Lý do giải MLS công bố mức lương khủng của Messi, Ronaldo thu nhập cao nhất thế giới
Kết thúc kỳ nghỉ tết kéo dài 12 ngày, chị Lương Thị Tuyết Trinh (27 tuổi), quê ở xã Thạnh Xuân, H.Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, phải tạm xa ba mẹ, anh em đi làm ở Q.3, TP.HCM.42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 4.2, giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh thêm 800.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết mua vào với giá 88,1 triệu đồng, bán ra 90,6 triệu đồng. Tập đoàn Doji tăng giá vàng miếng SJC 800.000 đồng, niêm yết lên 88,1 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,6 triệu đồng. Công ty Phú Quý điều chỉnh tăng giá 2 lần trong sáng 4.2, thêm 800.000 đồng mỗi lượng, niêm yết mua vào với giá 88,1 triệu đồng, bán ra 90,6 triệu đồng… Giá bán vàng miếng SJC tăng nhanh hơn mua vào khiến chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC tăng lên 2,5 triệu đồng mỗi lượng thay vì 2 triệu đồng/lượng trước đó.Không thua kém, giá vàng nhẫn cũng đã tăng 800.000 đồng mỗi lượng, Công ty Phú Quý mua vào 88,5 triệu đồng, bán ra 90,5 triệu đồng. Tập đoàn Doji tăng 800.000 đồng chiều mua vào lên 88,9 triệu đồng, bán ra tăng 1 triệu đồng lên 90,5 triệu đồng. Công ty SJC tăng 600.000 đồng mỗi lượng vàng nhẫn, lên 88,1 triệu đồng chiều mua vào, bán ra tăng 500.000 đồng lên 90,1 triệu đồng….Giá vàng thế giới tăng sốc 25 USD/ounce, lên 2.821 USD. Vàng đạt mức cao nhất trong phiên sau khi chỉ số PMI sản xuất của ISM tăng lên 50,9 vào tháng 1. Viện Quản lý Cung ứng (ISM) đã công bố chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất đã tăng lên 50,9 vào tháng 1 sau khi công bố mức 49,3 vào tháng 12. Con số này cao hơn dự kiến, tăng lên 49,8. Hoạt động sản xuất của Mỹ đã mở rộng vào tháng 1 sau 26 tháng liên tiếp suy giảm. Nhu cầu rõ ràng đã được cải thiện, trong khi sản lượng tăng và đầu vào vẫn ở mức thích ứng.
Messi nói gì khi bị ngăn cản vào sân sút phạt cho Inter Miami?
Bộ Tài chính vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc Báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2023 của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Về tổng quan, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của khối doanh nghiệp FDI năm 2023 giảm sút so với năm 2022. Cụ thể, doanh thu là 9,41 triệu tỉ đồng, giảm 4,3%; lợi nhuận sau thuế là 337.027 tỉ đồng, giảm 15,7%. Số nộp ngân sách nhà nước giảm từ 197.087 tỉ đồng năm 2022 còn 193.238 tỉ đồng năm 2023.Đáng chú ý, tính đến 31.12.2023, số doanh nghiệp FDI báo lỗ là 16.292/28.918 doanh nghiệp, tăng 21,2%; số doanh nghiệp bị lỗ lũy kế là 18.140 doanh nghiệp, tăng 15%; số doanh nghiệp bị lỗ mất vốn chủ sở hữu là 5.091 doanh nghiệp, tăng 15,2%.Số lỗ năm 2023 là 217.464 tỉ đồng, tăng 32%; trị giá lỗ lũy kế là 908.211 tỉ đồng, tăng 20%; trị giá âm vốn chủ sở hữu là 241.560 tỉ đồng, tăng 29%.Bộ Tài chính đánh giá, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng phần lớn tập trung vào các dự án quy mô đầu tư nhỏ và vừa. Các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu linh kiện, thiết bị để gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, dây chuyền công nghệ ở mức độ trung bình để tận dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ. Các lĩnh vực có đóng góp lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh, số nộp ngân sách nhà nước của toàn ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động kinh doanh bất động sản mất vai trò động lực tăng trưởng khi đồng loạt giảm sút.Doanh nghiệp FDI báo lỗ, doanh nghiệp lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu tăng đáng kể cả về số lượng và giá trị. Số doanh nghiệp báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu vẫn có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm.Nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, tập trung ở các lĩnh vực chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy...Cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, doanh thu cao, lợi nhuận trước thuế lớn nhưng có mức đóng góp vào ngân sách nhà nước ở mức khiêm tốn so với các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư và kết