Diễn biến mới vụ cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex kêu oan
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)Lý do 'Người thừa kế bất khả thi' gây thất vọng
Ngày 28.2, TAND tỉnh Cà Mau xác nhận, đã tổ chức phiên họp công khai chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án hành chính giữa ông H.A.T (42 tuổi, ngụ xã Tân Thành, TP.Cà Mau) và UBND TP.Cà Mau. Ông H.A.T là chủ "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau".Vụ việc xoay quanh quyết định hành chính buộc ông T. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp khoản tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Theo nội dung đơn khởi kiện, ông T. cho biết, tháng 8.2021, vợ chồng ông xây dựng nhà tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau. Công trình có diện tích xây dựng thực tế 580 m2, gồm nhà chính rộng 230 m2 và nhà phụ 350 m2, nằm trên phần đất thuộc quyền sở hữu của hai vợ chồng. Cụ thể, bà K.T đứng tên thửa đất có diện tích 1.650,1 m2, ông T. đứng tên thửa đất rộng 1.659 m2. Khi hoàn thiện công trình, vợ chồng ông T. đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp thuế xây dựng gần 27,4 triệu đồng.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407/QĐ-UBND, trong đó yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 2.141,7 m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn. Cơ quan thuế sau đó xác định số tiền thuế phải nộp (gồm lệ phí trước bạ nhà, đất) hơn 42 triệu đồng và tiền sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Ông T. không đồng ý với quyết định trên, cho rằng diện tích ông sử dụng để xây dựng nhà ở chỉ là 580 m2, trong khi đó phần diện tích còn lại vẫn được sử dụng làm ao nuôi cá và trồng cây, không có công trình xây dựng kiên cố. Việc UBND TP.Cà Mau buộc ông phải chuyển đổi toàn bộ 2.141,7 m2 sang đất ở nông thôn và nộp số tiền như trên là bất hợp lý, vượt quá khả năng tài chính của gia đình ông.Bên cạnh đó, ông T. nhấn mạnh rằng, Quyết định số 407/QĐ-UBND của UBND TP.Cà Mau vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ ông. Bởi lẽ, bà K.T đứng tên 1 thửa đất, nhưng các quyết định liên quan đến phần đất này đều "tước" đi quyền tham gia của bà. Các quyết định, công văn và thông báo chỉ có tên ông T., không có tên bà K.T, là vi phạm đến quyền tài sản hợp pháp của bà K.T.Đại diện của ông T. khẳng định: "Theo nguyên tắc pháp luật, bất kỳ quyết định hành chính nào ảnh hưởng đến tài sản của một cá nhân thì phải có sự tham gia của người đó. Trong trường hợp này, toàn bộ quyết định liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ nhắc đến ông H.A.T mà không có tên bà K.T, mặc dù phần đất này thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Điều này là vi phạm nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân".Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Cà Mau cho biết, chờ tòa án phán quyết và vị này không phát biểu gì thêm.Như Thanh Niên thông tin, TAND tỉnh Cà Mau thụ lý vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, do ông H.A.T khởi kiện.Ông H.A.T yêu cầu TAND tỉnh Cà Mau giải quyết các nội dung: Hủy Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 17.9.2024 của UBND TP.Cà Mau; Công văn số 5453/UBND-TNMT ngày 22.11.2024 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Quyết định số 7309/QĐ-SĐBSHB ngày 15.11.2023 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Thông báo số LTB2482301 -TKOOO15-2024/TB-CCT và Thông báo số LTB2482301-TK00016- 2024/TB-CCT của Chi cục Thuế khu vực II. Buộc UBND TP.Cà Mau thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến việc cho vợ chồng ông H.A.T chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn diện tích 580 m2 trên phần đất đã xây dựng nhà.Theo thông báo thụ lý vụ án, người bị kiện là Chủ tịch UBND TP.Cà Mau, Chi cục Thuế khu vực II.Trước đó, cuối năm 2022, cơ quan chức năng TP.Cà Mau phát hiện "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau" xây dựng trái phép trên đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Ngày 9.1.2023 UBND TP.Cà Mau có Quyết định số 82 xử phạt hành chính chủ tòa nhà là ông H.A.T.Theo quyết định xử phạt, ông T. có hành vi vi phạm chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và xử phạt 22,5 triệu đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.Đến ngày 15.11.2023, Chủ tịch TP.Cà Mau ban hành Quyết định 7309 sửa một phần Quyết định 82, không buộc khôi phục hiện trạng mà thay bằng biện pháp "thực hiện thủ tục về đất đai", tức chuyển mục đích sử dụng đất từ nuôi trồng thủy sản sang đất ở theo hiện trạng đã xây dựng công trình vừa bị xử phạt.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407 cho phép ông H.A.T chuyển đổi mục đích sử dụng đất diện tích 2.147,7 m2 tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau (sau khi đo đạc là 2.147,7m2 chứ không phải 2.261,58 m2 như quyết định xử phạt trước đó).
