Khởi tố Chánh thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.Ô tô điện bán chậm hơn xe hybrid
Đội Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM đã tham gia năng nổ phong trào bóng đá sinh viên và giành nhiều thành tích ấn tượng. Một số thành tích gần đây như năm 2016 giành hạng 3 tại giải bóng đá sinh viên toàn quốc. Năm 2017 giành hạng nhì cũng tại giải bóng đá sinh viên toàn quốc.
Muốn khoe vẻ tinh khôi, các nàng hãy chăm diện đồ màu trắng
Khai thác bệnh sử ghi nhận, bệnh nhân từng điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng không tiến triển với chẩn đoán ban đầu ung thư phổi, khối u ác tính xâm lấn vào phế quản và phổi.Ngày 21.2, Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết người bệnh có khối phình động mạch phổi trái, với đường kính lên đến 15cm, kéo dài từ gốc động mạch phổi trái đến cả hai thùy trên và dưới của phổi trái. Khối phình động mạch phổi không chỉ gây ra tình trạng tràn máu và mủ vào khoang màng phổi trái, mà còn làm tổn thương nghiêm trọng các cấu trúc quan trọng như phế quản và vách trung thất. "Đây là một ca bệnh rất hiếm gặp, dễ bị chẩn đoán nhầm với u phổi và quá trình phẫu thuật điều trị vô cùng phức tạp, nhưng nếu không được can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong", bác sĩ Vĩnh cho hay.Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, một cuộc hội chẩn toàn viện được triển khai. Các bác sĩ thống nhất phương pháp điều trị, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng trước, trong và sau khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu hoặc nguy kịch hơn, có thể dẫn đến tử vong.Phó giáo sư Vũ Hữu Vĩnh cùng với ê kíp tiến hành đặt catheter động mạch và catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng cho bệnh nhân. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, giúp đảm bảo an toàn tối đa trong suốt quá trình can thiệp. Việc đặt catheter động mạch giúp theo dõi huyết áp liên tục theo từng nhịp tim, cung cấp đường lấy máu nhanh chóng để xét nghiệm. Trong quá trình mở lồng ngực, ê kíp nhận thấy phổi trái của bệnh nhân dính vào thành ngực, bên trong chứa dịch vàng đục kèm giả mạc, gây cản trở việc bóc tách, xác định các cấu trúc xung quanh. Đặc biệt, khối tổn thương lớn với kích thước 15x15cm ở thùy dưới phổi không chỉ bám chặt vào thùy trên mà còn đập theo nhịp mạch, buộc các bác sĩ phải thực hiện bóc tách một cách tỉ mỉ và chính xác. Quá trình phẫu thuật càng trở nên căng thẳng hơn khi các bác sĩ đã phải đối mặt với tình trạng động mạch phổi bị phình to, bờ nham nhở và dính chặt vào các mô xung quanh, có thể vỡ ra và chảy máu ồ ạt bất cứ lúc nào dẫn đến nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Phế quản thùy lưỡi và thùy trên bị tổn thương nặng. Tuy nhiên, ê kíp phẫu thuật đã nỗ lực kiểm soát tình trạng khoang màng phổi trái bị lấp đầy máu và mủ do khối phình động mạch xuất huyết, gây hoại tử gần như toàn bộ phổi trái. Đồng thời, làm sạch giả mạc, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Sau cùng, phổi trái đã được cắt bỏ toàn bộ, khoang màng phổi được bơm rửa kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu. Hiện tại sau hậu phẫu ngày thứ 3, bệnh nhân L. đã ổn định và tiếp tục hồi phục dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ tại bệnh viện."Ngay khi cơ thể có những triệu chứng như đau ngực, khó thở hay những bất thường khác, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn những rủi ro nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe", bác sĩ Vĩnh khuyến cáo.
Sắc lệnh nói trên, do Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Lucas Bersamin ký vào đầu tuần, đã loại phó tổng thống và tất cả các cựu tổng thống ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). NSC tư vấn cho tổng thống về các chính sách ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Ông Bersamin cho hay động thái mới "nhằm tổ chức lại và tinh giản" thành viên của NSC, hiện bao gồm các quan chức lập pháp, quốc phòng, đối ngoại và thành viên nội các quan trọng."Hiện tại, phó tổng thống không liên quan đến trách nhiệm của tư cách thành viên trong NSC", ông Bersamin nói với các phóng viên, cho biết thêm tổng thống được tự do bổ sung các thành viên hoặc cố vấn khác khi cần thiết.Hiện bà Sara Duterte chưa bình luận. Sắc lệnh trên được đưa ra trong bối cảnh bà Sara Duterte đang đối mặt với cuộc điều tra về cáo buộc đe dọa giết Tổng thống Marcos và gia đình ông, theo AFP.Trong cuộc họp báo trực tuyến vào cuối tháng 11.2024, bà Sara Duterte, con gái của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nói đã sai người giết ông Marcos nếu bà bị ám sát. Sau đó, bà nói rằng phát ngôn đó đã bị hiểu sai.Bà Sara Duterte trở thành phó tổng thống vào năm 2022 trong một liên minh với ông Marcos. Tuy nhiên, liên minh này đã tan rã trong những tháng gần đây, khi hai bên cáo buộc lẫn nhau nghiện ma túy và có những lời lẽ cực đoan trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Philippines, dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025.
Ông Bạch Ngọc Chiến thôi việc nhà nước, sang giữ chức Phó chủ tịch Tập đoàn EQuest
Ngày 20.1, ông Võ Thanh Tòng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau xác nhận, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản (trực thuộc sở này) đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động. Theo ông Tòng, việc tạm dừng hoạt động của trung tâm do lãnh đạo hết nhiệm kỳ bổ nhiệm, cần thời gian để sắp xếp và kiện toàn nhân sự. Đến nay, Sở Tư pháp đã hoàn tất các thủ tục bổ nhiệm, giúp trung tâm hoạt động ổn định.Ông Nguyễn Thanh Hùng được bổ nhiệm lại, giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 1.1, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Cà Mau tạm dừng nhằm thực hiện kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, sau đó, Sở Nội vụ Cà Mau có công văn hỏa tốc gửi Sở Tư pháp chỉ rõ rằng Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7.10.2020 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như Kế hoạch số 188/KH-BCĐ ngày 16.12.2024 của Ban Chỉ đạo tỉnh không có quy định về việc tạm dừng hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập.Do đó, Sở Nội vụ đề nghị Sở Tư pháp rà soát, chỉ đạo và thực hiện quy trình giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (nếu xét thấy đủ điều kiện giải thể) theo đúng quy định pháp luật hiện hành.Trong thời gian trung tâm tạm dừng hoạt động, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau gửi công văn đề nghị trung tâm tiếp tục thực hiện các hợp đồng đấu giá tài sản vi phạm hành chính.