quả kinh doanh thấp hơn…Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hoặc trình Quốc hội ban hành các chính sách về đầu tư, doanh nghiệp... có liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài.Ban hành nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia.Bộ này cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo rà soát các cơ chế, chính sách về đầu tư để kiến nghị Chính phủ sửa đổi hoặc ban hành chính sách đầu tư kịp thời, hiệu quả.Xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư làm căn cứ đánh giá tác động của dự án của doanh nghiệp FDI đang hoạt động đối với kinh tế - xã hội, môi trường nhằm quản lý, ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.Tăng cường đối chiếu thông tin chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI, tăng thu cho ngân sách nhà nước.Kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư đang hoạt động; đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối với những doanh nghiệp FDI có hoạt động không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội.Năm 2023, tổng doanh nghiệp FDI có dữ liệu báo cáo tài chính đầy đủ để phân tích là 28.918 doanh nghiệp.Tính đến 31.12.2023, so với năm 2022, tổng tài sản của khối doanh nghiệp FDI chi phối là 9,95 triệu tỉ đồng, tăng 6,8%; vốn chủ sở hữu là 4,19 triệu tỉ đồng, tăng 5,5%. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 3,04 triệu tỉ đồng, tăng 11,5%; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 890.603 tỉ đồng, giảm 15,3%.
Ngày 15.3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản cho phép Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina nuôi lợn thử nghiệm trở lại tại trang trại ở xã Tân Phúc (H.Lang Chánh, Thanh Hóa), với số lượng heo được nuôi là 50% (30.000 con) so với công suất thiết kế, trong thời gian khoảng 3 tháng.Sau thời gian phải tạm dừng chăn nuôi (từ ngày 30.7.2024) do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, đến nay Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã bổ sung, hoàn chỉnh một số biện pháp trong xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi.Dù cho nuôi lợn trở lại, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, và có thể sẽ bị dừng nuôi vĩnh viễn nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu quá trình nuôi lợn, Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng không khí, hiệu quả xử lý của công trình xử lý khí thải, mùi hôi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về khí thải, mùi hôi chuồng trại gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh thì phải kịp thời khắc phục và chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 8.2023, trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina dù mới nuôi thử nghiệm 30.000 con lợn (công suất 60.000 con lợn), nhưng đã gây mùi hôi thối khiến người dân xã Tân Phúc và vùng lân cận không thể chịu nổi. Nhiều lần người dân tập trung đến trước cổng trang trại để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.Tình trạng ô nhiễm kéo dài, dai dẳng cho đến ngày 30.7.2024, khiến UBND tỉnh Thanh Hóa buộc phải yêu cầu tạm dừng chăn nuôi, buộc doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường, bổ sung, điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải.Sau nhiều tháng khắc phục, mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã kiểm tra lần cuối trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho doanh nghiệp này nuôi heo trở lại.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong lần trả lời ý kiến cử tri (tháng 7.2024) liên quan đến tình trạng các trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường đã chỉ rõ việc để xảy ra ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina trách nhiệm trước hết là của nhà đầu tư, tiếp đó là các cơ quan tham mưu của tỉnh. Khi đó, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm trường hợp sau khi cho cơ hội khắc phục sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm sẽ chấm dứt chăn nuôi vĩnh viễn.Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.
Bán vé cho 8.000 'chuyến bay ma', hãng hàng không lớn nhất Úc lao đao
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.