$518
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sv3888. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sv3888.Buổi triển lãm và ra mắt sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ (Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á có sự góp mặt của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM... cùng đông đảo khách mời và bạn đọc. Đặc biệt, 6 người dân của Làng Nủ, gồm ông Hoàng Văn Diệp (trưởng thôn), ông Sầm Văn Bóng, bà Hoàng Thị Bóng, bà Nguyễn Thị Kim, bà Hoàng Thị Thanh cùng bé Hoàng Ngọc Lan cũng tham dự chương trình và giao lưu cùng mọi người. Tập sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ được cấu trúc thành 5 phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước; Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ; Những sẻ chia ấm áp tình người; Sau cơn mưa trời lại sáng; Mùa xuân đầu tiên. Qua những hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ của NSNA Nguyễn Á, Làng Nủ hiện lên như một câu chuyện cổ tích có hậu. Sau những đau thương, mất mát, Làng Nủ đã hồi sinh và bắt đầu đón mùa xuân đầu tiên ở khu tái định cư.Tham dự tại buổi triển lãm, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bày tỏ xúc động khi được gặp một số người dân của thôn Làng Nủ. Bà gửi lời chia sẻ và động viên trước những mất mát của người dân nơi đây. "Thiên tai là điều không ai muốn, dù vậy, mong bà con cố gắng vượt qua khó khăn, vươn lên để xây dựng quê hương Làng Nủ trong đau thương trở thành một Làng Nủ ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. Tôi tin bà con sẽ làm được điều đó", bà nhắn gửi.Với những người dân thôn Làng Nủ ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, ký ức về trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024 vẫn luôn ám ảnh họ. Nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, khiến bà Hoàng Thị Bóng, bà Hoàng Thị Thanh nhiều lần không kiềm được xúc động, rơi nước mắt khi kể lại. Dẫu vậy, họ luôn động viên nhau phải cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương.Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ chia sẻ: "Chúng tôi rất xúc động khi có mặt ở đây, nhìn thấy những bức ảnh mà anh Nguyễn Á chụp lại được tại thôn Làng Nủ sau khi xảy ra thiên tai. Thời gian qua, bà con thôn Làng Nủ được sự quan tâm, yêu thương của Đảng, Nhà nước cũng như người dân trên khắp cả nước giúp đỡ. Hiện nay, bà con đã hồi sinh, dần trở lại cuộc sống".Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, đây có lẽ là buổi triển lãm và ra mắt sách ý nghĩa nhất của anh. Để có thể hoàn thành tập sách này, Nguyễn Á đã đến Làng Nủ 11 lần, trực tiếp ghi lại những ngày quân và dân cùng nhau khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi cũng như cùng ăn, ở với người dân. Dịp Tết Nguyên đán 2025, anh cũng ở lại Làng Nủ để cùng người dân đón tết đầu tiên trên vùng đất mới sau bao nỗi đau. "Đến Làng Nủ, tôi đã tận mắt nhìn thấy những mất mát, đau thương tột cùng, cũng như cảm nhận sự ấm áp của tình yêu thương, tôi thêm thấu hiểu về cái gọi là 'sự sống nảy sinh từ cái chết'. Nên lần này, Vươn lên thôn Làng Nủ là cuốn sách thứ 21 của tôi, cùng với 3 cuộc triển lãm sắp tới tại TP.HCM, Hà Nội và tại Làng Nủ là cơ hội để tôi gửi đến mọi người thông điệp: 'Hãy cùng nhau trao yêu thương và hy vọng. Mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua, cùng chung tay để cuộc sống thêm tốt đẹp'. Hy vọng mong muốn này được lan tỏa đến nhiều trái tim để chúng ta có thể đồng hành cùng thực hiện những việc làm thật ý nghĩa, giúp bà con Làng Nủ vượt qua giai đoạn khó khăn", anh chia sẻ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sv3888. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sv3888.Dự kiến tại kỳ họp bất thường vào tháng 2 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, 18 chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong số này có nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và quyết định của UBND cấp xã.Tại tờ trình dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã.Báo cáo đánh giá tác động chính sách từ Bộ Tư pháp cho thấy, từ năm 2016 - 2023, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành tại Việt Nam là rất khác nhau. 21/63 tỉnh có cấp xã không ban hành nghị quyết; 17/63 tỉnh có cấp xã không ban hành quyết định; một số tỉnh, cấp xã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào trong 8 năm thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bắc Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Ngược lại, có một số tỉnh, cấp xã còn ban hành số lượng khá lớn văn bản quy phạm pháp luật (Bình Định: 1.899 văn bản, Đồng Nai: 2.838 văn bản, Hà Nội: 4.183 văn bản). Bộ Tư pháp nhận định việc giảm số lượng đã chứng minh chủ trương hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật ở địa phương. Bởi lẽ ở cấp xã, người làm công tác xây dựng pháp luật vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là cấp hành chính cơ sở, chỉ tập trung nguồn lực vào công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế không nhiều, các quy định mang tính chất quy phạm.