5 lý do thoa kem chống nắng đều mà da vẫn đen sạm
Một câu nói của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng có thể tràn ngập trên mạng xã hội, được "copy – paste" khắp nơi, không cần kiểm chứng. Và vì quen miệng, nhiều người cứ thế mà tin.Bác sĩ dặn đừng uống thuốc linh tinh thì không tin, nhưng người nổi tiếng bảo "dùng cái này sẽ giảm cân cấp tốc" là mua ngay. Nhà khoa học mất cả chục năm nghiên cứu về vắc xin thì bị nghi ngờ, nhưng một TikToker bỗng dưng "cảm thấy nó nguy hiểm" thì có cả ngàn người gật gù. Một diễn viên đóng vai bác sĩ không có nghĩa là biết chữa bệnh. Một ca sĩ hát hay không có nghĩa là hiểu về tài chính. Một TikToker triệu view không có nghĩa là nói gì cũng thành chân lý. Nhưng cái danh của họ, cái spotlight (sự nổi bật trong công chúng) mà họ đứng dưới đó, chính là thứ khiến người ta quên mất rằng định kiến và niềm tin cá nhân không phải là sự thật.Có ai còn nhớ vụ kem trộn? Một nữ diễn viên nổi tiếng đăng bài "khen lấy khen để", bảo là "chị dùng rồi, da trắng hồng căng bóng". Hàng ngàn người lao vào mua, bôi lên mặt, tấm tắc khen đẹp. Một tháng sau, báo chí phanh phui sản phẩm chứa corticoid gây nhiễm độc da. Đám đông hoảng loạn, nhưng người hâm mộ nữ diễn viên thì vẫn bênh: "Chắc chị bị lừa thôi".Hay vụ một ca sĩ hô hào đầu tư tiền ảo, vẽ ra viễn cảnh tự do tài chính. Cả ngàn người đổ vào, có người vay mượn, có người bán đất bán xe, nghĩ rằng sẽ sớm đổi đời. Đến lúc dự án sập, hàng tỉ đồng bay hơi, thì ca sĩ ấy chỉ nói gọn lỏn: "Tôi cũng là nạn nhân". Xong, xóa bài, im lặng. Còn những người mất trắng thì ôm nợ.Thần tượng có thể lung linh trên sân khấu, có thể tỏa sáng trên mạng xã hội. Nhưng ánh đèn ấy không có nghĩa là sự thật. Khi tin tưởng một ai đó vô điều kiện, không chỉ đánh mất sự tỉnh táo, mà còn tự biến mình thành một chiếc loa phát lại, nghĩa là nói mà không nghĩ, chia sẻ mà không kiểm chứng, cổ vũ mà không biết đúng sai.Thế nên, đừng để cảm xúc quyết định lý trí. Đừng biến thần tượng thành chân lý. Hãy nghe, nhưng đừng nuốt chửng. Hãy tìm hiểu, trước khi tin tưởng. Hãy phân tích, trước khi chia sẻ.Một lời nói từ người có ảnh hưởng có thể thay đổi cách nhìn của cả xã hội. Nhưng trách nhiệm của người nghe là đừng để mình trở thành một phần của đám đông ù lì. Vì cuối cùng, chân lý không nằm ở danh tiếng, mà nằm ở tư duy của chính mình.Huỳnh Xuân Tùng(35 tuổi, Người sáng lập AI Content Lab)Trong truyền thông đại chúng, sự nổi tiếng không đồng nghĩa với sự đúng đắn. Một người có hàng triệu người theo dõi không có nghĩa là mọi phát ngôn của họ đều chính xác, có giá trị và đáng tin cậy.Thực tế, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhưng không có chuyên môn sâu về các lĩnh vực họ lên tiếng. Khi họ bày tỏ quan điểm, người hâm mộ có xu hướng tin tưởng tuyệt đối mà không kiểm chứng, dẫn đến hiệu ứng đám đông và lan truyền thông tin thiếu chính xác. Truyền thông có sức mạnh dẫn dắt nhận thức, nhưng công chúng cũng cần sự tỉnh táo. Không phải ai có danh tiếng cũng là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.Để tiếp nhận thông tin một cách đúng đắn, hãy đặt những câu hỏi: "Dữ liệu này có cơ sở không?". "Có bằng chứng khoa học nào xác nhận không?". "Đó là ý kiến cá nhân hay một sự thật khách quan?"