Công trình ngổn ngang bên bờ sông
"Tiếng sóng xô bãi cátBuôn bán lấn chiếm lòng, lề đường
Ngày 19.3, Âm dương lộ chính thức nhập cuộc đường đua phim điện ảnh năm 2025 với sự góp mặt của dàn diễn viên thực lực như nghệ sĩ Minh Hoàng, Hạnh Thúy, Ngân Quỳnh, Bạch Công Khanh, Tuấn Dũng, Lan Thy… Phim do Hoàng Tuấn Cường (phim Nhà Không Bán và Vong Nhi) làm đạo diễn, dự kiến khởi chiếu vào ngày 28.3.Theo đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, quá trình phát triển kịch bản cho dự án đưa nghề lái xe cứu thương lên màn ảnh rộng là đề tài khó và nhạy cảm. Tuy nhiên, quan điểm của anh là luôn muốn đưa vào bộ phim những câu chuyện thật nhất có thể. Anh nói: "Tôi chọn đề tài xe cứu thương vì nó mang nhiều yếu tố tâm linh. Câu chuyện trong phim đều được chắt lọc từ nghề lái xe cứu thương mà ê-kíp có nghiên cứu, tham khảo từ chính những người đang làm nghề này ngoài đời. Đặc biệt, bộ phim mang hơi hướng tâm linh nhiều hơn nên trong khả năng của mình tôi muốn nó phải được truyền tải thật nhất có thể".
Tổng kết vòng bảng APL 2023: V Gaming và Saigon Phantom vào tứ kết
Ngày 17.1, thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm đại tá Phạm Thanh Hùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an) từ ngày hôm nay.Điểm qua những thành tích của đại tá Phạm Thanh Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ sinh năm 1974 tại H.Nam Đàn (Nghệ An), có nhiều thành tích nổi bật trong quá trình công tác, trưởng thành trong lực lượng của Công an Hà Nội.Trước những đóng góp này, từ tháng 7.2022 đến nay, đại tá Hùng được giao làm Phó giám đốc Công an Hà Nội.Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, việc điều động và bổ nhiệm đại tá Phạm Thanh Hùng giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của lãnh đạo Bộ Công an.Thượng tướng Lê Quốc Hùng đề nghị tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ bắt tay ngay vào công việc; cùng tập thể Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đoàn kết, thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh tiêu biểu..."Mục tiêu trước mắt trong năm 2025 đưa lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân tiến lên hiện đại theo Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị", thượng tướng Lê Quốc Hùng đề nghị.Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại tá Phạm Thanh Hùng xác định đây là vinh dự và trách nhiệm to lớn, cam kết sẽ luôn cố gắng, phấn đấu, nỗ lực không ngừng cùng tập thể lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập trung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để lực lượng thực sự là lá chắn vững chắc, kiên cường bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ.
Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang ở sau những lớp hàng rào thép gai, bất chấp những nỗ lực bắt giữ ông.Nhưng mối đe dọa vẫn chưa chấm dứt, khi một điều tra viên hàng đầu tuyên bố sẽ làm mọi cách để phá vỡ phong tỏa hàng rào an ninh bảo vệ Tổng thống Yoon.Ông Yoon đã ở trong dinh tổng thống ở Hannam-dong kể từ sau khi khi bị quốc hội bỏ phiếu luận tội và đình chỉ vào tháng 12.2024 vì lệnh thiết quân luật mà ông đưa ra.Trong khi đó, những người biểu tình từ cả hai phía ủng hộ và phản đối ông đã bất chấp thời tiết giá lạnh để tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố.Nơi ở của ông Yoon đã được củng cố an ninh bằng hàng rào thép gai và một đội quân nhỏ.Ông Ryu Sam-young là thành viên của đảng Dân chủ đối lập và là cựu sĩ quan cảnh sát cấp cao.“Vì các cửa đã bị chặn, rào chắn cùng dây thép gai đã được dựng lên nên lúc này cần huy động lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát và người có kỹ năng đặc biệt để vượt chướng ngại vật. Để kiểm soát an toàn mọi tình huống có thể xảy ra, nếu có khoảng 300 đến 400 người bên trong (dinh tổng thống), chúng ta sẽ cần số lượng nhân sự gấp khoảng 10 lần và nhiều thiết bị khác nhau để dỡ bỏ các rào chắn. Và điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị cho các vấn đề an toàn — xe cấp cứu dọc theo nên có sẵn nhân viên sơ cứu", ông Ryu nói.Ông Lee Yung-hyeock là giáo sư khoa học cảnh sát tại Đại học Konkuk, chuyên về thực thi pháp luật.Ông cho biết cảnh sát có lợi thế rõ ràng về nguồn lực như máy bay trực thăng để điều động các đơn vị chiến thuật.Tuyên nhiên ông nói thêm rằng không nên xem vũ lực là lựa chọn duy nhất để cân nhắc.Hôm 7.1, người đứng đầu Văn phòng Điều tra Tham nhũng đã xin lỗi vì đã không bắt được tổng thống vào tuần trước.Cơ quan an ninh tổng thống và lực lượng bảo vệ từ quân đội đã ngăn cản các nhà điều tra bắt giữ ông Yoon trong cuộc đối đầu kéo dài 6 giờ.Điều tra viên nói với ủy ban quốc hội rằng văn bản thứ hai phê chuẩn thi hành lệnh bắt sẽ là lần cuối cùng.Một trong những luật sư của ông Yoon cho biết tổng thống không thể chấp nhận việc thi hành lệnh bắt giữ.Họ cho rằng lệnh bắt giữ được ban hành bởi một tòa án không có thẩm quyền, và nhóm được thành lập để điều tra nhà lãnh đạo đương nhiệm không có chức trách như vậy.
Quay cảnh tai nạn, đăng Facebook là ‘thảm sát, cướp cạy két sắt.., ‘Tập Sống Đểu' bị xử phạt
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân.