Chuyển đổi số giúp xử lý nhanh dữ liệu theo thời gian thực
Ra mắt lần đầu năm 2016, Acecook Happiness Concert là sự kiện do Acecook Việt Nam phối hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) tổ chức, mang đến những giai điệu giao hưởng đẹp, tinh tế và thăng hoa đến đông đảo công chúng và góp phần nâng cao sự cảm thụ nghệ thuật trong cộng đồng bằng những cách tiếp cận sáng tạo.Năm nay, sự kiện càng thêm ý nghĩa khi trở thành hoạt động mở màn chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên của Acecook Việt Nam (1995 - 2025).Chương trình năm 2025 sẽ diễn ra với hai đêm diễn chính tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào ngày 15.2.2025 và Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 16.2.2025. Đặc biệt, một buổi biểu diễn mở rộng tại Nhà hát Sông Hương (Huế) sẽ được tổ chức miễn phí dành cho sinh viên và công chúng, mang thanh âm hạnh phúc lan tỏa khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng tài hoa Honna Tetsuji - người có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Acecook Happiness Concert sẽ tiếp tục mang đến trải nghiệm âm nhạc cổ điển nhưng vẫn hiện đại và gần gũi. Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là sự kết hợp sáng tạo giữa nhạc giao hưởng phương Tây và các giai điệu truyền thống Việt Nam, tạo nên những bữa tiệc âm nhạc âm nhạc mới lạ, cuốn hút và ấn tượng cho khán giả. Trở lại ở chương trình lần thứ 9, tại buổi diễn đặc biệt ở Huế, Acecook Happiness Concert 2025 sẽ giới thiệu sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc thính phòng và nhã nhạc cung đình Huế. Đây không chỉ là sự hòa quyện giữa hai dòng nhạc mà còn là sự giao thoa văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy âm nhạc dân tộc trong dòng chảy hiện đại.Chương trình năm nay còn quy tụ dàn nghệ sĩ danh tiếng, trong đó, là sự tham gia đặc biệt của NSƯT Phạm Khánh Ngọc - một trong những nghệ sĩ opera xuất sắc hàng đầu Việt Nam hiện nay và nghệ sĩ violin Đỗ Phương Nhi - tài năng trẻ với phong cách biểu diễn đa dạng, giàu cảm xúc, cũng như không thể thiếu sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO), đóng vai trò then chốt để tạo nên những màn trình diễn đỉnh cao.Thanh âm hạnh phúc của Acecook Happiness Concert không chỉ vang lên trên sân khấu mà còn lan tỏa trong từng khoảnh khắc mang đến các giá trị nhân văn sâu sắc của Acecook Việt Nam. Toàn bộ doanh thu từ vé bán ra tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được dùng cho các dự án cộng đồng, đầy ý nghĩa, bao gồm: Dự án "Ánh sáng vùng biên" - lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời tại A Lưới (Huế) mang ánh sáng đến các khu vực biên giới xa xôi và Dự án xây dựng khu vui chơi ngoài trời, tạo nên không gian tràn ngập niềm vui và tiếng cười cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Điền (Huế). Để thực hiện sứ mệnh "Cook Happiness": Cống hiến cho xã hội thông qua con đường ẩm thực, Acecook luôn kiên định theo đuổi 3 chữ Happy - Happy Consumers (Người tiêu dùng hạnh phúc); Happy Society (Xã