Ý nghĩa của chữ 'i' trong tên gọi iPhone
Đó là vào đầu những năm 2000, Juliette Binoche từng phải vật lộn tâm trí để đảm bảo những vai diễn của mình không bị bó buộc vào tính cách bi thảm, u sầu mà cô mắc phải vào những năm 1990. Juliette Binoche từng thừa nhận, việc cha mẹ ly hôn và bỏ rơi cô vào năm 4 tuổi đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn mong manh của người nữ diễn viên khi trưởng thành.Vị tướng lên tem Bưu chính VN Hoàng Thế Thiện trong mắt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
VIDEO: Xe máy bất ngờ hút khách nửa đầu năm 2021: ‘Phút huy hoàng rồi chợt tắt’?
Thắt lòng vợ chồng già dìu đỡ nhau trong cơn bạo bệnh
Sáng 11.2, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và cán bộ các Đảng bộ, cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo quy định về tinh gọn bộ máy.Theo đó, kết thúc hoạt động 11 Đảng đoàn và ban cán sự đảng cấp tỉnh, gồm: Đảng đoàn HĐND tỉnh; Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Đảng đoàn Liên đoàn lao động tỉnh; Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh; Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh tỉnh; Đảng đoàn Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh; Đảng đoàn Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh; Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh; Ban cán sự đảng UBND tỉnh; Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.Kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng cấp tỉnh, chỉ định ông Lại Thế Nguyên, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.Quyết định thành lập Đảng bộ UBND tỉnh, chỉ định ông Đỗ Minh Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.Hội nghị cũng đã công bố các quyết định nhân sự giữ các vị trí của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Phó bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng ủy UBND tỉnh.Về việc sáp nhập Ban Tuyên giáo với Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định phân công ông Đào Xuân Yên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa.Sau khi trao các quyết định nêu trên, ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đã phát biểu, ghi nhận và biểu dương tập thể 11 đảng đoàn và ban cán sự Đảng cấp tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa những năm qua.Ông Nguyễn Doãn Anh cũng yêu cầu các cơ quan, tổ chức vừa được thành lập, hợp nhất tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực, vượt khó, khắc phục mọi khó khăn, nhanh chóng ổn định, tập trung triển khai công tác theo mô hình, tổ chức mới và đi vào hoạt động ngay, phải bảo đảm kế thừa tốt nhiệm vụ của các tổ chức Đảng đã kết thúc hoạt động, không để gián đoạn, ngưng trệ, bỏ sót nhiệm vụ, địa bàn, lĩnh vực.Đối với cán bộ được chỉ định, phân công, điều động và bổ nhiệm giữ các chức vụ mới khẩn trương tập trung nắm bắt công việc, có phương pháp lãnh đạo, làm việc sáng tạo, đổi mới, khoa học; tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của bản thân, không ngừng phấn đấu, tìm tòi, học hỏi và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác; phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng cơ quan, đơn vị phát triển vững mạnh.Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, cần quan tâm làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ, đảng viên chủ động thích ứng với mô hình tổ chức mới và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, bảo đảm quá trình chuyển đổi diễn ra thông suốt, hiệu quả.Đối với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, ông Nguyễn Doãn Anh đề nghị lãnh đạo ban khẩn trương ban hành quy chế làm việc và ổn định tổ chức, không để chậm trễ, gián đoạn trong việc chỉ đạo triển khai kế hoạch, chương trình công tác năm 2025; tiếp tục làm tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy...
Ngày 7.2, UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin, Ban Thường vụ tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất chủ trương tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 trong tháng 1.2026 qui mô cấp tỉnh nhằm góp phần quảng bá hình ảnh, tôn vinh nghề trồng hoa kiểng của địa phương. Đồng thời cũng là dịp để tỉnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Theo kế hoạch, thời gian dự kiến tổ chức Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 diễn ra từ ngày 16.1 đến 25.1.2026 tại TP.Sa Đéc với nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội thảo, hội nghị kết nối giao thương ngành hàng hoa kiểng; nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm hoa kiểng; phiên chợ hoa kiểng; không gian sắc hoa Sa Đéc; hội thi và triển lãm kiểng cổ, bon sai quốc tế; không gian chợ hoa Sa Đéc xưa; đại cảnh hoa trên mặt nước sông Tiền…Ngoài ra, Đồng Tháp cũng sẽ tổ chức tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật; thi cổng hoa, đường hoa, vườn hoa công sở đẹp; thi tạo hình nghệ thuật từ hoa; tour du lịch trải nghiệm "làng hoa Sa Đéc"; tổ chức đêm nhạc chủ đề về hoa Sa Đéc; tổ chức không gian đờn ca tài tử và hò Đồng Tháp; cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian hấp dẫn. Để Festival hoa - kiểng Sa Đéc lần thứ 2 được chỉnh chu, hấp dẫn, tạo ấn tượng đẹp cho du khách, tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu TP.Sa Đéc tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tuyến đường N7 để thành tuyến đường hoa mới vào trung tâm làng hoa Sa Đéc; đầu tư chỉnh trang lại Công viên Sa Đéc; chỉnh trang các khu vực cửa ngõ, các tuyến đường nội ô; vận động các điểm du lịch, các hộ dân tham gia trồng hoa kiểng trang trí trước nhà, ban công và trong sân vườn, sắp xếp lại các giàn hoa, chậu hoa trong khu làng hoa để tạo điểm nhấn và mỹ quan…TP.Sa Đéc có diện tích trồng hoa, kiểng khoảng 978 ha là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Đồng Tháp, mỗi năm đón gần một triệu lượt du khách đến tham quan. Hiện nay, hoa kiểng Sa Đéc không chỉ bán khắp cả nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2024, giá trị sản xuất hoa kiểng của TP.Sa Đéc ước khoảng 3.300 tỉ đồng. Chủ trương của TP.Sa Đéc sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn nên hàng năm địa phương đều tổ chức lễ hội hoa vào dịp cuối năm...
Song sinh Việt kiều Thảo My - Thảo Vy tạo dấu ấn lớn trong năm 2023
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.