…Ngưỡng mộ ai đó là quyền cá nhân. Nhưng trở thành người hâm mộ có tư duy phản biện mới là lựa chọn khôn ngoan. Hãy để sự thật dẫn lối, thay vì niềm tin mù quáng.Giảng viên Đặng Thiên Phong(Trưởng ngành Quan hệ Công chúng, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn)Trong thời đại bùng nổ internet, mạng xã hội, sức ảnh hưởng của người nổi tiếng ngày càng lớn. Họ tác động tới khán giả cả trong lĩnh vực giải trí và xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi phát ngôn đều đáng tin cậy.Nếu người hâm mộ mù quáng ủng hộ thần tượng mà không kiểm chứng tính đúng sai thì hậu quả sẽ khó lường. Thay vào đó, cần tiếp nhận thông tin một cách có ý thức.Trước hết, người nổi tiếng không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Họ có thể nổi bật trong âm nhạc, điện ảnh hay thể thao… nhưng không đủ kiến thức để nhận định chính xác về y tế, giáo dục hay kinh tế...Những phát biểu của họ là quan điểm cá nhân, bị chi phối bởi cảm xúc riêng hoặc nhằm mục đích gây chú ý mà có thể không dựa trên cơ sở khoa học. Nếu người nghe tin theo mà không xem xét kỹ, những thông tin sai lệch dễ dàng được lan truyền trên quy mô lớn, gây ra những hậu quả khó kiểm soát.Thêm vào đó, việc mù quáng chạy theo thần tượng sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Giả sử một người nổi tiếng tạo trend (xu hướng) thực hiện động tác yoga với độ khó cao mà thiếu các cảnh báo cần thiết của chuyên gia và người hâm mộ làm theo thì sẽ tạo thành trào lưu vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với giới trẻ, những người thường thích chạy theo xu hướng.Hơn nữa, khi phụ thuộc vào lời nói của người nổi tiếng, người theo dõi dần mất đi khả năng tư duy độc lập. Nếu một người thiếu năng lực tự đánh giá, họ vô tình trở nên thụ động, chỉ biết nghe theo người khác vô điều kiện. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của cá nhân, với quy mô lớn sẽ khiến xã hội khó tiến bộ.Tựu trung lại, cần thay đổi cách tiếp nhận thông tin từ người nổi tiếng. Họ có thể là nguồn cảm hứng nhưng lời nói của họ không phải chân lý tuyệt đối. Nên kiểm chứng thông tin qua các nguồn đáng tin cậy, đặt câu hỏi thường xuyên và tự đưa ra kết luận cho mình. Khi phát triển năng lực tự đánh giá, sẽ tránh được những hệ lụy từ việc ngưỡng mộ mù quáng, đồng thời giữ vững tinh thần tự chủ trong một thế giới công nghệ đầy rẫy những thông tin phức tạp.Thạc sĩ Lương Hòa(Marketing Freelancer tại TP.HCM)Người nổi tiếng vẫn là con người và con người thì luôn có những ưu, khuyết. Thế nên khi thần tượng một ai đó, chúng ta không nên bị niềm yêu thích dẫn dắt mù quáng. Cần phải hiểu người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao... nhưng họ không phải chuyên gia của mọi lĩnh vực, phát biểu của họ không đại diện cho một nhà xã hội học, giáo dục học hay một nhà khoa học tự nhiên mà chỉ đơn thuần cung cấp góc nhìn riêng của họ về một vấn đề. Vì đó là góc nhìn, quan điểm cá nhân của một người nên ta phải luôn xem xét quan điểm đó có gây ra những hiểu lầm, điều hướng dư luận đi tới con đường trái sự thật hay không?Trong xã hội mà thông tin tràn lan như hiện nay, phải tỉnh táo để nhận biết đúng sai để tránh bị thiệt hại về mình và rộng hơn là gây hại cho cả người xung quanh. Ví dụ như mua đồ, giới thiệu người thân sử dụng đồ được người nổi tiếng giới thiệu nhưng đồ mua về lại kém chất lượng, vừa mất tiền vừa hại sức khỏe… Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ những phát ngôn của người nổi tiếng, thiết nghĩ không chỉ người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình mà chính người trẻ khi tiếp nhận thông tin cũng phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn tin hay không tin, ủng hộ hay không ủng hộ. Hãy luôn đặt câu hỏi vì sao, hãy luôn đi tìm và xác minh tính chân thật, nói đúng hơn là giữ cho mình tư duy phản biện cho mọi vấn đề.Nguyễn Ngọc Minh Châu(Học viên Cao học ngành lý luận văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)Không thể phủ nhận rằng mỗi người cần có cho mình một thần tượng để noi theo, chẳng riêng về tài năng mà cả ở nhân cách của họ. Việc có một thần tượng là động lực giúp mỗi người cố gắng hơn trong cuộc sống.Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít người trẻ đặt niềm tin một cách mù quáng vào thần tượng của họ. Thần tượng, là người nổi tiếng, là KOL, KOC… nói gì thì họ cũng tin tưởng tuyệt đối, thậm chí đến mức mất đi sự tỉnh táo và khách quan. Họ xem lời nói của những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng, mạng xã hội là "chân lý" và tin tuyệt đối bằng mọi giá, bất chấp đúng sai.Sau những vụ việc gần đây, chỉ ra rằng không phải người nổi tiếng nào cũng có những am tường hiểu biết đa lĩnh vực. Và người nổi tiếng không phải nói gì cũng đúng. Thế nên, thiết nghĩ khi nghe người nổi tiếng nói, cũng cần biết chọn lọc thông tin, giữ vững lập trường và luôn đặt lý trí lên trên cảm xúc.Niê A Dũng(Sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội)Giá vàng hôm nay 11.4.2024: Rớt khỏi mức kỷ lục, vàng nhẫn vẫn neo gần 78,5 triệu
Cảnh báo: Nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30.4, từ ngày 1 - 2.5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 16.4.2024
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác có ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang, H.Quản Bạ và đông đảo người dân.Tại đây, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng đã báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện và kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.Ông Hùng cho biết, H.Quản Bạ có 55 tổ chức cơ sở Đảng, 4.253 đảng viên. Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện đạt nhiều kết quả nổi bật: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 7%; có 3/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 giải quyết việc làm cho 18.543 lao động, triển khai 134 dự án sinh kế, hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.828 hộ...Riêng thôn Nặm Đăm, ông Hùng cho hay, đây là thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, toàn thôn có 68 hộ với 307 khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao. Thôn hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, có 39 hộ làm dịch vụ homestay. Năm 2023, thôn vinh dự nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng.Sau khi nghe báo cáo của chính quyền và tiếp xúc với cán bộ, nhân dân H.Quản Bạ, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng, phấn khởi, ghi nhận những thành quả mà huyện đạt được.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mục tiêu của Đảng là chăm lo đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển; học sinh được đến trường đầy đủ để học tập, trưởng thành, trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương, đất nước; người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng những thiết bị y tế hiện đại.Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Hà Giang và H.Quản Bạ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, trước mắt là hoàn thành tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; tập trung rà phá bom mìn, tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ; phát huy thế mạnh của địa phương về phát triển du lịch và kinh tế biên mậu; gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; trao tặng kinh phí 30 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng công trình Khoa Khám chữa bệnh và điều trị cho Bệnh viện đa khoa H.Quản Bạ.Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã tham gia không gian thưởng thức trà shan tuyết Hà Giang; thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào các dân tộc và trao tặng 30 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện.
Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn…
'Trùm tiền ảo' Sam Bankman-Fried bị kết án tù
Một câu nói của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng có thể tràn ngập trên mạng xã hội, được "copy – paste" khắp nơi, không cần kiểm chứng. Và vì quen miệng, nhiều người cứ thế mà tin.Bác sĩ dặn đừng uống thuốc linh tinh thì không tin, nhưng người nổi tiếng bảo "dùng cái này sẽ giảm cân cấp tốc" là mua ngay. Nhà khoa học mất cả chục năm nghiên cứu về vắc xin thì bị nghi ngờ, nhưng một TikToker bỗng dưng "cảm thấy nó nguy hiểm" thì có cả ngàn người gật gù. Một diễn viên đóng vai bác sĩ không có nghĩa là biết chữa bệnh. Một ca sĩ hát hay không có nghĩa là hiểu về tài chính. Một TikToker triệu view không có nghĩa là nói gì cũng thành chân lý. Nhưng cái danh của họ, cái spotlight (sự nổi bật trong công chúng) mà họ đứng dưới đó, chính là thứ khiến người ta quên mất rằng định kiến và niềm tin cá nhân không phải là sự thật.Có ai còn nhớ vụ kem trộn? Một nữ diễn viên nổi tiếng đăng bài "khen lấy khen để", bảo là "chị dùng rồi, da trắng hồng căng bóng". Hàng ngàn người lao vào mua, bôi lên mặt, tấm tắc khen đẹp. Một tháng sau, báo chí phanh phui sản phẩm chứa corticoid gây nhiễm độc da. Đám đông hoảng loạn, nhưng người hâm mộ nữ diễn viên thì vẫn bênh: "Chắc chị bị lừa thôi".Hay vụ một ca sĩ hô hào đầu tư tiền ảo, vẽ ra viễn cảnh tự do tài chính. Cả ngàn người đổ vào, có người vay mượn, có người bán đất bán xe, nghĩ rằng sẽ sớm đổi đời. Đến lúc dự án sập, hàng tỉ đồng bay hơi, thì ca sĩ ấy chỉ nói gọn lỏn: "Tôi cũng là nạn nhân". Xong, xóa bài, im lặng. Còn những người mất trắng thì ôm nợ.Thần tượng có thể lung linh trên sân khấu, có thể tỏa sáng trên mạng xã hội. Nhưng ánh đèn ấy không có nghĩa là sự thật. Khi tin tưởng một ai đó vô điều kiện, không chỉ đánh mất sự tỉnh táo, mà còn tự biến mình thành một chiếc loa phát lại, nghĩa là nói mà không nghĩ, chia sẻ mà không kiểm chứng, cổ vũ mà không biết đúng sai.Thế nên, đừng để cảm xúc quyết định lý trí. Đừng biến thần tượng thành chân lý. Hãy nghe, nhưng đừng nuốt chửng. Hãy tìm hiểu, trước khi tin tưởng. Hãy phân tích, trước khi chia sẻ.Một lời nói từ người có ảnh hưởng có thể thay đổi cách nhìn của cả xã hội. Nhưng trách nhiệm của người nghe là đừng để mình trở thành một phần của đám đông ù lì. Vì cuối cùng, chân lý không nằm ở danh tiếng, mà nằm ở tư duy của chính mình.Huỳnh Xuân Tùng(35 tuổi, Người sáng lập AI Content Lab)Trong truyền thông đại chúng, sự nổi tiếng không đồng nghĩa với sự đúng đắn. Một người có hàng triệu người theo dõi không có nghĩa là mọi phát ngôn của họ đều chính xác, có giá trị và đáng tin cậy.Thực tế, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhưng không có chuyên môn sâu về các lĩnh vực họ lên tiếng. Khi họ bày tỏ quan điểm, người hâm mộ có xu hướng tin tưởng tuyệt đối mà không kiểm chứng, dẫn đến hiệu ứng đám đông và lan truyền thông tin thiếu chính xác. Truyền thông có sức mạnh dẫn dắt nhận thức, nhưng công chúng cũng cần sự tỉnh táo. Không phải ai có danh tiếng cũng là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.Để tiếp nhận thông tin một cách đúng đắn, hãy đặt những câu hỏi: "Dữ liệu này có cơ sở không?". "Có bằng chứng khoa học nào xác nhận không?". "Đó là ý kiến cá nhân hay một sự thật khách quan?"…Ngưỡng mộ ai đó là quyền cá nhân. Nhưng trở thành người hâm mộ có tư duy phản biện mới là lựa chọn khôn ngoan. Hãy để sự thật dẫn lối, thay vì niềm tin mù quáng.Giảng viên Đặng Thiên Phong(Trưởng ngành Quan hệ Công chúng, Trường CĐ Văn Lang Sài Gòn)Trong thời đại bùng nổ internet, mạng xã hội, sức ảnh hưởng của người nổi tiếng ngày càng lớn. Họ tác động tới khán giả cả trong lĩnh vực giải trí và xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi phát ngôn đều đáng tin cậy.Nếu người hâm mộ mù quáng ủng hộ thần tượng mà không kiểm chứng tính đúng sai thì hậu quả sẽ khó lường. Thay vào đó, cần tiếp nhận thông tin một cách có ý thức.Trước hết, người nổi tiếng không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Họ có thể nổi bật trong âm nhạc, điện ảnh hay thể thao… nhưng không đủ kiến thức