Giải bóng rổ VBA 2023: Hanoi Buffaloes đánh bại Danang Dragons
Johor Darul Tazim là đại diện duy nhất của bóng đá Malaysia, 1 trong 2 đại diện của bóng đá Đông Nam Á (đội kia là Buriram United của Thái Lan) lọt vào vòng đấu knock-out AFC Champions League Elite (cúp C1 châu Á) mùa giải 2024-2025. Đội bóng Malaysia lọt vào vòng 16 đội nhờ thành tích đánh bại các đại diện của bóng đá Hàn Quốc và Trung Quốc ở vòng bảng.Tại AFF Cup 2024, do bất đồng giữa CLB Johor Darul Tazim với đội tuyển Malaysia, Johor Darul Tazim không đồng ý để các cầu thủ của họ lên đội tuyển. Bản thân AFF Cup cũng là giải đấu nằm ngoài FIFA Days nên Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) cũng không thể can thiệp.Dù vậy, đến vòng loại Asian Cup 2027, bất đồng này đã được giải quyết, Johor Darul Tazim cũng không còn lý do gì để ngăn các cầu thủ của họ góp mặt trong màu áo đội tuyển Malaysia. Có đến 9 cầu thủ thuộc CLB Johor Darul Tazim được triệu tập, gồm thủ môn Syihan Hazmi, các hậu vệ Matthew Davies, Shahrul Saad, La'Vere Corbin-Ong, các tiền vệ Afiq Fazail, Natxo Insa, các tiền đạo Romel Morales, Arif Aiman Hanapi và Mohamadou Sumareh. Tất cả những người này đều là trụ cột của đội tuyển Malaysia trong vài năm qua.Đội hình của đội tuyển Malaysia chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 cũng có đến 11 cầu thu nhập tịch, sinh ra bên ngoài Malaysia. Những cầu thủ nhập tịch được triệu tập lên đội bóng của HLV Peter Cklamovski (người Macedonia) đợt này gồm có hậu vệ cánh phải Matthew Davies (gốc Úc), trung vệ Daniel Ting (Anh), Quentin Cheng (Úc), hậu vệ cánh trái La'Vere Corbin-Ong (Anh), tiền vệ Stuart Wilkin (Anh), Endrick (Brazil), Nooa Laine (Phần Lan), Paulo Josué (Brazil), Natxo Insa (Tây Ban Nha), tiền đạo Romel Morales (Colombia) và Mohamadou Sumareh (Gambia).Cách nay vài ngày, FAM tuyên bố không nhập tịch cho cầu thủ mới, không có gốc gác Malaysia. Dù vậy, đây là những cầu thủ nhập tịch cũ, đã có quốc tịch Malaysia được vài năm, nên họ vẫn đủ tư cách khoác áo đội tuyển quốc gia.25/27 cầu thủ hiện có của đội tuyển Malaysia đang thi đấu ở giải trong nước, có 2 người đang đá bóng ở nước ngoài, gồm hậu vệ Dion Cools (đang khoác áo CLB Buriram United, Thái Lan) và tiền vệ Endirck đang chơi cho CLB TP.HCM tại V-League. Endrick về lý thuyết là người hiểu bóng đá Việt Nam, các tuyển thủ Việt Nam nhiều nhất, vì tiền vệ này đối đầu với các cầu thủ Việt Nam hàng tuần.Malaysia chính là đối thủ trực tiếp tranh chấp chiếc vé đầu bảng F vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với đội tuyển Việt Nam. Ở bảng đấu này, chỉ có đội đầu bảng mới giành quyền lọt vào vòng chung kết giải vô địch châu Á. Hai đội còn lại ở bảng F là Nepal và Lào không được đánh giá cao.Đội tuyển Malaysia sẽ có trận ra quân tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, gặp Nepal vào ngày 25.3. Sau đó, vào ngày 10.6, đội bóng của HLV Peter Cklamovski sẽ tiếp đội tuyển Việt Nam trên sân nhà. Ở AFF Cup 2024, trong khi đội tuyển Việt Nam giành ngôi vô địch, Malaysia lại bị loại ngay sau vòng bảng. Tuy nhiên, tại vòng loại Asian Cup 2027, Malaysia sẽ mạnh hơn hẳn, với hàng loạt sự bổ sung nhân sự đã nêu ở trên.'Choáng' với những loại trà đắt tiền nhất thế giới
Chiều tối 20.1, lãnh đạo UBND TP.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) thông tin, trên địa bàn xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) vừa xảy ra vụ nổ pháo tự chế, khiến một học sinh tử vong. "Theo xác minh ban đầu của cơ quan chức năng, trong quá trình nạn nhân tự chế pháo tại nhà thì sự cố xảy ra", vị lãnh đạo này cho biết thêm.Theo đó, khoảng 14 giờ 45 cùng ngày, tại nhà ông Đỗ Văn Đường ở xóm Khê Hiệp, thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê xảy ra vụ nổ pháo, người dân địa phương phát hiện em Đ.M.A (18 tuổi) bị thương nên đưa đến cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, A. đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Tại hiện trường, pháo nổ khiến các vật dụng phía sau nhà ông Đường văng tứ tung, có một số mảnh vỡ từ chậu, bìa các tông và quần áo.Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều vụ tai nạn thương tâm do pháo nổ tự chế xảy ra, gây lo lắng trong dư luận. Nguyên nhân chủ yếu là do các em học sinh tò mò và học theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội. Những vụ tai nạn này không chỉ gây thương vong mà còn khiến nhiều người hoang mang, dù đã có cảnh báo từ cơ quan chức năng. Trước tình hình trên, Công an TP.Quảng Ngãi thường xuyên tuyên truyền các quy định của pháp luật và cảnh báo về mức độ nguy hiểm của các loại pháo nổ, đồng thời vận động người dân trong việc giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.