WG Cafe: Điểm đến đặc sắc cho game thủ Gò Vấp
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.
Bộ Công an cho biết, trong ngày 30.1 (tức mùng 2 tết Nguyên đán 2025), lực lượng công an toàn quốc đã tiếp nhận, xử lý 67 vụ và 64 đối tượng vi phạm pháp luật.Trong đó, tội phạm về trật tự xã hội 37 vụ và 38 đối tượng; 11 tội phạm về kinh tế, tham nhũng, chức vụ với 10 đối tượng; 6 vụ phạm tội về ma túy với 11 đối tượng; 4 vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao; 13 vụ vi phạm các quy định về an toàn giao thông với 5 đối tượng…Trong ngày, toàn quốc xảy ra 53 vụ cháy tại 20 địa phương, làm 3 người bị ngạt khói.Công an các địa phương cũng khởi tố 48 vụ, 64 bị can. Trong đó 26 vụ phạm tội về trật tự xã hội với 36 bị can; 9 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng, chức vụ với 8 bị can; 6 vụ phạm tội về ma túy với 16 bị can; 1 vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao; 6 vụ vi phạm các quy định về an toàn giao thông với 4 bị can; bắt 46 vụ đánh bạc với 173 đối tượng; bắt 3 đối tượng truy nã; vận động thu hồi 4 khẩu súng.Lực lượng công an cấp xã các địa phương cũng phát hiện, xử lý 22 vụ với 119 đối tượng vi phạm pháp luật.Theo Bộ Công an, trong ngày 30.1, toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết và 50 người bị thương.Công an tỉnh Nam Định cũng đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 15 giờ cùng ngày khiến 7 người chết, 2 người bị thương tại Km153+500 thuộc cầu Nam Vân (TP.Nam Định, tỉnh Nam Định).
Tư vấn sức khỏe: Phát hiện sớm ung thư phổi để điều trị kịp thời
Hành vi nẹt pô xe máy để gây chú ý không chỉ khiến người xung quanh khó chịu mà còn bị phạt nặng. Theo điểm d, khoản 2, điều 14, Nghị định 168, điều khiển xe máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc không đạt quy chuẩn về tiếng ồn, khí thải sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng.Đặc biệt, nếu nẹt pô liên tục trong khu đông dân cư hoặc gần cơ sở khám, chữa bệnh, sẽ bị phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng. Nếu hành vi này gây tai nạn giao thông, mức phạt tăng lên từ 10 đến 14 triệu đồng, kèm theo việc bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe (GPLX), theo điều 7, Nghị định 168.Ngoài ra, xe máy độ pô cũng bị xử phạt nặng vì vi phạm quy định về thay đổi đặc tính phương tiện. Theo điểm b, khoản 8, điều 32, Nghị định 168, mức phạt sẽ từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.