Chàng trai đưa bánh canh cá lóc xuất ngoại
Theo clip, người đàn ông đội mũ lưỡi trai đỏ, mặc quần áo khá cũ, dùng tay trái vẽ những chi tiết hoa văn lên lớp bụi trên xe khách. Tay phải ông cầm chổi và chiếc bao lớn còn tay trái tỉ mỉ, miệt mài vẽ lên xe. Đoạn clip chỉ ghi được đến cảnh người này vẽ đến chữ "Chúc đoàn…" với hình dáng đẹp mắt, nhiều hoa văn. Ở đuôi xe, ông vừa vẽ xong những họa tiết độc lạ, tiếp tục chăm chút với từng nét vẽ ở mặt còn lại. Nhiều người để lại bình luận thích thú khi xem những nét vẽ đồng thời gửi lời chúc mạnh khỏe, bình an đến nhân vật trong clip.Tài khoản Nguyễn Ly bình luận: "Tay trái chú vẽ, người trẻ lắm khi không bằng. Gửi chú cái ôm, thương, kinh cầu mong bình an sức khỏe". Bạn Đào Trúc Khánh chia sẻ: "Không biết chú đã trải qua những gì, chỉ mong chú luôn mạnh khỏe và thể hiện được những tài hoa của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào". Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Thành Nam (48 tuổi), lái xe du lịch ở TP.Thái Nguyên, cho biết trong ngày đưa khách đi du xuân ở Phủ Dầy, (H.Vụ Bản, Nam Định) ông tình cờ gặp người đàn ông ở bãi xe đang chăm chú vẽ. Ông tình cờ bắt gặp thấy hay nên lấy điện thoại ghi lại khoảnh khắc này. "Tôi nghe mọi người xung quanh nói người đàn ông đó trước đây học rất giỏi, sau một lần bị tai nạn nên giờ không còn được như trước. Tôi cũng không hỏi thông tin cụ thể về ông, chỉ biết hay bắt gặp ở bãi xe Phủ Dầy", ông Nam cho hay. Cũng theo chủ nhân đoạn clip, bản thân muốn đăng tải khoảnh khắc đó để lan tỏa yêu thương đến mọi người, hy vọng người đàn ông sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng mạng. "Ông ấy vẽ bằng tay trái rất đẹp. Tôi bất ngờ khi chỉ đăng clip lên trang cá nhân mà chỉ sau ít ngày xuất hiện đã nhận được hơn 3,6 triệu lượt xem, ai cũng để lại bình luận tích cực khi xem clip. Tôi cũng có thêm niềm vui từ việc làm nhỏ bé này", ông Nam chia sẻ.Sập giàn giáo ở Nam Định, 1 người chết, 7 người bị thương
Chứng hói đầu sớm ở nam giới rất khó chữa trị dứt điểm
Bạn trẻ làm sạch nhà ga, đường sắt để đón tàu du lịch Huế - Đà Nẵng
Với hành trang đơn giản là một chiếc ba lô, Trịnh Dương Linh vừa hoàn thành hành trình đi bộ xuyên việt từ Lũng Cú (Hà Giang) đến đất mũi Cà Mau. Đặc biệt hơn, chàng trai trẻ sinh năm 2001 đã chinh phục hơn 3.000 km từ Bắc vào Nam mà không có một đồng nào trong túi.
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.
Đánh rơi chiến thắng, Nha Trang Dolphins ngậm ngùi nhìn Saigon Heat đăng quang VBA 2023
Tại thị trường miền Trung - Tây nguyên, giá giao dịch heo hơi trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg, tăng nhẹ. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng, giá heo hơi tại Thanh Hóa và Nghệ An chạm mốc 66.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Cùng mức tăng trên, thương lái tại hai tỉnh Quảng Bình và Khánh Hòa thu mua heo hơi 64.000 đồng/kg.