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Tư pháp cho rằng cần bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành, nhằm đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Song song với việc bãi bỏ, dự thảo luật sửa đổi cũng quy định rõ: nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp xã đã ban hành sẽ tiếp tục có hiệu lực đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.Một nội dung quan trọng khác tại dự thảo luật sửa đổi, đó là tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo bổ sung một số nguyên tắc quan trọng như: kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Đồng thời phải bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; kịp thời giải quyết vấn đề bất cập, yêu cầu phát sinh từ thực tiễn; bảo đảm quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn được thể hiện tại nội dung cụ thể của một số điều như: xin ý kiến của Bộ Chính trị đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của đảng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật… ️
Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh 2025 (SCSE) thu hút hơn 600 đơn vị triển lãm, 150 đại diện thành phố và 200 phiên họp do chuyên gia chủ trì. Lượng khách quốc tế tham dự sự kiện cũng cao kỷ lục (tăng 28% so với năm trước). Cụ thể, 2.806 khách quốc tế đến từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, 138 thành phố. Trong đó, 5 quốc gia có lượng khách tham quan lớn nhất gồm: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hungary.Trước và trong lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo của Đài Loan và chuyên gia quốc tế đã chia sẻ nhiều nội dung thu hút về quản trị theo định hướng AI, chăm sóc sức khỏe thông minh, chuyển đổi số và hợp tác thành phố thông minh toàn cầu.Ông Charles Lin, Phó thị trưởng TP.Cao Hùng (Đài Loan), cho biết: "Cao Hùng đi đầu trong đổi mới thành phố thông minh, tích hợp 5G, AI và dữ liệu lớn để tạo ra các dịch vụ công hiệu quả, cơ sở hạ tầng bền vững và cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trước những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ, SCSE 2025 cung cấp nền tảng quan trọng để các thành phố học hỏi lẫn nhau và thúc đẩy quá trình chuyển đổi có ý nghĩa".Đến từ Cơ quan phát triển kỹ thuật số Đài Loan, ông Jiunn Shiow Lin, nhìn nhận: "Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là điều cần thiết". Ông Jiunn Shiow Lin cho biết cơ quan này đang đẩy nhanh chương trình nghị sự về thành phố thông minh của Đài Loan bằng cách thúc đẩy đổi mới trong quản trị theo định hướng AI, an ninh số, chăm sóc sức khỏe thông minh và cơ sở hạ tầng đô thị. "SCSE 2025 đóng vai trò là cầu nối giữa các ngành công nghiệp và chính quyền, góp phần vào việc định hình các thành phố trong tương lai", ông Jiunn Shiow Lin nói thêm.Từ góc nhìn của lãnh đạo chính quyền quận Cam (Mỹ), ông Steven M. Neuhaus, nói: "Tương lai của các thành phố thông minh nằm ở các quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu và việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh mang đến cơ hội quan trọng để khám phá sự tương hỗ giữa các quốc gia và khu vực, đảm bảo chúng ta cùng nhau xây dựng môi trường đô thị thông minh hơn".Chia sẻ trong lễ khai mạc, ông Paul S.L. Peng, Chủ tịch Hiệp hội máy tính Đài Bắc (TCA), nhấn mạnh: "SCSE 2025 sẽ là sự kiện mang tính bước ngoặt cho đổi mới thành phố thông minh do AI thúc đẩy. Sự dẫn đầu của Đài Bắc và Cao Hùng trong số hóa chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng bền vững và tích hợp AI đang định hình tương lai của các hệ sinh thái đô thị thông minh".Với chủ đề "Chuyển đổi số và xanh", triển lãm thành phố thông minh lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm nay tập trung về ứng dụng AI, quản trị thông minh, hiệu suất năng lượng, nhà máy điện ảo, tính bền vững hướng đến phát thải ròng bằng 0 và hợp tác toàn cầu. Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh 2025 diễn ra tại Đài Bắc từ ngày 18 - 21.3 và Cao Hùng từ ngày 20 - 22.3. ️
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà. ️