Công trình kéo dài, đi lại khó khăn
Chiều 1.3, không khí trên sân vận động trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam Cup Thaco lần thứ 3 chính thức khởi tranh. Hàng nghìn sinh viên, cổ động viên đã phủ kín khán đài, mang theo cờ, băng rôn, trống kèn để cổ vũ cho các đội bóng tham dự. Tiếng hò reo, vỗ tay vang dội khắp sân, tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt như một trận đấu chuyên nghiệp.Đặc biệt, sự xuất hiện của HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Kim Sang-Sik trên khán đài càng khiến không khí thêm bùng nổ. Ngay khi ông bước ra khu vực khán đài, đông đảo người hâm mộ đã nhận ra và lập tức vây quanh, xin chữ ký, chụp ảnh kỷ niệm. Một số sinh viên thậm chí còn mang theo áo đấu của đội tuyển Việt Nam và hồ hởi nhờ ông ký tặng. Trước tình cảm nồng nhiệt của người hâm mộ, HLV Kim Sang-Sik không giấu được nụ cười thân thiện và sẵn sàng giao lưu, trò chuyện với các bạn trẻ.Trả lời phỏng vấn sau khi theo dõi buổi khai mạc, HLV trưởng ĐT Việt Nam đánh giá cao tinh thần thi đấu của các cầu thủ trẻ và tin rằng bóng đá sinh viên sẽ là bệ phóng quan trọng cho bóng đá Việt Nam."Tôi rất vui mừng khi có thể đến tham dự giải đấu ngày hôm nay. Dù thời tiết khá nóng bức, nhưng tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết và sôi nổi của các sinh viên. Điều này thực sự khiến tôi rất ấn tượng. Sự cổ vũ cuồng nhiệt của các bạn cũng là một điểm đặc biệt, tạo nên không khí bóng đá rất đáng nhớ", ông nói.Khi được hỏi về vai trò của các giải đấu sinh viên trong việc phát triển bóng đá, ông Kim nhấn mạnh: "Tôi biết đây chỉ là một giải đấu dành cho học sinh, sinh viên, nhưng thông qua sự cạnh tranh lành mạnh, các bạn có thể có một môi trường tốt để rèn luyện và phát triển. Không chỉ là bóng đá, mà trong học tập hay bất cứ lĩnh vực nào, tinh thần nỗ lực và lòng tự hào về màu cờ sắc áo của trường mình sẽ giúp các bạn tiến xa hơn".Việc mở rộng giao lưu quốc tế không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn mà còn tạo động lực lớn hơn cho bóng đá sinh viên Việt Nam.HLV Kim Sang-Sik dành thời gian chụp ảnh cùng người hâm mộ trước khi rời đi trong tiếng reo hò đầy phấn khích. Hình ảnh vị thuyền trưởng đội tuyển quốc gia gần gũi, nhiệt tình với các bạn trẻ đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người hâm mộ có mặt tại sân vận động chiều nay.Ngân hàng Nhà nước cung ứng vàng miếng, đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất trang sức
"2 linh vật rồng được đặt hướng ra biển, nhìn rất oai hùng. Từng chiếc râu, chân, vảy được cắt tỉa công phu, tỉ mỉ. Với mình đây là linh vật rồng khá "độc lạ" ở miền Tây", Nguyễn Hoàng Phương (24 tuổi), ngụ tại xã Giao Thạnh, H.Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho hay.
Có một tuyệt khúc biển...
Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 (bắt đầu từ ngày 25.3), VFF đã lên kế hoạch khá chi tiết. Theo đó, ngày 20.3, đội tuyển Việt Nam dự kiến có trận giao hữu với Myanmar trên sân Bình Dương. Đây là trận đấu để HLV Kim Sang-sik rà soát đội hình, đánh giá tổng quát lần cuối lực lượng của đội tuyển Việt Nam, trước khi chúng ta tham dự vòng loại giải châu Á. Ở các trận đấu trong tháng 3 và tháng 6 năm nay, trong khuôn khổ vòng loại Asian Cup, đội tuyển Việt Nam chắc chắn vắng mặt tiền đạo Nguyễn Xuân Son do chấn thương. Đây là rủi ro của đội tuyển Việt Nam nói chung và rủi ro của Xuân Son nói riêng, nhưng cũng là cơ hội cho các tiền đạo khác thể hiện năng lực, chứng minh sự cần thiết của họ với đội tuyển.Ngoài Nguyễn Tiến Linh gần như chắc suất thi đấu ở vị trí trung phong thay Xuân Son, các tiền đạo khác sẽ cạnh tranh chỗ đứng chơi bên cạnh cầu thủ đang khoác áo đội Bình Dương. Ở một số loạt trận thuộc các giải đấu trong nước những ngày qua (V-League và Cúp quốc gia), có 2 chân sút nội đang thể hiện tốt, gồm Nhâm Mạnh Dũng (Thể Công Viettel) và Nguyễn Trần Việt Cường (Bình Dương). 2 tiền đạo này không có mặt tại AFF Cup 2024, nhưng có thể họ sẽ được trao cơ hội tại vòng loại Asian Cup 2027. Cả Việt Cường (cao 1,80 m) lẫn Mạnh Dũng (1,81 m) đều là những tiền đạo có ưu thế về thể hình, kỹ thuật khá, có kinh nghiệm thi đấu quốc tế, nhờ từng khoác áo đội tuyển U.23 Việt Nam trước đây. Riêng Việt Cường có thêm khả năng đá phạt tốt, sẽ giúp đội tuyển Việt Nam tăng thêm độ nguy hiểm trong các tình huống cố định. Sẽ không bất ngờ nếu các tiền đạo này được thi đấu trong trận gặp Lào (ngày 25.3) tại vòng loại Asian Cup, hoặc trận giao hữu với Myanmar (ngày 20.3).Cũng trong số các tiền đạo không được tham dự AFF Cup 2024, cầu thủ trẻ Đình Bắc (CLB Công an Hà Nội) và ngôi sao kỳ cựu Nguyễn Công Phượng (Bình Phước) cũng là những cái tên đang được người hâm mộ quan tâm. Đây là những mẫu cầu thủ chơi thiên về kỹ thuật, có thể giúp HLV Kim Sang-sik chuyển đổi lối chơi tấn công của đội tuyển Việt Nam, từ lối đá bóng dài, thiên về thể lực, dồn nhiều bóng cho Xuân Son trước đây, chuyển sang lối phối hợp bóng ngắn, kiểm soát bóng nhiều hơn ở tuyến trên, trong bối cảnh Xuân Son đã chấn thương.Ngược lại, về phía những tiền đạo từng có tên trong đội hình dự AFF Cup, nhưng vẫn cần phải phấn đấu nhiều hơn, nếu không muốn mất chỗ ở đội tuyển quốc gia. Số này có tiền đạo Đinh Thanh Bình, người thể hiện khá nhạt nhòa tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Đinh Thanh Bình cũng là tiền đạo duy nhất của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, không ghi được bàn thắng nào.Thanh Bình phải chứng minh mình hiệu quả hơn trước, mới mong giữ được chỗ đứng trong sắc áo đội tuyển, trong bối cảnh hiện có rất đông các tiền đạo khác, như Nhâm Mạnh Dũng, Nguyễn Trần Việt Cường, Nguyễn Đình Bắc, hay Nguyễn Công Phượng đầy khao khát thế chỗ Đinh Thanh Bình ở đội tuyển Việt Nam.Ngay đến những người đã thể hiện khá ở AFF Cup như Bùi Vĩ Hào hay Nguyễn Văn Toàn, họ vẫn cần thể hiện tốt hơn nữa, nhằm chứng minh họ xứng đáng trụ lại đội tuyển quốc gia. Sự cạnh tranh của các tiền đạo nội trong những ngày tới vì thế sẽ rất gay cấn. Và sự cạnh tranh nói trên sẽ tạo động lực giúp đội tuyển Việt Nam phát triển tốt hơn, tạo động lực để sân cỏ trong nước tốt hơn, hấp dẫn hơn!