Trả nghĩa quê hương
Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân, đến nay Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H'Nguyên Niê Kdăm (40 tuổi), Nguyễn Thanh Nhàn (37 tuổi), Nguyễn Trần Trung Hiếu (25 tuổi) cùng trú tại xã Ea Phê (H.Krông Pắc, Đắk Lắk và Nguyễn Thị Bích Ngọc (36 tuổi, trú TP.Bến Tre, Bến Tre) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Bước đầu, các bị can khai nhận từ đầu năm 2024, thông qua ứng dụng Telegram, H'Nguyên đã liên hệ với một đối tượng không rõ lai lịch để nhận cầm đầu nhóm này tổ chức hoạt động lừa đảo trên không gian mạng và phân chia cho Nhàn, Hiếu và Ngọc nhiệm vụ quản lý.Sau đó, H'Nguyên lên mạng xã hội tuyển nhân viên. Với mỗi cuộc gọi thành công, nhân viên sẽ được trả công 30.000 đồng, mỗi ngày 1 nhân viên được trả khoảng 300.000 - 600.000 đồng.Hàng ngày, các nhân viên gọi điện cho khách hàng với kịch bản do H'Nguyên cung cấp, giả danh nhân viên Công ty TNHH công nghệ TikTok gọi điện cho khách hàng với nội dung "khách hàng may mắn trúng thưởng phần quà từ TikTik" và đề nghị cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà tri ân 0 đồng; tham gia làm việc tại nhà bằng cách xem video, like tăng tương tác để nhận tiền thưởng. Sau đó, yêu cầu kết bạn Zalo với tài khoản của "công ty" để gửi địa chỉ nhận quà. Khi đã tạo được lòng tin, các đối tượng sẽ đưa các nhiệm vụ "thương mại điện tử" và hứa hẹn khách hàng sẽ được nhận tiền hoa hồng khi mua các sản phẩm của "công ty" cung cấp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, "công ty" sẽ trả lại số tiền ban đầu và trả thêm từ 20 - 30% tiền hoa hồng.Đối với các giao dịch có số tiền nhỏ thì khách hàng được nhận lại đầy đủ như thỏa thuận đề tạo lòng tin. Nhưng khi thực hiện các giao dịch với số tiền lớn thì các đối tượng lại đưa ra nhiều lý do như sai cú pháp, sai lệnh… để khóa tài khoản của khách hàng và chiếm đoạt tiền.Các nhóm nhân viên Telesale của H'Nguyên quy định sau 15 ngày sẽ xóa toàn bộ dữ liệu để tiêu hủy chứng cứ.Cảnh sát xác định hàng ngày các đối tượng sử dụng thông tin trái phép của khoảng 50.000 người dân, thực hiện trên 100.000 cuộc gọi để thực hiện hành vi lừa đảo.Qua thống kê sơ bộ, các đối tượng trong đường dây đã chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều người dân đã bị nhóm lừa đảo trên chiếm đoạt số tiền rất lớn, thậm chí có người đã bị lừa mất hơn 1 tỉ đồng. Và nhóm đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk đã được trả công hơn 200 tỉ đồng.Từ tháng 8.2024 đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với A05 đấu tranh, triệt phá đường dây này. Quá trình điều tra, ban chuyên án đã làm rõ 57 đối tượng liên quan, thu 45 máy tính các loại, 63 điện thoại, 41 xe máy, 180 GB dữ liệu cùng nhiều tang vật liên quan.Bộ Công an đề nghị những ai bị chiếm đoạt tiền theo phương thức nêu trên thì liên hệ điều tra viên Phạm Tú Anh theo số điện thoại 0966639569 hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk tại 58 Nguyễn Tất Thành (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để được hướng dẫn giải quyết.
Tết đến, nhiều ngôi sao châu Á gác lại lịch trình bận rộn để dành thời gian đón năm mới bên gia đình hay tự thưởng cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm đáng nhớ. Trên trang cá nhân, nhiều tên tuổi: Phạm Văn Phương, Lý Minh Thuận, Hồ Hạnh Nhi, Lưu Đức Hoa, Lưu Gia Linh, Châu Kiệt Luân… khoe ảnh đón năm mới rộn ràng đồng thời gửi những lời chúc tốt đẹp đến người hâm mộ và những khán giả yêu mến mình.
Tính năng nào thiếu trên iOS 17 nếu dùng iPhone cũ?
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.