hội hạnh phúc) và Happy Employees (Người lao động hạnh phúc). Acecook Happiness Concert không chỉ là sự kết nối giữa nghệ thuật, góp phần phổ biến âm nhạc hàn lâm, mà còn là minh chứng rõ nét cho cam kết đồng hành cùng cộng đồng ở chữ Happy Society (Xã hội hạnh phúc), mang đến những giá trị bền vững và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn của Acecook Việt Nam.Thông tin chi tiết về chương trình Acecook Happiness Concert 2025 sẽ được cập nhật tại Fanpage "Acecook - Happiness & More" : https://www.facebook.com/AcecookHappinessandMoreÁ hậu Quốc tế Thúy Vân: Muốn nói giỏi thì phải đọc tốt
Trao đổi với chúng tôi, người thân xác nhận thông tin nhà sản xuất Nguyễn Ngọc Quyền qua đời hôm 2.2. Tang lễ của anh được tổ chức tại nhà riêng ở Đồng Nai, sau đó linh cữu nhà sản xuất phim Ma da được an táng tại địa phương. Nhà sản xuất Nguyễn Ngọc Quyền sinh năm 1989, từng tham gia thực hiện một số bộ phim như Bến phà xác sống, Cù lao xác sống… Gần đây, anh sản xuất phim Ma da (có sự tham gia của nghệ sĩ Việt Hương), thu về hơn 127 tỉ đồng. Trong nghề, Nguyễn Ngọc Quyền được nhận xét cần mẫn, hiền lành. Vì vậy, sự ra đi đột ngột của nhà sản xuất sinh năm 1989 để lại nhiều tiếc nuối cho bạn bè, đồng nghiệp. Nói với chúng tôi, nghệ sĩ Việt Hương không khỏi bàng hoàng khi hay tin dữ. Cô chia sẻ Nguyễn Ngọc Quyền là một người chăm chỉ, hăng say với công việc. Nữ nghệ sĩ kể một kỷ niệm với đàn em: “Mỗi năm, Quyền thường tranh thủ dịp tết đến tặng bánh khiến tôi vô cùng cảm kích. Hôm 27 tết em ấy còn hỏi tôi chuyện hợp đồng, rồi rủ làm Ma Da 2. Cuộc đời sao mà vô thường quá”. Trên trang cá nhân, Ninh Dương Lan Ngọc viết: “Em xin tiễn biệt anh”. Trong khi đó, Ngô Kiến Huy chia sẻ: “Vĩnh biệt người anh”. Trên trang cá nhân, một người quen bộc bạch về sự ra đi của Nguyễn Ngọc Quyền: “Tạm biệt người sếp, người anh đáng kính của em. Đồng hành với anh bao nhiêu năm, buồn có, vui có. Anh em tâm sự với nhau nhiều lắm, anh nói cố gắng phấn đấu để có một tương lai tốt hơn để lo cho bản thân và gia đình. Biết bao mơ ước hoài bão còn chưa thực hiện được mà anh ơi”.
3 câu chuyện cảm động đang 'gây bão' mạng xã hội
Những ngày qua, nhiều khán giả và là người dùng dịch vụ truyền hình trả tiền đã ngỡ ngàng khi 2 kênh nội dung VTV2 và VTV3 gián đoạn, sau đó... biến mất trong danh sách kênh tại một số nền tảng trả phí như FPT Play, MyTV hay TV360. Các kênh như VTV1, VTV4 tới VTV9, kênh Cần Thơ... vẫn xuất hiện và xem bình thường.Đến ngày 20.1, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Lý do ban đầu được 3 nền tảng OTT trả phí đưa ra là chưa đạt được thỏa thuận với VTV. Còn trong thông báo mới nhất được Thời báo VTV đưa ra tối 19.1, VTV cho biết từ cuối năm 2024, đơn vị đã làm việc và trao đổi với các đối tác là những bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về mô hình hợp tác mới, nhằm hài hòa giữa giá trị nội dung, chi phí đầu tư với lợi ích của khán giả cũng như doanh nghiệp."Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh", thông tin trên Thời báo VTV nêu.Sự việc này đang tạo nên làn sóng tranh luận ở cộng đồng người dùng bởi 2 kênh bị dừng là VTV2 (khoa học, công nghệ, giáo dục, cuộc sống) và VTV3 (thể thao, giải trí) diễn ra sau khi 13 kênh truyền hình của VTC cùng các kênh VOV, truyền hình Nhân Dân ngừng phát sóng từ ngày 15.1. Hiện các nền tảng truyền hình trả tiền như FPT Play, TV360, MyTV đang có hàng chục triệu người dùng trên cả nước, theo dõi ở các nền tảng từ TV tới thiết bị di động.Cũng theo Thời báo VTV, "kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền".Sau khi xảy ra tình trạng mất kênh, không ít người dùng hoang mang khi đã thanh toán phí truyền hình với các bên, tuy nhiên vẫn có nguy cơ không thể theo dõi đầy đủ các chương trình trên những nền tảng trực tuyến tới hết Tết Nguyên đán, khi thời gian từ nay tới trước khi nghỉ tết còn quá ít, khó có thể đủ để các bên đi đến một thỏa thuận chung. "Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đã đăng ký và trả tiền thuê bao dịch vụ", một chuyên gia nhận định.Một số ý kiến cho rằng việc VTV và doanh nghiệp đàm phán về bản quyền là mối quan hệ kinh tế của các bên, việc tắt sóng cần có lộ trình, thông báo cụ thể để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói chung, đặc biệt ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, thay vì đột ngột thực hiện gây tác động tới kế hoạch và thói quen của các hộ gia đình có nhu cầu theo dõi truyền hình. Hiện tại, để theo dõi VTV2 và VTV3 trên nền tảng OTT, người dùng có thể sử dụng phần mềm VTV Go, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, hoặc số ít nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tăng từ 18,3 triệu (năm 2023) lên 21,2 triệu tới hết năm 2024, tương đương tăng 14%. Trong khi đó, thuê bao dịch vụ truyền hình qua internet (OTT) cũng ghi nhận tăng trưởng từ 5,56 triệu lên 7,4 triệu, tương đương 33%.
Sinh viên Ngô Thị Ngọc Phương đã lấy ý tưởng từ những hình ảnh thân thuộc ở tỉnh Cà Mau như: cua, lá cây đước, cây mắm, khăn rằn, áo bà ba... để thực hiện đồ án. Phương muốn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường và quảng bá du lịch khi trình diễn đồ án tốt nghiệp.
Di sản thế giới thành phố ngầm thời tiền sử độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ
Sự hiện diện của Võ Hoàng Minh Khoa ở đội tuyển Việt Nam vừa bất ngờ, vừa... không gây ngạc nhiên. Bất ngờ ở chỗ, tiền vệ sinh năm 2001 trước đó không nằm trong "radar tìm người" của HLV Kim Sang-sik, khi nhà cầm quân người Hàn Quốc vốn trọng dụng các tiền vệ giàu kinh nghiệm như Nguyễn Hoàng Đức, Lê Phạm Thành Long hay Doãn Ngọc Tân. Tuy nhiên, không bất ngờ ở chỗ, Minh Khoa đã chơi ở đẳng cấp mà ông Kim khó lòng bỏ qua. Cầu thủ 24 tuổi có bước đệm thuận lợi, khi chơi cho đội bóng ưu ái phát triển nội binh như CLB Bình Dương. Song, thành công hôm nay của Minh Khoa đến từ cố gắng bền bỉ và dẻo dai suốt nhiều năm, để thay đổi định kiến từ một cầu thủ thuần túy cần mẫn, chỉ biết chạy và chạy, nay trở thành tiền vệ toàn năng gánh vác tuyến giữa đội bóng đất Thủ.Minh Khoa bước