Đó là lý do tại sao bên cạnh những thay đổi trong lối sống, đa số trường hợp, người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát tốt huyết áp. Sau đây, một chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm làm việc, chia sẻ lưu ý quan trọng khi dùng thuốc huyết áp mà người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Bác sĩ Suranjit Chatterjee, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng họ đã uống thuốc đúng theo liều chỉ dẫn mà huyết áp của họ vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do hầu hết chúng ta không biết rằng kiểm soát huyết áp cao không chỉ là uống thuốc, mà là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo tờ Indian Express.Thuốc huyết áp hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý khác nhau, như làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim hoặc ngăn cơ thể giữ lại lượng chất lỏng dư thừa.Khi dùng thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thuốc sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đảm bảo kiểm soát liên tục huyết áp và ngăn ngừa biến động. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, hiệu quả có thể giảm đi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát.Việc quên liều hoặc uống thuốc không đúng giờ có thể dẫn đến tăng huyết áp tái phát - là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Khi nồng độ thuốc không ổn định, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu hoặc hồi hộp. Duy trì thói quen nhất quán giúp giảm thiểu những vấn đề này. Theo một lịch trình cố định giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn. Không bao giờ được tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.Ngoài ra, đừng bao giờ để hết thuốc. Luôn dự trữ thuốc ở nhà. Luôn đến bác sĩ tái khám để lấy thuốc trước khi hết thuốc.Nếu không dùng thuốc, huyết áp của người bệnh có thể tăng đột ngột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo trang tin y tế WebMD.Trong thời gian ngắn, huyết áp có thể tăng đột ngột kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận và kháng thuốc cao hơn.Phải làm gì nếu quên một liều?Mẹo để duy trì đúng tiến độ
Doanh nghiệp mong muốn gì để phục hồi sản xuất?
Cùng đi với Tổng Bí thư Tô Lâm có Trưởng ban Nội Chính T.Ư Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng T.Ư Đảng; Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các lãnh đạo Văn phòng T.Ư Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư và tỉnh Ninh Bình.Trước anh linh các bậc tiên đế, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác bày tỏ quyết tâm, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nguyện tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng và truyền thống yêu nước của dân tộc, cùng đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu chung sức, đồng lòng quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, tạo đà đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Cũng trong sáng 31.1, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã đến dâng hương tại Đền thờ Vua Lý Thái Tổ, Vua Trần Nhân Tông và các bậc tiên đế, tiền nhân tại khu vực Đàn Kính Thiên (xã Gia Sinh, H.Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).Tiếp đó, tại TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ năm 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cách đây hơn 65 năm, ngày 28.11.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Tết trồng cây, đăng trên Báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng, chăm sóc cây xanh, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng. Người chỉ rõ: "Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều", "đó cũng là cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia" và Người đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" trong cả nước.Lời kêu gọi của Người nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực bằng tinh thần tự giác, hành động cụ thể. Từ đó tới nay, mỗi độ xuân về, "Tết trồng cây" đã thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đây không chỉ là một hoạt động mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc, mà còn là hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, hướng tới một hành tinh xanh, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.Tổng Bí thư nêu rõ, quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình 2021 - 2030 xác định mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản đạt tiêu chí, năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc T.Ư. Tổng Bí thư đề nghị tỉnh phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho tăng trưởng xanh, hài hòa, bền vững, dựa vào kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, gắn với đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người cần ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái; phải hình thành những phong trào sâu rộng với sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi hành động cụ thể như trồng cây xanh, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi xanh... đều góp phần xây dựng một Việt Nam xanh.Cùng với đó là hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với truyền thống lịch sử lâu đời, với sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, bảo vệ tốt môi trường sinh thái để thực hiện thành công chiến lược phát triển nhanh và bền vững khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, TP.Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.