Gặp lại 'người con bị trao nhầm 42 năm trước' ở Hà Nội: Dang dở ước mong thử ADN
Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an vừa trả lời những vấn đề xoay quanh việc thực hiện sắp xếp mô hình công an từ 4 cấp thành 3 cấp và tiếp nhận 5 nhiệm vụ từ các bộ, ngành.Theo đại tướng Lương Tam Quang, thời gian tới, lực lượng công an nhân dân (CAND) sẽ tiếp nhận 5 nhóm nhiệm vụ từ các bộ, ngành, gồm quản lý nhà nước và thực hiện bảo đảm an ninh hàng không; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.Cạnh đó, Bộ Công an cũng sẽ tiếp nhận các tổng công ty để xây dựng nền công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp."So với những lần trước đây, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này của Bộ Công an được tiến hành đồng bộ cùng với tổng kết Nghị quyết số 18 của các cấp, các ngành, trong thời gian rất ngắn; song cũng giống các lần trước, đều có khối lượng công việc hết sức lớn, tiến hành với trách nhiệm rất cao, sự đoàn kết, đồng lòng của toàn lực lượng với tinh thần hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân", đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.Chia sẻ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo đại tướng Lương Tam Quang, việc tổ chức bộ máy theo 4 cấp công an "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở" cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tầng nấc, giảm cấp trung gian để tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Theo đó, Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ Công an đã báo cáo và được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư đồng ý chủ trương sắp xếp mô hình công an 4 cấp thành 3 cấp. Đối với công an địa phương, điều chỉnh phương châm "tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở" sang "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở"."Công an cấp tỉnh giải quyết toàn diện mọi tình hình an ninh, trật tự tại địa phương; công an cấp xã được tăng cường xây dựng vững mạnh, bám cơ sở, giải quyết các vấn đề phát sinh về an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở", Bộ trưởng Bộ Công an nói.Theo Bộ trưởng Bộ Công an, khi không tổ chức công an cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động đối với 694 công an cấp huyện và khoảng gần 6.000 đội thuộc công an cấp huyện."Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy công an địa phương nhằm thay đổi cơ chế vận hành, giảm tầng nấc để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác, chất lượng phục vụ nhân dân.Tiến hành bố trí, sắp xếp lại đối với hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ theo hướng điều động, bố trí, tăng cường cán bộ phù hợp tại công an cấp tỉnh và công an cấp xã, trong đó ưu tiên bố trí, tăng cường cán bộ tại công an cấp xã, nhất là tại các địa bàn có diện tích lớn, dân số đông, phức tạp về an ninh, trật tự, địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa", đại tướng Lương Tam Quang cho hay.Theo đại tướng Lương Tam Quang, chủ trương của Bộ Chính trị là duy trì, bảo đảm biên chế lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới."Bộ Công an tiếp nhận thêm nhiệm vụ từ các bộ, ngành nên không khuyến khích cán bộ, chiến sĩ nghỉ công tác trước hạn tuổi phục vụ, đồng thời, vẫn tích cực thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp phẩm chất, năng lực yếu kém", Bộ trưởng Bộ Công an nói và cho biết việc đánh giá năng lực cán bộ và hiệu quả công tác sẽ được đo lường bằng chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự; sự hài lòng của nhân dân trong thực hiện các thủ tục hành chính về an ninh, trật tự.'Mẹ rơi nước mắt nhặt thức ăn thừa nuôi con mùa Covid' là sai sự thật
Một số nhà phân tích cảnh báo giá dầu kỳ hạn đang ở trạng thái quá mua (cổ phiếu được giao dịch đắt hơn giá trị thực - PV). Khi chạm đến ngưỡng "quá mua", thường giá hàng hóa sẽ vượt lên một thời gian ngắn sau đó quay đầu giảm. Chuyên gia phân tích thị trường cho biết, giá dầu cần một đợt thoái lui trước khi tăng giá trở lại. Hay nói đúng hơn, thị trường đang "tìm cách định giá" những diễn biến khác nhau liên quan nguồn dầu và nhu cầu.
Đầu tư gì để cuối năm có lời?
"Kho cảng LNG Cái Mép sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường an ninh năng lượng, mở ra một chương mới cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam", ông Karthik Sathyamoorthy đánh giá.
Trong lần đầu tham dự, đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn được xem là ẩn số, khi họ ém quân tập luyện trong bí mật. Các cầu thủ của HLV Phạm Huy Vũ nằm ở nhóm 4 bảng E (khu vực TP.HCM), bên cạnh đội Trường ĐH Mở TP.HCM, còn có 2 đội mạnh là Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân và Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM.Ở trận ra quân, đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn đối mặt với đội Trường ĐH Mở TP.HCM đã có nhiều kinh nghiệm với 2 lần trước đều dự giải TNSV. Trong đó, ở giải lần I - 2023, đội Trường ĐH Mở TP.HCM vượt qua vòng bảng một cách nghẹt thở nhờ hơn hiệu số đối đầu trực tiếp giữa 3 đội bằng điểm. Mặc dù vậy, ở trận play-off họ đã để thua sít sao trước đội Trường ĐH Văn Lang với tỷ số 2-3, lỡ mất cơ hội giành suất dự vòng chung kết.Mùa giải lần II - 2024, đội bóng của HLV Nguyễn Quốc Cường không vượt qua vòng bảng, khi đối mặt với đối thủ có nhiều tiến bộ như đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM. Trong giải lần III - 2025, đội Trường ĐH Mở TP.HCM lại có duyên nợ gặp lại đội Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM cùng nhóm đấu. Nếu giải mã được tân binh đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn ở trận ra quân, đội Trường ĐH Mở TP.HCM trong trận tiếp theo sẽ gặp trực tiếp đội Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM lúc 9 giờ ngày 5.1.2025 để hy vọng tiếp tục giành chiến thắng, như tỷ số 2-0 ở đầu năm 2024. Qua đó, sẽ có nhiều hy vọng lấy ngôi đầu bảng và suất dự vòng play-off. Ở lượt cuối, đội Trường ĐH Mở TP.HCM gặp đội Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân lúc 15 giờ ngày 9.1.2025.
Người dân, du khách 'đưa 2 tay ủng hộ' lưu thông 1 chiều quanh chợ Hàn
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM tờ trình phê duyệt đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (gọi chung là công chức, viên chức) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo chủ trương thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Về lộ trình thực hiện, Sở Nội vụ xác định trong quý 1/2025, các cơ quan, đơn vị rà soát số lượng công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách lập danh sách những trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục công tác, xây dựng lộ trình giải quyết chính sách.Từ quý 2 đến cuối năm 2025, các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề xuất danh sách dôi dư theo lộ trình để thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024 của Chính phủ.Trong năm 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 4%/năm số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Từ năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo, hằng năm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách dôi dư để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 4% công chức, viên chức.Trong giai đoạn này, TP.HCM dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030, đồng thời đề xuất giải pháp, mô hình quản lý biên chế công chức, viên chức, người làm việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong tờ trình của Sở Nội vụ, đề án dự kiến áp dụng đối với 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, tinh gọn bộ máy.Nhóm 2 là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Nhóm 3 là các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 điều 2 Nghị định 177/2024 của Chính phủ. Nhóm 4 là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019.Đề án này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cấp xã; các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.HCM, sở, ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức.Vào cuối năm 2024, Chính phủ ban hành 3 nghị định quan trọng (Nghị định 177, 178 và 179). 3 nghị định trên hướng đến 3 mục tiêu: ban hành chính sách tốt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc; giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở.Hồi tháng 2, HĐND TP.HCM thông qua chính sách chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính.Theo tính toán của UBND TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ theo chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm của TP.HCM, công chức có thể nhận tối đa gần 2,7 tỉ đồng.TP.HCM dự toán gần 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 7.159 nhân sự bị ảnh hưởng.Trong đó, công chức, viên chức khối Đảng dự kiến giảm 521 người; cán bộ, công chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã) dự kiến giảm 2.015 người; 988 người giảm khi sắp xếp đơn vị hành chính; viên chức hưởng lương từ ngân sách (không tính khối sự nghiệp y tế và giáo dục) dự kiến giảm 2.767 người.Ngoài ra, số lượng người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp nhà nước giảm 418 người; các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có 450 người.