Sedan hạng D năm 2022: VinFast Lux A2.0 dừng bán, Toyota Camry thống trị
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.Nhu cầu cao nhất lịch sử, phập phồng lo hoá đơn điện 'đội đỉnh'
Liên hoan có sự tham gia của 16 đội với tổng số 1.080 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP.Kon Tum. Trong đó, 314 em tham gia đội cồng chiêng, 485 em thuộc đội múa xoang và 281 em tham gia trình diễn trang phục dân tộc thiểu số.Đây là một trong những hoạt động của ngành giáo dục TP.Kon Tum nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum.Tham gia trình diễn trang phục truyền thống, em Y Việt Kinh (học sinh lớp 9 Trường THCS Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum) cho biết, đây là lần thứ 2 em tham gia liên hoan cồng chiêng, xoang do Phòng GD-ĐT tổ chức. Đến với liên hoan, em rất vui khi được giới thiệu đến bạn bè bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thông qua chương trình, em càng thêm yêu những giá trị văn hóa mà cha ông đã truyền lại.Tương tự, em A Dũng (học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum) cho biết đây là lần đầu tiên em cùng đội cồng chiêng của trường tham gia liên hoan. Với vị trí đánh trống và là điểm nhấn của cả đội, em cảm thấy khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi những âm thanh hào hùng, trầm bổng từ bộ chiêng vang lên, em cũng lấy lại bình tĩnh và bắt đầu biểu diễn với những vũ điệu truyền thống cuồng nhiệt."Đến với liên hoan, được biểu diễn điệu chiêng, điệu nhảy truyền thống của dân tộc mình, em rất vui. Đây cũng là dịp để bạn bè gần xa hiểu hơn về những nét đẹp trong trang phục, điệu nhảy của dân tộc Ba Na chúng em", em A Dũng nói.Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Kon Tum, cho biết liên hoan cồng chiêng, xoang và trình diễn trang phục thổ cẩm là không gian để học sinh càng yêu quý, trân trọng hơn giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, giúp các em có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Hy vọng liên hoan cồng chiêng, xoang sẽ giúp cho thế hệ trẻ nhận thức về vai trò của cồng chiêng, xoang trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là các lễ hội dân gian."Hiện nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện việc mặc trang phục thổ cẩm các dân tộc thiểu số khi đến trường hoặc trong các buổi chào cờ đầu tuần, tại các lễ hội của địa phương... Dạy cho học sinh đánh cồng chiêng, múa xoang là một trong những nội dung thường xuyên, tập luyện ở trường học cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí, các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa... phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường học và từng địa phương" ông Hòa nói.
Nữ giám đốc ngân hàng dạy nhảy miễn phí cho học sinh mỗi sáng
Các nhà khoa học từ Trường Y Đại học São Paulo (Brazil) đã phân tích dữ liệu của 6.378 người tham gia, ở độ tuổi trung bình gần 50, xem xét mối liên hệ giữa lượng polyphenol trong chế độ ăn uống, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng cùng xảy ra, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2. Các tình trạng này bao gồm huyết áp cao, đường huyết cao, béo bụng và mức cholesterol hoặc mức chất béo trung tính triglyceride bất thường. Đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch phổ biến nhất.Trong khi đó, polyphenol là hoạt chất sinh học có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nổi tiếng, có nhiều trong cà phê và một số thực phẩm khác như trái cây, sô cô la, rượu vang.Những người tham gia được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi về thói quen ăn uống và tần suất tiêu thụ 92 loại thực phẩm giàu polyphenol bao gồm cà phê. Trong thời gian theo dõi trung bình hơn 8 năm, có 2.031 người mắc hội chứng chuyển hóa, tức mắc ít nhất 3 trong số các tình trạng sau: Béo bụng, huyết áp cao, đường huyết cao, triglyceride cao và lipid cao (rối loạn mỡ máu).Kết