để nhận định chính xác về y tế, giáo dục hay kinh tế...Những phát biểu của họ là quan điểm cá nhân, bị chi phối bởi cảm xúc riêng hoặc nhằm mục đích gây chú ý mà có thể không dựa trên cơ sở khoa học. Nếu người nghe tin theo mà không xem xét kỹ, những thông tin sai lệch dễ dàng được lan truyền trên quy mô lớn, gây ra những hậu quả khó kiểm soát.Thêm vào đó, việc mù quáng chạy theo thần tượng sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Giả sử một người nổi tiếng tạo trend (xu hướng) thực hiện động tác yoga với độ khó cao mà thiếu các cảnh báo cần thiết của chuyên gia và người hâm mộ làm theo thì sẽ tạo thành trào lưu vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với giới trẻ, những người thường thích chạy theo xu hướng.Hơn nữa, khi phụ thuộc vào lời nói của người nổi tiếng, người theo dõi dần mất đi khả năng tư duy độc lập. Nếu một người thiếu năng lực tự đánh giá, họ vô tình trở nên thụ động, chỉ biết nghe theo người khác vô điều kiện. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của cá nhân, với quy mô lớn sẽ khiến xã hội khó tiến bộ.Tựu trung lại, cần thay đổi cách tiếp nhận thông tin từ người nổi tiếng. Họ có thể là nguồn cảm hứng nhưng lời nói của họ không phải chân lý tuyệt đối. Nên kiểm chứng thông tin qua các nguồn đáng tin cậy, đặt câu hỏi thường xuyên và tự đưa ra kết luận cho mình. Khi phát triển năng lực tự đánh giá, sẽ tránh được những hệ lụy từ việc ngưỡng mộ mù quáng, đồng thời giữ vững tinh thần tự chủ trong một thế giới công nghệ đầy rẫy những thông tin phức tạp.Thạc sĩ Lương Hòa(Marketing Freelancer tại TP.HCM)Người nổi tiếng vẫn là con người và con người thì luôn có những ưu, khuyết. Thế nên khi thần tượng một ai đó, chúng ta không nên bị niềm yêu thích dẫn dắt mù quáng. Cần phải hiểu người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao... nhưng họ không phải chuyên gia của mọi lĩnh vực, phát biểu của họ không đại diện cho một nhà xã hội học, giáo dục học hay một nhà khoa học tự nhiên mà chỉ đơn thuần cung cấp góc nhìn riêng của họ về một vấn đề. Vì đó là góc nhìn, quan điểm cá nhân của một người nên ta phải luôn xem xét quan điểm đó có gây ra những hiểu lầm, điều hướng dư luận đi tới con đường trái sự thật hay không?Trong xã hội mà thông tin tràn lan như hiện nay, phải tỉnh táo để nhận biết đúng sai để tránh bị thiệt hại về mình và rộng hơn là gây hại cho cả người xung quanh. Ví dụ như mua đồ, giới thiệu người thân sử dụng đồ được người nổi tiếng giới thiệu nhưng đồ mua về lại kém chất lượng, vừa mất tiền vừa hại sức khỏe… Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ những phát ngôn của người nổi tiếng, thiết nghĩ không chỉ người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình mà chính người trẻ khi tiếp nhận thông tin cũng phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn tin hay không tin, ủng hộ hay không ủng hộ. Hãy luôn đặt câu hỏi vì sao, hãy luôn đi tìm và xác minh tính chân thật, nói đúng hơn là giữ cho mình tư duy phản biện cho mọi vấn đề.Nguyễn Ngọc Minh Châu(Học viên Cao học ngành lý luận văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)Không thể phủ nhận rằng mỗi người cần có cho mình một thần tượng để noi theo, chẳng riêng về tài năng mà cả ở nhân cách của họ. Việc có một thần tượng là động lực giúp mỗi người cố gắng hơn trong cuộc sống.Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít người trẻ đặt niềm tin một cách mù quáng vào thần tượng của họ. Thần tượng, là người nổi tiếng, là KOL, KOC… nói gì thì họ cũng tin tưởng tuyệt đối, thậm chí đến mức mất đi sự tỉnh táo và khách quan. Họ xem lời nói của những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng, mạng xã hội là "chân lý" và tin tuyệt đối bằng mọi giá, bất chấp đúng sai.Sau những vụ việc gần đây, chỉ ra rằng không phải người nổi tiếng nào cũng có những am tường hiểu biết đa lĩnh vực. Và người nổi tiếng không phải nói gì cũng đúng. Thế nên, thiết nghĩ khi nghe người nổi tiếng nói, cũng cần biết chọn lọc thông tin, giữ vững lập trường và luôn đặt lý trí lên trên cảm xúc.Niê A Dũng(Sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội)