Quán bún mọc '3 chị em' ở TP.HCM hơn nửa thế kỷ: Khách yên tâm không sợ… mất xe
Chiều 16.1, liên bộ Công thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu bắt đầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày. Theo ghi nhận, thị trường xăng dầu trong nước có 3 phiên tăng giá liên tiếp. Theo liên bộ Công thương - Tài chính, nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng trong kỳ này có tác động từ thị trường xăng dầu thế giới.Cụ thể, từ ngày 9 - 15.1, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu, lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với các nhà sản xuất và tàu chở dầu của Nga, xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine vẫn tiếp diễn... Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có diễn biến tăng, giảm tùy từng mặt hàng nhưng xu hướng tăng là chủ yếu.Trong kỳ điều hành này, liên bộ Công thương - Tài chính tiếp tục quyết định không trích lập, không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường từ 15 giờ cùng ngày như sau: giá xăng E5RON 92 không cao hơn 20.750 đồng/lít, tăng 319 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành và thấp hơn xăng RON 95 là 470 đồng/lít. Giá xăng RON 95 không cao hơn 21.220 đồng/lít, tăng 201 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.Giá dầu diesel không cao hơn 19.782 đồng/lít, tăng 539 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu hỏa không cao hơn 19.706 đồng/lít, tăng 462 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Giá dầu mazut không cao hơn 17.181 đồng/kg, tăng 999 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.Liên bộ Công thương - Tài chính cho rằng, phương án điều hành giá xăng dầu nói trên căn cứ theo diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên, biến động tỉ giá VND/USD, chi phí định mức và các quy định hiện hành.Theo đó, liên bộ Công thương - Tài chính quyết định phương án điều hành giá xăng dầu bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng giá xăng dầu mới kể từ 15 giờ cùng ngày. Các doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện các hành vi vi phạm.Thế giới lãng phí 10.000 tỉ USD/năm liên quan thực phẩm nông nghiệp?
Tây Ban Nha đang siết chặt hoạt động du lịch khi căng thẳng giữa người dân địa phương và người nước ngoài ngày càng gia tăng. Năm ngoái, đất nước này đón 84 triệu khách quốc tế, chỉ sau Pháp (nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè với 89 triệu khách).Cụ thể, chính phủ Tây Ban Nha đã ban hành nhiều biện pháp mới nhằm tạo ra ngành du lịch bền vững hơn và một trong những biện pháp gần đây là thành phố Malaga cấm mở mới các cơ sở kinh doanh cho thuê nhà nghỉ ở 43 khu vực trong ba năm kể từ tháng 1.2025.Những cơ sở kinh doanh được đăng ký sau ngày 22 tháng 2 năm ngoái cũng có thể bị mất giấy phép nếu không có lối vào riêng hoặc cơ sở vật chất riêng biệt - có nghĩa là khách du lịch chỉ thuê phòng trên các trang web như Airbnb có thể gặp rắc rối.Nhiều quy định mới được ban hành ở Tây Ban Nha liên quan đến du khách quốc tế, chẳng hạn quy định ở Malaga, đã dẫn tới tin đồn đất nước này sắp hạn chế du khách bằng "lệnh cấm du khách ba năm".Tuy nhiên, khách du lịch không bị cấm đến Malaga và chắc chắn họ không bị cấm đến Tây Ban Nha. Ngành du lịch ở Tây Ban Nha chiếm khoảng 13% GDP.Các điểm nóng về kỳ nghỉ trên toàn cầu đang cố gắng hết sức để tìm ra những cách mới để đối phó với sự bùng nổ lớn về du lịch thời hậu Covid và tránh xu hướng được cho là "du lịch quá mức". Ví dụ, áp thuế du khách để có thêm doanh thu cải tạo cơ sở hạ tầng...Trong những trường hợp cực đoan hơn, có những giới hạn về số lượng khách du lịch được phép đến thăm vì đám đông khổng lồ đang gây hại nhiều hơn là có lợi cho cộng đồng.Người biểu tình đã yêu cầu thay đổi các điểm du lịch nổi tiếng trên khắp Tây Ban Nha và du khách dùng bữa tại thành phố Barcelona thậm chí còn bị xịt nước vào tháng 7 năm ngoái.Lệnh cấm cho thuê nhà nghỉ ngắn hạn ở thành phố lớn thứ hai Tây Ban Nha này sẽ được thực hiện từ năm 2028, với mục tiêu làm tăng nguồn cung nhà ở cho người dân.Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã công bố kế hoạch 12 điểm trong tháng này để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của đất nước, đồng thời nhằm vào việc cho thuê nhà nghỉ ngắn hạn được cho là nguyên nhân khiến giá thuê tăng cao. Ông muốn đánh thuế cao hơn đối với những tài sản dùng để tiếp đón khách du lịch.
Dùng tiền lệ che bất đồng
Ngày 16.5, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã ký văn bản về việc tham mưu nâng cấp, tôn tạo di tích quốc gia Chiến thắng Vạn Tường, thuộc xã Bình Hải và Bình Hòa, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi).
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
Toyota Rush: Đường dài mới biết ngựa hay
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.