổ chức cơ sở đảng. Tạo điều kiện và môi trường thật tốt để phát huy trí tuệ và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng các văn kiện và công tác cán bộ, góp phần tích cực, có hiệu quả vào thành công của đại hội, sớm đưa nghị quyết đại hội Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân.Tư vấn sức khỏe: Mẹ bầu tiêm vắc xin gì để khỏe, thai kỳ an tâm?
Sáng 30.12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học trong và ngoài nước. Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng Bí thư khẳng định, trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân và dân tộc, là một trong những nguồn lực và động lực quan trọng nhất mang lại sự đột phá và sự phồn vinh cho đất nước.Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức là mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.Tổng Bí thư khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học.Tuy vậy, Tổng Bí thư nêu rõ, thẳng thắn nhìn nhận, việc sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức và việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục triệt để.Theo Tổng Bí thư, cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều hạn chế. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Cùng đó, chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức, nhà khoa học chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội. Việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng "lãng phí chất xám", "bạc màu chất xám", "chảy máu chất xám".Tổng Bí thư dẫn chứng, vừa qua ông gặp một số nhà khoa học trẻ, đi du học ở nước ngoài, làm ở tập đoàn lớn của thế giới nhưng nói giờ đã 35 tuổi, đã quá tuổi để đưa vào bộ máy nhà nước. "Chính sách như vậy thì rất bất cập", Tổng Bí thư nói và gợi mở, liệu một người đi ra doanh nghiệp, nước ngoài học tập, làm việc quay trở lại có thể làm lãnh đạo được không?Vẫn theo Tổng Bí thư, việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân.Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã dành nguồn lực cao nhất trong khả năng có thể để đầu tư cho khoa học công nghệ, song số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá. Đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng.Tổng Bí thư nhấn mạnh, với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng sự cống hiến ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. "Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. Không nắm bắt thời cơ là có tội", Tổng Bí thư nêu rõ.Để đạt yêu cầu này, Tổng Bí thư đề nghị, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học. Theo đó, phải khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận.Với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, Tổng Bí thư đề nghị, nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu.Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22.12 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học.Tổng Bí thư nhấn mạnh, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có "phép thuật" để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030.Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các "đế chế công nghệ số".Tổng Bí thư cũng đề nghị, trí thức, nhà khoa học phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí "vượt lên trên chính mình" nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.Tổng Bí thư lưu ý không ngừng củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Không thể để đề tài nghiên cứu trong ngăn tủ được, phải chuyển giao được cho doanh nghiệp. Và doanh nghiệp cũng phải dựa vào khoa học mới có thể nâng cao năng suất".Tổng Bí thư khẳng định, để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
M.U vs Liverpool: Đỉnh cao dưới đáy vực thẳm
chúng ta là ai xanh được bao lâu
Nguyễn Huỳnh Phụng Tiên, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết thuê phòng trọ với giá 1,1 triệu đồng ở ngay gần trường. Số tiền phù hợp và vị trí thuận lợi cho việc đi học nên dù mùa nắng thì nóng, mùa mưa phải lội nước đến trường nhưng Tiên vẫn chấp nhận ở.
Nhận định Burnley vs Liverpool (2g15 ngày 20.5): Quyền tự quyết của thầy trò Klopp
Ngày 9.1, Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận 5 trận động đất xảy ra trong đêm tại H.Kon Plông (Kon Tum).Theo đó, trận động đất đầu tiên diễn ra lúc 1 giờ 39 ngày 9.1, mạnh 3,4 độ Richter tại vị trí có tọa độ 14,965 độ vĩ bắc, 108,198 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km.Khoảng 15 phút sau, trận động đất thứ 2 xuất hiện mạnh 4,2 độ Richter tại vị trí có tọa độ 14,955 độ vĩ bắc, 108,180 độ kinh đông. Tiếp theo là 3 trận động đất cách nhau khoảng vài phút với độ lớn từ 2,7 - 3,4 độ Richter. Tất cả các trận động đất đều có mức độ rủi ro cấp 0.Thời gian qua, trên địa bàn H.Kon Plông liên tục xảy các trận động đất với cường độ, tần suất tăng dần. Đặc biệt, trong ngày 28.7.2024, tại địa phương này xuất hiện trận động đất 5,1 độ Richter. Đây là trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay tại Kon Tum. Động đất liên tục xảy ra và gia tăng về cường độ khiến người dân trên địa bàn khá hoang mang, lo lắng.Theo các chuyên gia, động đất tại Kon Tum là động đất kích thích do do hoạt động tích, xả nước của các hồ chứa thủy điện.Đến nay, tỉnh Kon Tum có 8 trạm quan trắc động đất được lắp đặt tại các khu vực của thủy điện Thượng Kon Tum và thủy điện Đăk Đrinh (H.Kon Plông).