Lần đầu tiên TP.HCM có rạp chiếu phim ngoài trời như trong phim Hàn
Trải qua 3 vòng đấu quyết liệt, cuối cùng đội bóng Công ty TNHH GOODCHARME và Sở Xây dựng TP.HCM giành quyền vào chơi trận chung kết. Sau 30 phút thi đấu, đội bóng Công ty TNHH GOODCHARME đã xuất sắc giành chiến thắng đối thủ với tỷ số cao.Các phương pháp điều trị sụp mí mắt cho trẻ em an toàn, hiệu quả
Nhân chuyến về Việt Nam công tác, Hoa hậu châu Á tại Mỹ - Nicole Hồ thực hiện một bộ ảnh áo dài, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc. Người đẹp chọn các thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài xuân của Đặng Trọng Minh Châu, giúp tôn lên vẻ đẹp đậm chất Á Đông khi bước sang tuổi 20.Khác với những phom dáng truyền thống trước đây, trong bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Minh Châu cho thấy sự phá cách với những thiết kế nhiều màu sắc rực rỡ, kết hợp giữa nhiều chất liệu mới, trong đó có lông vũ, voan lưới… giúp tôn lên vẻ thanh lịch, sang trọng của người đẹp sinh năm 2004.
Cử nhân châu Á thất nghiệp cao gấp 2,5 lần cử nhân da trắng
Ngày 24.2, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy sau sáp nhập và công tác cán bộ.Theo đó, tỉnh Cà Mau hợp nhất và thành lập các sở mới. Sở Tài chính được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính, do ông Nguyễn Đức Thánh, nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức giám đốc. Sở Xây dựng được thành lập từ việc sáp nhập Sở Xây dựng và Sở GTVT, ông Dư Minh Hùng, nguyên Giám đốc Sở GTVT, làm giám đốc. Sở KH-CN mới được thành lập từ việc hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT, do ông Trần Văn Trung, nguyên Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức giám đốc.Sở Nội vụ được thành lập từ việc hợp nhất Sở Nội vụ với Sở LĐ-TB-XH, do ông Phạm Chí Hải làm giám đốc.Sở Nông nghiệp - Môi trường được thành lập từ sự hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT, hiện chưa có giám đốc.UBND tỉnh Cà Mau cũng công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự tại một số sở, ngành. Bà Nguyễn Thu Tư, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Dân tộc - Tôn giáo. Ông Nguyễn Quốc Thanh, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, giữ chức Giám đốc Sở VH-TT-DL. Ông Nguyễn Văn Đen, nguyên Phó giám đốc Sở TT-TT, được điều động làm Phó giám đốc Sở VH-TT-DL. Hội nghị cũng công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng thời, UBND tỉnh chính thức thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - UBND tỉnh Cà Mau, do bà Quách Thị Thu Thảo giữ chức Bí thư Đoàn.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, ghi nhận và biểu dương những cán bộ đã chủ động viết đơn nghỉ hưu trước tuổi hoặc tự nguyện nhận nhiệm vụ cấp phó khi đang giữ vị trí cấp trưởng, giúp công tác sắp xếp tổ chức bộ máy diễn ra thuận lợi."Việc thông qua các nghị quyết và công bố các quyết định hôm nay là một dấu mốc lịch sử, mở ra trang mới trong công tác lãnh đạo, quản trị của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị giải thể hoặc chuyển chức năng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, trong khi các đơn vị mới được thành lập sẽ gánh vác trách nhiệm đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Việc sắp xếp bộ máy lần này không chỉ thể hiện quyết tâm tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Cà Mau", ông Hải nhấn mạnh.
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Nữ giảng viên dẫn con gái đi phượt từ năm 2 tuổi
Mưa lớn từ ngày 3.3 khiến thủ đô Jakarta bị ngập, có nơi ngập sâu đến 3 m ở những vùng nội đô và ngoại thành, theo Reuters hôm 4.3 dẫn thông báo của cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia.Tình trạng ngập lụt khiến một số con đường bị phong tỏa và hơn 1.000 ngôi nhà và nhiều xe cộ chìm trong nước.Thống đốc vùng Jakarta Pramono Anung nâng cảnh báo nguy hiểm do thiên tai lên mức cao thứ hai. Ông chỉ đạo chính quyền địa phương kích hoạt các ống bơm để rút nước khỏi vùng bị ngập lụt và thực hiện các biện pháp điều chỉnh thời tiết phù hợp.Một trong những biện pháp can thiệp là bắn pháo sáng chứa muối vào các đám mây để mưa xảy ra sớm hơn trước khi mây tiến vào đất liền.Truyền thông địa phương đưa tin nước lũ cũng gây ngập một bệnh viện ở thị trấn phía đông Jakarta là Bekasi, với nước xâm nhập một số khu y tế và buộc phía bệnh viện phải sơ tán gấp các bệnh nhân đi nơi khác. Tình trạng mất điện đồng thời xảy ra ở một số khu của bệnh viện.Các đội cứu hộ sử dụng xuồng cao su sơ tán người dân bị mắc kẹt trong vùng lũ ở một khu dân cư của thị trấn Bekasi.Bà Sri Suyatni, 50 tuổi, cho hay không có thời gian thu thập đồ dùng cá nhân trước khi sơ tán và cả ngôi nhà của bà bị chìm trong nước.Vùng thủ đô Jakarta, nơi có hơn 30 triệu dân, thường xuyên bị lũ tấn công. Tuy nhiên, một số báo đài địa phương cho hay đây là đợt mưa lớn gây lũ nghiêm trọng nhất kể từ năm 2020, đặc biệt ở thị trấn Bekasi.