Sôi nổi ngày hội kỹ thuật lực lượng vũ trang
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Hồng Oanh, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Quân y 175, bác sĩ trực tiếp làm phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết trên thực tế, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nuốt các dị vật như dao cạo, kim loại khác, rồi tóc vào trong dạ dày hay có những bệnh nhân tự nhét những dị vật vào hậu môn,... Đối với trường hợp bệnh nhân này, việc đưa dị vật là kim loại dài 60 cm qua niệu đạo rồi không may bị tuột vào trong bàng quang và mắc kẹt lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng niệu đạo, chảy máu, lâu dài sẽ biến chứng hẹp niệu đạo.Những công cụ giúp phát hiện video AI do Sora tạo ra
Giao hàng cho ma (Rider) xoay quanh bộ ba shipper do Nut (Mario Maurer) dẫn đầu. Với khả năng nhìn thấy linh hồn, họ thường thử thách nhau thực hiện các “đơn khó”, ở những địa điểm có nhiều tin đồn ma ám.Ngày nọ, Nut chạm mặt và phải lòng một nữ khách hàng tên Phai (Freen Sarocha). Chưa kịp bày tỏ với người đẹp, anh bị sốc khi mẹ Phai tuyên bố cô vừa qua đời vì bệnh. Không chấp nhận sự thật này, Nut nhờ cậy hai người bạn cùng dấn thân điều tra, từ đó phát hiện ra những bí mật trớ trêu. Thoạt đầu biết đến nội dung của Rider, nhiều khán giả kỳ vọng phim đưa ra những góc nhìn chi tiết giới shipper, cũng như chờ đón những tình huống độc, lạ khi các anh trai giao hàng được kết hợp với khái niệm ma quỷ tưởng chừng không liên quan. Gần đây, phim Trung Quốc Ngược dòng cuộc đời (Upstream) của đạo diễn Từ Tranh cũng nhận nhiều sự quan tâm khi khai thác nghề nghiệp gai góc này. Tuy nhiên, nhà làm phim Giao hàng cho ma không quá tập trung vào khía cạnh này. Nỗi khổ của giới tài xế công nghệ chỉ được thể hiện bề nổi, chung chung thông qua các câu thoại hài như “Tiền ship có cao không?” hay “Bị bom hàng rồi”. Phần lớn thời lượng, tác phẩm chỉ xoay quanh chuyện tình gà bông giữa Nut và Phai, cũng như nỗ lực anh tìm kiếm cô giữa chốn vô định. Xuyên suốt hành trình này là những pha “nhả miếng” gần như không có điểm dừng. Lối hài trong Giao hàng cho ma thuộc kiểu “hài bình dân”, không ẩn chứa thông điệp, chỉ cố tạo tiếng cười bằng các câu thoại bắt trend (xu hướng), cùng hài hình thể qua những biểu cảm và hành động ngớ ngẩn của nhóm nhân vật chính. Trong đó, cây hài tâm điểm không phải Nut, mà là cặp bạn “cốt” Yot và Kai (do Phuwanet Seechomphu và Marut Chuenchomboon thể hiện).Trong khi hai vai phụ có nhiều pha tung hứng ăn ý, tương tác giữa Mario Maurer và Freen Sarocha lại sượng trân. Công bằng mà nói, người xem khó đồng cảm với chuyện tình của họ, khi thời lượng cả hai chung một khung hình rất ít. Việc bộ đôi xuất hiện từ đó chỉ tạo được hứng thú với các fan của họ.Ở thị trường Việt Nam, bản lồng tiếng gây chú ý với sự góp mặt của Võ Tấn Phát, Mạc Văn Khoa, Huỳnh Thanh Trực, Huỳnh Bảo Ngọc. Loạt thoại gần gũi với khán giả Gen Z và Gen Alpha, khi biến tấu thành các câu nói viral (phổ biến) trên TikTok như “đã chạm vào đâu” hay “đám giỗ bên cồn”. Ở suất chiếu sớm, phim mang đến tiếng cười thỏa mãn từ nhiều hàng ghế khán giả.Làm tốt "mảng miếng" hài hước, song khâu trình bày của Giao hàng cho ma gặp nhiều vấn đề. Gần đây, một phim hài Đài Loan là Dead Talents Society (Tìm kiếm tài năng âm phủ) cũng mang đến tiếng cười qua việc gán ghép thế giới tâm linh với những oái oăm của xã hội người sống, song kịch bản nhận nhiều lời khen nhờ tính hợp lý và nhất quán.Giao hàng cho ma cũng làm điều tương tự khi đặt ra câu chuyện “ma cũng biết order đồ ăn”. Tuy nhiên, phim chưa đưa ra được các quy luật cụ thể, cũng như xây dựng được một câu chuyện mà người xem có thể tin tưởng được. Hầu hết tình huống hù ma xuất hiện trong phim đều không đầu không đuôi, không có sự thống nhất. Ban đầu, phim đề cập Nut nhìn thấy ma do mở “con mắt thứ ba” từ nhỏ. Nhưng sau đó, đến lượt hai người bạn của anh cũng thấy ma mà không một lời giải thích, thậm chí còn có thể… livestream để mọi người xem chung. Tình tiết dẫn dắt đến sự kiện Nut đi tìm Phai cũng bị khiên cưỡng, nặng tính sắp đặt. Hay như tạo hình của các linh hồn thiếu tính nghệ thuật, lạm dụng hiệu ứng hình ảnh và góc quay tối. Tác phẩm chưa khắc họa được sự đa dạng của thế giới tâm linh, cũng như sự thú vị trong tương tác của họ với các shipper. Dù có xây dựng một thế giới vô lý đến mấy, tính chặt chẽ, logic của kịch bản luôn là cầu nối giúp người xem đồng cảm với nhân vật, từ đó mang đến trải nghiệm điện ảnh thực thụ. Về phía Giao hàng cho ma, tác phẩm tạo cảm giác đây là một vở kịch nói chắp vá, tràn ngập những câu thoại thậm xưng và tình huống buộc người xem phải chấp nhận.Ra mắt tại Việt Nam dịp 14.2, Giao hàng cho ma đụng độ với các tác phẩm nước ngoài khác, trong đó có Captain America: Brave New World (Captain America: Thế giới mới) và Companion (Kẻ đồng hành). Chưa đầy một tuần công chiếu tại Việt Nam, bộ phim đã thu về hơn 20 tỉ đồng, lọt top 3 phim kinh dị Thái ăn khách nhất mọi thời đại tại Việt Nam sau một tuần.
Hẻm phố như ruộng
Theo tin từ Diễn đàn giáo dục quốc tế có trụ sở tại Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13.2 đã thông báo cho các bên rằng cơ quan này đang tạm dừng cấp vốn liên bang trong 15 ngày cho tất cả các khoản tài trợ trong năm tài chính 2025. Quyết định chính thức có hiệu lực từ ngày 12.2 và trong số các bên bị ảnh hưởng có cả những chương trình học bổng, trao đổi sinh viên quốc tế như Fulbright, Benjamin A. Gilman, IDEAS..."Đây là tin rất đáng lo ngại. Chúng tôi đang nỗ lực tìm hiểu rõ hơn về tình hình mới này cùng những ảnh hưởng có thể xảy ra. Hiện chưa có thông tin chi tiết nào khác cũng như chưa có lý do nào được đưa ra", thông báo đăng hôm 14.2 nêu.Trong số những chương trình bị ảnh hưởng, Fulbright nổi tiếng nhất khi trao hơn 2.200 suất học bổng mỗi năm cho sinh viên Mỹ du học nước ngoài, và thu hút khoảng 4.000 sinh viên quốc tế đến Mỹ mỗi năm để học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Tại Việt Nam, Chương trình Fulbright được thành lập vào năm 1992 và hiện được điều hành thông qua Phòng Thông tin văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.Trả lời phỏng vấn hôm 19.2 với tờ The PIE News, bà Melissa Torres, Chủ tịch Diễn đàn giáo dục quốc tế, nói thêm chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc cấp vốn sẽ bị ngừng vĩnh viễn. Song, việc tạm ngừng đột ngột các khoản tài trợ đã khiến sinh viên Mỹ và các nhà quản lý giáo dục rất hoang mang. Bà Torres cũng xác nhận các bên nhận tài trợ đã được Bộ Ngoại giao Mỹ liên hệ nhưng đến nay bộ này vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức."Nếu việc cấp vốn không được khôi phục ngay lập tức, có khả năng nhiều nhà giáo dục quốc tế sẽ bị sa thải, gây ảnh hưởng đến cộng đồng và kinh tế địa phương", bà nói thêm. Bởi lẽ, các khoản tài trợ không chỉ được chuyển trực tiếp cho sinh viên mà còn dùng để chi trả cho đội ngũ nhân viên - những người đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các chương trình này, theo bà Torres.Việc Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu rõ sẽ làm gì với những khoản tài trợ cũng khiến các đơn vị cung cấp chương trình hoang mang. Một số địa điểm Fulbright được đại sứ quán địa phương yêu cầu tạm dừng hoạt động, trong khi các địa điểm khác ban đầu tạm dừng nhưng sau đó đã hoạt động trở lại, theo nữ chủ tịch. "Cũng không rõ tại sao một số sinh viên lại nhận được các hướng dẫn khác nhau", bà Torres cho hay.Hiện tại, Diễn đàn giáo dục quốc tế đang phối hợp với các tổ chức hàng đầu trong ngành như NAFSA, Liên minh giáo dục quốc tế để cùng ứng phó với tình hình diễn biến nhanh chóng này, đồng thời kêu gọi các bên chịu ảnh hưởng thu thập dữ liệu tài chính và thông tin về những tác động tới người học, giảng viên và nhân viên.
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Mỹ nam người Anh đang gây sốt với phim 18+ 'Bridgerton 3'
Ngày 11.2, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư số 29) tại địa phương. Theo ông Hiệp, trong thời gian chờ UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục (trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, trường PT có nhiều cấp học; giám đốc trung tâm GDTX tỉnh; trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố) triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu kỹ các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29; tổ chức quán triệt, phổ biến các nội dung của Thông tư số 29 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, thủ trưởng các đơn vị lưu ý việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học theo quy định tại khoản 01, Điều 5, Thông tư số 29. Đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học/giáo dục năm học 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đây để phục vụ việc dạy thêm, học thêm của học sinh tương ứng với thời gian không thực hiện; kịp thời thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm, nghĩa vụ thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Sở GD-ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các yêu cầu trên và báo cáo tình hình thực hiện về sở trước ngày 14.2.