Tôm cá trúng giá, nông dân không có hàng bán
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.Vinhomes khởi công dự án nhà ở xã hội lớn nhất Hải Phòng
Ngày 4.3, tại vùng lõi thuộc vịnh Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), Tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh khi tuần tra kiểm soát đã phát hiện tàu cá QN - 40476-TS đang có hành vi sử dụng lồng cào sắt để khai thác thủy sản.Sau đó, tổ công tác đưa phương tiện cùng tang vật về cảng công tác Bến Đoan (P.Hồng Gai, TP.Hạ Long) để xử lý theo quy định.Làm việc với cơ quan chức năng, lái tàu khai danh tính là P.V.Đ (42 tuổi, trú tại khu 7, P.Phong Hải, TX.Quảng Yên, Quảng Ninh).Theo UBND TP.Hạ Long, từ năm 2017, tỉnh Quảng Ninh có quy định cấm đánh bắt thủy sản trong vùng lõi vịnh Hạ Long cũng như quyết liệt xử lý việc sử dụng các dụng cụ, ngư cụ đánh bắt theo kiểu hủy diệt.Trong vòng 1 năm qua, lực lượng chức năng bắt giữ 34 vụ với 34 đối tượng, khởi tố 1 vụ, 1 bị can về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; xử phạt 33 vụ vì hành vi vi phạm lĩnh vực thủy sản, trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 554,5 triệu đồng.
Tại sao Nam Á ô nhiễm nhất?
Ngày 19.2, UBND TP.Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã tổ chức "Hội xuân Liêng Nung" (kéo dài đến ngày 20.2) tại bon N'Jiêng (xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa). Hội xuân có sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã, phường trên địa bàn TP.Gia Nghĩa.
Ngày 7.3, ông Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, ký công văn chỉ đạo các sở, ban tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tạm dừng việc khởi công các công trình, dự án đầu tư mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, trung tâm văn hóa thể thao, trụ sở công an, trụ sở ban chỉ huy quân sự của cấp huyện, cấp xã quản lý thuộc kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2025.Riêng đối với các dự án, công trình chuyển tiếp vốn năm 2024 sang 2025 và đang thi công, UBND cấp huyện rà soát để thực hiện phù hợp, đảm bảo không lãng phí vốn đầu tư.UBND tỉnh Long An giao Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Kho bạc Nhà nước Khu vực XVII và các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện và kịp thời tham mưu UBND tỉnh trong quá trình thực hiện đảm bảo hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các sở, ban tỉnh, UBND cấp huyện có văn bản đề xuất gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo đối với từng trường hợp cụ thể.Trao đổi thêm về vấn đề này với PV Thanh Niên, ông Huỳnh Văn Sơn cho biết, văn bản trên chỉ áp dụng đối với việc xây mới, sửa chữa trụ sở cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã. Đối với các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có sử dụng vốn ngân sách năm 2025 vẫn diễn ra bình thường. UBND tỉnh Long An chỉ đạo tạm dừng khởi công xây mới, sửa chữa trụ sở cấp huyện, xã để đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng theo thực tế các trụ sở cơ quan nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn theo tinh thần Kết luận số 126 và 127 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn nhiều hứa hẹn
Theo đại diện Cục CSGT, sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1 - 31.1), tình hình tai nạn giao thông đường bộ đã chuyển biến rất rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm ngoái và thời gian trước liền kề.Thống kê cho thấy, trong 1 tháng đầu Nghị định 168 có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương. Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỉ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Trong đó, 70.426 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, giảm 10.484 trường hợp (giảm 13%); vi phạm tốc độ: 73.043 trường hợp, giảm 1.545 trường hợp (giảm 2,1%); vi phạm chất ma túy: 589 trường hợp, giảm 161 trường hợp (giảm 21,5%); vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng: 4.531 trường hợp, giảm 3.564 trường hợp (giảm 44%); chở quá số người quy định: 2.695 trường hợp, giảm 2.299 trường hợp (giảm 46%); vi phạm phần đường, làn đường: 11.572 trường hợp, giảm 5.097 trường hợp (giảm 30,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông: 5.106 trường hợp, giảm 2.957 trường hợp (giảm 36,7%); không đội mũ bảo hiểm: 33.193 trường hợp, giảm 10.362 trường hợp (giảm 23,8%)...Đại diện Cục CSGT cho hay, sau 1 tháng thực hiện nghị định, có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm giảm đáng kể so với thời gian trước liền kề, cho thấy ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT."Tại các nút giao, người dân đã tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh đèn tín hiệu, xếp hàng trật tự, không còn tình trạng dừng đỗ chen lấn vào các làn đường, chiều đường… Qua đó không xuất hiện tình trạng ùn kéo dài, chỉ xuất hiện cục bộ, sau từ 2 đến 3 nhịp đèn tín hiệu có thể lưu thông. Khách quốc tế đánh giá cao việc chấp hành giao thông của người dân nước ta", đại diện Cục CSGT cho hay.Thời gian tới, CSGT toàn quốc sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và sẽ xử lý trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông "văn minh", "hiện đại" và "an toàn". Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương rà soát hoàn thiện yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông.