Thế Giới Di Động và Honor ký kết hợp tác kinh doanh
Hyundai Custin trang bị công nghệ an toàn thụ động và chủ động, gồm hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, phân bổ lực phanh EBD, kiểm soát lực kéo TCS… cùng hệ thống an toàn chủ động Hyundai Smartsense.Á hậu Trúc Linh được đầu tư khủng cho hành trình chinh phục Miss Tourism World 2023
Do triều cường cao, khiến độ mặn ở hầu hết các trạm đều cao hơn cùng kỳ năm ngoái và trung bình nhiều năm. Trên sông Sài Gòn, ranh mặn 4‰ xâm nhập sâu 73 - 75km. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở cấp cao nhất, cấp độ 3.
Vòng bảng APL 2023: Rực lửa ngày khai mạc 28.6
Ngày 25.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã bắt giữ Nguyễn Văn Chiều (38 tuổi, quê Kiên Giang), người đang bị truy nã về tội trộm cắp tài sản.Chiều bị Công an TP.Thủ Đức ra quyết định truy nã hồi tháng 10.2024 và bị bắt hôm 24.1 khi đang lẩn trốn trên địa bàn H.Nhà Bè.Hồ sơ điều tra thể hiện, sáng 15.9.2023, Chiều cùng với Nguyễn Văn Dàng (33 tuổi, quê Kiên Giang) và Nguyễn Hữu Thừa (44 tuổi, quê Hậu Giang) chạy xe tải vào giao xi măng cho công trình trên địa bàn P.Long Trường, TP.Thủ Đức.Tại đây, nhóm này phát hiện có nhiều đoạn sắt thép đang gia công nên nảy sinh lòng tham. Rạng sáng hôm sau, cả 3 chạy xe tải quay trở lại công trình rồi trộm số sắt thép, mang bán được gần 10 triệu đồng và chia nhau tiêu xài.Đến tối 18.9.2023 thì cả 3 bị Công an P.Long Trường phát giác vụ việc, đưa về trụ sở lấy lời khai, công an cũng thu giữ tang vật trong vụ trộm. Đầu tháng 7.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm nói trên về tội trộm cắp tài sản. Quyết định này được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.Tuy nhiên, Chiều và Thừa đã bỏ trốn, nên đến tháng 10.2024, Công an TP.Thủ Đức đã ra quyết định truy nã.Khoảng 16 giờ ngày 24.1, từ thông tin của người dân, Công an TP.Thủ Đức phối hợp Công an H.Nhà Bè ập vào bắt giữ Nguyễn Văn Chiều khi đang nằm võng tại quán nước trên địa bàn xã Long Thới.Hiện công an đang tiếp tục truy bắt Thừa để phục vụ công tác điều tra vụ án trộm cắp tài sản tại công trình.
Trái với sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, doanh số bán ô tô hybrid lại sụt giảm so với tháng 1.2025. Dù vậy, trật tự cạnh tranh vẫn không có nhiều xáo trộn. Các hãng xe Nhật Bản tiếp tục cho thấy, sự áp đảo với Toyota là thương hiệu bán được nhiều xe hybrid nhất trong tháng 2.2025.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố, trong tháng 2.2025, doanh số bán ô tô mới các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 21.606 xe ô tô các loại, tăng 2.713 xe tương đương khoảng 14% so với tháng 1.2025. Trong đó, ô tô hybrid - xe sử dụng hệ thống động cơ xăng kết hợp mô-tơ điện (gồm mild-hybrid, plug-in hybrid và hybrid) chiếm 756 xe, tương đương khoảng 3,5% tổng lượng ô tô mới các loại tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 2.2025.So với tháng đầu năm 2025, lượng ô tô hybrid bán ra tại Việt Nam giảm 148 xe, tương đương 16,4%. Hiện tại, hầu hết các mẫu mã ô tô hybrid đang phân phối tại Việt Nam được nhập khẩu, do đó một số mẫu mã cũng gặp khó khăn do hạn chế về nguồn cung. Bên cạnh đó, mặt bằng ô tô hybrid thường cao hơn các phiên bản còn lại thuộc cùng mẫu mã, do đó cũng khó có thể kỳ vọng doanh số xe hybrid có thể đạt được như xe chỉ sử dụng động cơ đốt trong.Ngoài ra, khác với ô tô điện vừa được Chính phủ tiếp tục áp dụng ưu đãi về lệ phí trước bạ, ô tô hybrid đến nay vẫn chưa có chính sách ưu đãi đặc thù để tạo điều kiện phát triển tại Việt Nam. Trong khi đó, tại một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… ô tô hybrid đều được hưởng ưu đãi, miễn giảm một số loại thuế, phí.Không có nhiều thay đổi đáng chú ý trên thị trường ô tô trong tháng 2.2025, vì vậy tương tự những tháng trước đây, phân khúc ô tô hybrid vẫn chứng kiến sự áp đảo của các thương hiệu ô tô đến từ Nhật Bản như Toyota, Honda và Suzuki… Trong khi đó, một số hãng xe khác như Mercedes-Benz, Hyundai, Volvo… cũng phân phối ô tô hybrid tại Việt Nam nhưng không công bố doanh số.Xét theo thương hiệu, Toyota là hãng bán nhiều ô tô hybrid nhất tại Việt Nam trong tháng 2.2025 với 433 xe bán ra. Suzuki xếp thứ hai với 166 xe, tiếp theo là Honda (đạt 150 xe) và KIA (đạt 7 xe).Trong khi đó, nếu xét theo từng mẫu mã, trong tháng 2.2025 bản hybrid của Toyota Innova Cross là mẫu xe hybrid bán chạy nhất Việt Nam với doanh số đạt 192 xe.Suzuki XL7 Hybrid xếp thứ 2 với 166 xe, giảm 56 xe so với tháng 1.2025. Vị trí thứ 3 thuộc về Toyota Corolla Cross Hybrid với doanh số đạt 143 xe. Honda CR-V e:HEV RS xếp thứ 4 khi đã bán được 132 xe trong tháng 2.2025. Toyota Camry Hybrid đạt 80 xe gần như tương đương lượng xe bán ra trong tháng 1.2025, qua đó tiếp tục xếp vị trí thứ 5.Cộng dồn 2 tháng đã qua của năm 2025, doanh số bán ô tô hybrid tại Việt Nam đạt 1.660 xe.
