Chưa đá chính ở EURO 2020, ‘sao’ tuyển Anh vẫn trở thành hợp đồng ‘bom tấn’của M.U
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.'Độc lạ' với bánh chưng xanh có nhân... tình thương
Lý do để nghệ thuật bài chòi có được chỗ đứng vững vàng trong sinh hoạt cộng đồng Việt - Chàm nằm ở ngay tính hồn nhiên và dân chủ của nó. Sức lan tỏa và thuyết phục của nó ở chỗ nó không phân biệt, nó bình đẳng với mọi người chơi và mọi người nghe. Tuồng hát bội ban đầu chỉ biểu diễn ở cung đình hay ở các nhà quan lớn, dành cho những đối tượng người xem chọn lọc. Về sau mới hướng về phục vụ cả dân chúng. Còn bài chòi, ngay từ đầu đối tượng phục vụ của nó đã là lính, là dân, là bất cứ ai ham thích trò chơi này, không phân biệt. Với cư dân nông nghiệp Việt Nam, mùa xuân là mùa lễ hội, mùa của sự thăng hoa và tinh thần dân chủ. Đó cũng là mùa của bài chòi.
Tiêu thụ điện đạt kỷ lục mới, gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), TS Nguyễn Chỉ Sáng cho rằng, Việt Nam cần làm chủ việc xây dựng, phát triển hệ thống đường sắt. "Việc làm chủ ở đây không nên cứng nhắc là phải làm chủ 100% mà có tỷ lệ nội địa hóa và việc nhận chuyển giao công nghệ thích hợp", ông Sáng nói.
Trước giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội nhận được bản hợp đồng tài trợ "khủng" từ Tập đoàn Hanaka (Bắc Ninh). Doanh nghiệp này tài trợ cho CLB Hà Nội 18 tỉ đồng theo bản hợp đồng có thời hạn đến ngày 10.2.2026, đồng nghĩa kéo dài 1,5 mùa giải. Thỏa thuận này đánh dấu sự hợp tác quan trọng giữa hai bên, không chỉ góp phần giúp CLB Hà Nội nâng cao chất lượng chuyên môn, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của bóng đá Việt Nam."Thay mặt CLB Hà Nội, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tập đoàn Hanaka. Khoản tài trợ trị giá 18 tỉ đồng này không chỉ giúp CLB Hà Nội có thêm nguồn lực trong công tác đào tạo, phát triển cầu thủ, mà còn là động lực để chúng tôi tiếp tục hướng tới những thành tích cao hơn, cống hiến những trận đấu chất lượng và giàu cảm xúc cho người hâm mộ", Chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang chia sẻ tại lễ ký kết.CLB Hà Nội là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất Việt Nam, với kỷ lục 6 lần vô địch V-League, 3 Cúp quốc gia và 5 Siêu cúp quốc gia.Thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua như kỳ tích á quân U.23 châu Á 2018, những tấm HCV SEA Games, AFF Cup… có dấu ấn đậm nét từ những cầu thủ hoặc cựu cầu thủ CLB Hà Nội. Gần nhất, 5 cầu thủ của CLB Hà Nội là Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long, Tuấn Hải, Xuân Mạnh đều góp mặt trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, ghi dấu ấn trong cả 3 bàn thắng vào lưới chủ nhà Thái Lan để giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch.18 tỉ đồng tài trợ này là nguồn động lực rất lớn cho CLB Hà Nội trước thềm giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025. Sau 13 lượt trận, CLB Hà Nội tạm xếp thứ 4 với 20 điểm.Mặc dù thất thế trong cuộc đua vô địch, nhưng CLB Hà Nội vẫn được đánh giá rất cao ở khả năng bứt tốc trong giai đoạn lượt về. Xuyên suốt 16 mùa giải cho đến trước V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội chỉ một lần đứng thứ 4, còn lại luôn có mặt trong tốp 3 vào cuối mùa.
Lính trẻ trồng và bán rau ở 'Gian hàng 0 đồng', chỉ nhận lại mỗi nụ cười
Trong trận đấu với Singapore ở bán kết lượt về AFF Cup 2024, diễn ra tối 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam có 2 tình huống được hưởng lợi khi trọng tài xem VAR. Cả 2 tình huống này đều mang ý nghĩa định đoạt số phận của trận đấu.Đầu tiên là tình huống ở phút 10, Faris Ramli bên phía Singapore đánh đầu đưa bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, nhưng trọng tài không công nhận bàn thắng vì lỗi việt vị của cầu thủ bên phía Singapore. Tiếp theo là tình huống ở phút 41, trọng tài xem VAR và quyết định cho đội tuyển Việt Nam được hưởng phạt đền, trước khi Xuân Son sút thành công quả phạt 11m này. Đây đều là những tình huống ảnh hưởng lớn đến cục diện trận bán kết lượt về nói riêng, ảnh hưởng lớn đến kết quả chung cuộc của cặp đấu bán kết giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore nói chung. Nếu Singapore mở được tỷ số ngay phút thứ 10 của trận lượt về, họ chắc chắn sẽ lên tinh thần, trong khi đội tuyển Việt Nam có thể bị ảnh hưởng về tâm lý, ở phần thời gian còn lại của trận đấu.Còn về tình huống dẫn đến quả phạt đền và bàn thắng mở tỷ số trong trận lượt về của Nguyễn Xuân Son ở phút 41, bàn thắng ấy gần như đẩy trận đấu ra khỏi tầm với của đội bóng đảo quốc sư tử, vì cách biệt giữa 2 đội sau khi Xuân Son sút phạt 11m thành công lên tới 3 bàn.Chi tiết đáng chú ý tiếp theo, các cầu thủ Việt Nam giờ kinh nghiệm hơn hẳn trong các trận đấu có VAR. Các học trò của HLV Kim Sang-sik không còn có những tiểu xảo, nhất là không dại dột chơi tiểu xảo trong khu vực cấm địa của đội nhà. Họ hiểu rằng những tình huống tiểu xảo như thế này có thể bị VAR soi bất cứ lúc nào, có thể khiến đội tuyển Việt Nam bị phạt.Tiêu biểu cho sự thay đổi này là hình ảnh của trung vệ đội trưởng Đỗ Duy Mạnh. Cầu thủ của Hà Nội FC từ chỗ mắc sai lầm trong trận đấu ra quân gặp đội Lào ở AFF Cup năm nay, có pha phạm lỗi khiến đội tuyển Việt Nam chịu quả phạt đền trong trận đấu ngày 9.12, giờ thi đấu rất chững chạc, bình tĩnh hơn hẳn. Duy Mạnh thường xuyên là người đứng ra can các đồng đội, tránh cho những cầu thủ xung quanh mình tiếp cận quá gần với trọng tài, phản ứng quá hăng với trọng tài, dẫn đến có thể nhận thẻ phạt không đáng. Duy Mạnh giờ hiểu rằng những tình huống phản ứng và những pha phạm lỗi không cần thiết giờ không thể qua mắt được công nghệ VAR.Trái lại, chính các đối thủ của đội tuyển Việt Nam mới là những người ít kinh nghiệm khi đối diện với VAR. Trung vệ Lionel Tan của Singapore kéo áo rất nghiệp dư nhằm vào Nguyễn Xuân Son, trong một tình huống bóng thậm chí còn không đến được vị trí của tiền đạo bên phía đội tuyển Việt Nam. Thông thường, những pha kéo áo như thế này qua được mắt các trọng tài, nhưng đây là giải đấu có VAR. Lionel Tan không thể thoát khỏi VAR.Cần phải nói thêm rằng việc công nghệ VAR được áp dụng tại giải V-League ở 2 mùa giải gần nhất, đã cho các cầu thủ Việt Nam kinh nghiệm khi đối diện với công nghệ này. Từ chỗ thường bị VAR phạt nguội ở các giải quốc tế trước đây, đội tuyển Việt Nam giờ đang hưởng lợi từ VAR.