lên đội một Bình Dương đá V-League từ năm 2022, khi 21 tuổi. Phải đến mùa giải 2023 - 2024, tiền vệ này mới thực sự chiếm được chỗ đứng, với 23 lần ra sân (14 trận đá chính) cùng 2 bàn thắng. Dưới bàn tay huấn luyện của ông thầy khó tính Lê Huỳnh Đức, Minh Khoa được bố trí chơi tự do như "con thoi" chăm chỉ chạy trên "khung cửi" chiến thuật của Bình Dương. Khoảng thời gian đầu, Minh Khoa đá tương đối chân phương. Tiền vệ 24 tuổi chăm chạy, nhiệt tình tranh chấp, đánh chặn, rồi lại kéo bóng lên tuyến trên. Sự xông xáo nhiệt huyết tiềm ẩn trong thể hình khiêm tốn (chỉ cao 1,73 m) của Minh Khoa đã gây ấn tượng với cả HLV Lê Huỳnh Đức ở CLB Bình Dương và HLV Hoàng Anh Tuấn (U.23 Việt Nam). Dù vậy, Minh Khoa khi ấy vẫn chỉ là viên ngọc thô. Anh thiếu sự lì đòn như Ngọc Tân, cũng chưa đạt đến đẳng cấp che chắn và phát triển bóng như Hoàng Đức. Tiền vệ của CLB Bình Dương theo đuổi sự toàn năng, song ở mức... mỗi thứ biết một ít. Anh thừa cho U.23 Việt Nam (từng tỏa sáng ở giải U.23 Đông Nam Á 2023 và U.23 châu Á 2024), nhưng lại thiếu cho đội tuyển quốc gia, khi chưa từng được nhắm đến. Thế nhưng, như HLV Kim Sang-sik đã đề cập rằng phải chăm chỉ đến sân xem V-League để không bỏ lỡ nhân tài, nỗ lực của Minh Khoa đã đổi lấy quả ngọt. Mùa trước, Minh Khoa chỉ đá chính 53,8% số trận cho CLB Bình Dương. Còn mùa này là 86,7%. Anh mới ngồi dự bị 2 trận từ đầu giải. Dù đá cặp tuyến giữa với Odilzhon Abdurakhmanov, ngôi sao từng ra sân 29 trận cho đội tuyển Kyrgyzstan, nhưng Minh Khoa không lép vế.Nếu Abdurakhmanov đảm nhiệm vai trò giữ nhịp, Minh Khoa lại "cày ải" và càn quét tuyến giữa để kiến thiết lối chơi. Ở mùa thứ tư tại V-League, Minh Khoa đã chững chạc hơn. Xử lý tỉnh táo, tiết chế năng lượng cho những tình huống quan trọng, quan sát tốt.Thống kê cho thấy, dù chơi cho CLB Bình Dương hay U.23 Việt Nam, Minh Khoa đều có nhiều đường chuyền trên phần sân đối thủ với tỷ lệ chuẩn xác cao. Anh dám chuyền lên nhiều hơn, có thể vừa phòng ngự, rồi đâm lên hỗ trợ tấn công như một mũi lao nhờ nguồn năng lượng vô hạn.Ở tuyến giữa, Minh Khoa sẽ cạnh tranh với 3 tiền vệ. Hoàng Đức đang ở đỉnh cao phong độ, với vai trò ông chủ khu trung tuyến nhờ khả năng điều bóng và kiểm soát nhịp chơi tốt. Ngọc Tân đã qua thời đỉnh cao (31 tuổi), nhưng vẫn rất khỏe và sung mãn. Thái Sơn có lối chơi lăn xả và bền bỉ như Ngọc Tân, song trẻ và non kinh nghiệm hơn.Trong tay HLV Kim Sang-sik đang có nhiều tiền vệ chất lượng, mà mỗi người mang một sắc thái riêng.Dù vậy, giữa các tiền vệ vẫn có điểm chung: đều rất mẫn cán, có tầm hoạt động rộng cùng thể lực ấn tượng để đá đủ 90 phút. Tuyến giữa của thầy Kim có thể không cần đột biến, nhưng phải duy trì cường độ chơi ổn định trong cả trận để đảm bảo sự cân bằng trong tấn công và phòng ngự. Đội tuyển Việt Nam của thầy Kim luôn ưa thích những cầu thủ cần cù. Mà với phẩm chất này, Minh Khoa không thiếu. Tiền vệ của CLB Bình Dương là "động cơ máy dầu" phù hợp để tạo nên tuyến giữa cơ động và sáng tạo. Cờ đã đến tay, Minh Khoa còn chờ gì mà không phất!