Các cộng sự của HLV Kiatisak cũng đã rút khỏi đội CAHN, HLV Polking chưa 'đầu quân'
Ngày 10.1, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2024. Theo báo cáo của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, năm 2024 đã kiểm tra 15.769 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý vi phạm 64 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 812 triệu đồng. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong năm 2024 số lượng cơ sở kiểm tra tăng 10% so năm 2023. “Nhìn vào kết quả kiểm tra, số cơ sở vi phạm bị xử phạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 1%. Điều này nhìn theo cách lạc quan thì tình hình an toàn thực phẩm có tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì số lượng này vẫn ít, chưa bao quát hết. Nhìn chung Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chưa có đủ lực lượng, khả năng nhiệm vụ để chặn bắt, phát hiện kịp thời những vi phạm để xử phạt”, bà Lan nói. Năm 2024, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra 5.312 mẫu sản phẩm. Từ kết quả, bà Lan lưu ý các mặt hàng có kết quả không đạt, sẽ tập trung kiểm tra nhiều hơn trong năm 2025 là các loại nước uống đóng chai (10%), nước đá (10% mẫu nhiễm khuẩn), thủy hải sản tươi sống (20% bị nhiễm khuẩn)... Cũng trong năm qua, ở TP.HCM có 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 2 vụ ngộ độc bữa ăn gia đình, 2 vụ ngộ độc hàng rong trước cổng trường, 1 vụ ngộ độc tại công ty. Theo bà Lan, các vụ ngộ độc lớn ở Việt Nam trong năm qua đa số đều là bánh mì. Số ca ngộ độc do nhiễm khuẩn ở trong bánh mì với con số lên đến trăm, ngàn người ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù vậy, bà Lan cho biết TP.HCM vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đơn cử là trong năm TP.HCM đã tổ chức thành công lễ hội bánh mì lần thứ ba. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đặc biệt là dịp tết sắp tới đang được tăng cường tối đa.Ngoài các thực phẩm sống như thịt, rau củ, hải sản, bà Lan lo lắng về các vấn đề an toàn thực phẩm các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong dịp tết.“Không chỉ có những cơ sở nhỏ mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng có thể vi phạm an toàn thực phẩm. Vừa rồi ở Hà Nội đã phát hiện những cơ sở làm bánh rất nổi tiếng có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Ngoài những bất cập về điều kiện sản xuất và nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, chúng tôi sẽ tập trung vào các loại thực phẩm đóng gói sẵn. Ví dụ các loại giỏ quà tết, dễ bị trà trộn hàng hết hạn, hàng giả”, bà Lan cho hay. Về vấn đề kiểm soát thực phẩm ở các siêu thị, đặc biệt là sau vụ giá đỗ ngâm hóa chất được bán ở Bách Hóa Xanh tỉnh Đắk Lắk, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã lập nhiều đoàn kiểm tra các kho, cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM. “Kết quả đều đạt, tôi không quá bất ngờ với điều này khi báo chí đăng tải quá nhiều thông tin thì đương nhiên sẽ không phát hiện được vi phạm nào. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đặc biệt, bất ngờ để không có sự chuẩn bị nào cả”, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh. Cũng theo bà Lan, khi có sự cố thì trách nhiệm phải được chia đều. Không chỉ lỗi ở nhà cung cấp, hệ thống siêu thị mà cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm. Ở TP.HCM nếu sự cố xảy ra thì sẽ không có chuyện ngành này đẩy ngành kia mà đó sẽ do Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chịu trách nhiệm. Hiện các hệ thống siêu thị lớn ở TP.HCM đã cùng nhau cam kết nếu như có một nhà cung cấp nào mà vi phạm với 1 trong các hệ thống siêu thị, thì các hệ thống còn lại cũng sẽ tẩy chay. Với thực trạng các cơ sở vẫn ngang nhiên sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, bà Lan cho biết hiện chỉ mới xử phạt hành chính, số vụ việc chuyển qua xử lý hình sự còn rất là ít và phức tạp. Trong khi đó, xử phạt hành chính với số tiền ít nên nhiều người không sợ vẫn tái diễn vi phạm.