quả đã phát hiện tiêu thụ nhiều polyphenol từ cà phê và các thực phẩm như sô cô la, rượu vang đỏ, trà và trái cây (gồm nho đỏ, dâu tây, cam) có thể giúp giảm đến 23% nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, theo chuyên trang y khoa Medical Express.Các tác giả cũng nghiên cứu tác động của polyphenol đối với các rối loạn chuyển hóa tim mạch như tăng huyết áp, kháng insulin và tăng mức triglyceride.Kết quả cho thấy tiêu thụ nhiều polyphenol từ cà phê và các thực phẩm kể trên giúp giảm mỡ bụng, huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, tình trạng kháng insulin, mức triglyceride và protein phản ứng C, đồng thời cải thiện mức cholesterol tổng, cholesterol xấu và cholesterol tốt.Đặc biệt, tiêu thụ nhiều polyphenol hơn từ cà phê và các thực phẩm kể trên giúp giảm tới 30 lần nguy cơ bị huyết áp cao hoặc kháng insulin và giảm đến 17 lần nguy cơ có mức triglyceride cao.Đáng chú ý, tác giả nghiên cứu, cô Isabela Benseñor, giáo sư tại Trường Y Đại học São Paulo, cho biết đây là nghiên cứu lớn nhất (gồm hơn 6.000 người tham gia) và trong thời gian dài (hơn 8 năm) về tác dụng của việc tiêu thụ polyphenol và tác dụng chống lại các vấn đề về tim mạch chuyển hóa. Cô nói: Đây là tin vui cho những người thích cà phê, trái cây, sô cô la và rượu vang, tất cả đều giàu polyphenol. Giáo sư Isabela Benseñor nói thêm: Những phát hiện mới đã chứng minh rằng thúc đẩy chế độ ăn giàu polyphenol có thể là một chiến lược có giá trị để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, theo Medical Express.Các tác giả đang có kế hoạch nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của polyphenol đối với bệnh tim mạch. Họ giải thích sở dĩ các hợp chất này làm được điều kỳ diệu này là nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, cũng như ảnh hưởng tích cực đến hệ vi khuẩn đường ruột của chúng.Theo các kết quả nghiên cứu, tốt nhất nên uống 2 - 3 tách cà phê mỗi ngày và nên hạn chế lượng đường thêm vào để tối đa hóa lợi ích.
Ngày 7.2, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy.Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Trần Thắng Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 7.2.Ông Trần Thắng Lợi năm nay 49 tuổi, quê quán TX.Hương Trà (TP.Huế), trình độ chuyên môn thạc sĩ quản lý kinh tế, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ông Trần Thắng Lợi từng giữ chức Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Sơn Trà, Bí thư Quận ủy Hải Châu.Sau khi sáp nhập, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng có 6 phó trưởng ban, gồm 3 Phó trưởng ban Tuyên giáo (ông Nguyễn Mạnh Dũng, ông Nguyễn Hoài Nam, bà Mai Thị Thu) và 3 Phó trưởng ban Dân vận (ông Lê Văn Minh, bà Phạm Thị Thảo Nguyên, bà Nguyễn Thị Kim Hoa). Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đến nhận công tác tại HĐND thành phố, giới thiệu bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá cùng với việc thành lập 2 Đảng bộ mới (Đảng bộ Các cơ quan Đảng và Đảng bộ UBND TP.Đà Nẵng), chức năng nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo và Dân vận (mới thành lập) sẽ nặng nề hơn bởi khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao hơn. Mô hình cách thức vận hành đều mới chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, lãnh đạo 2 Đảng bộ, lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận nhanh chóng hoàn thành quy chế làm việc, tổ chức họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể, khẩn trương ban hành các quyết định thành lập tổ chức đảng trực thuộc.Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng yêu cầu các cơ quan tiến hành tiếp nhận bàn giao, hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản; trong đó đặc biệt lưu ý việc chuyển giao tài liệu, tài sản số phải đảm bảo hoạt động thông suốt.
HLV Thomas Tuchel xác nhận Alonso sẽ chia tay Chelsea
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.