Cô gái 27 tuổi nặng 15 kg với nghị lực phi thường
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.Gạo Việt viết tiếp những kỳ tích
Sáng 21.2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh nam CSGT giật ví, "khống chế" người dân trên đường.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh lúc 20 giờ 51 ngày 20.1, một CSGT chạy mô tô đặc chủng dừng bên cạnh một chiến sĩ công an đang cố gắng nổ máy chiếc xe máy cà tàng.Lúc này, từ bên đường có một người đàn ông mặc áo đỏ tiến tới chỗ CSGT. Sau khoảng 20 giây nói chuyện, người đàn ông móc trong túi ra chiếc ví, đưa ra trước mặt CSGT thì bị CSGT giật lấy.Hai bên giằng co khoảng 4 giây thì CSGT gạt chân, quật ngã, "khống chế" người đàn ông. Lúc này, nhiều người dân nói "ông không có đánh người ta được nha", "đánh người ta là ông bậy rồi đó".Chiến sĩ công an đi cùng và người dân cũng chạy đến can ngăn vụ việc thì nam CSGT cho người đàn ông đứng dậy nhưng vẫn nắm chặt cổ áo. Nội dung lan truyền ghi nhận vụ việc xảy ra tại liên ấp 123 (H.Bình Chánh, TP.HCM).Liên quan đến vụ việc, đại diện Đội CSGT - trật tự Công an H.Bình Chánh cho hay đã nắm được thông tin và đang khẩn trương xác minh và sẽ yêu cầu chiến sĩ có liên quan tường trình để làm rõ thông tin dư luận.
Mặt nạ tự nhiên, bí quyết để có làn da ngậm nước của nàng hậu Aishwarya Rai
Bên cạnh kết quả dạy học, thời gian qua, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng còn gây ấn tượng với thành tích bảo vệ môi trường. Điểm thú vị là hiện nay nhà trường không còn bố trí thùng rác công cộng, vì học sinh đang lan tỏa tốt tinh thần "nói không: với rác thải nhựa. Hình ảnh những cô cậu học trò Cần Thơ mang theo bình nước, hộp cơm thay ly nhựa, hộp xốp đã trở nên quen thuộc tại ngôi trường này. Buổi sáng, Đào Minh Ngọc (lớp 11A5) mang một chiếc balo đựng sách vở và một túi vải đựng nước uống, thức ăn chuẩn bị ở nhà vào trường. Nước được đựng trong bình giữ nhiệt, cơm thì bảo quản trong một chiếc hộp bằng thủy tinh. Sau khi ngồi ăn với bạn bè giờ ra chơi, Ngọc cho hộp cơm và bình nước vào lại túi vải, mang đi rửa sạch để mang về nhà. Ngọc cho biết, khi vào học lớp 10, em đã được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động đã đi vào nền nếp, trở thành phong trào thi đua giữa các lớp tại trường. Ngọc bộc bạch: "Trước đây, em hay mua đồ bằng hộp xốp, ly nhựa vì sự tiện lợi, ăn xong thì bỏ vào thùng rác. Nhưng khi vào trường, em rất bất ngờ vì mọi người đều thay đổi thói quen này, chuyển qua dùng bình nước và hộp cơm. Tìm hiểu thì em biết lý do là mọi người đang nối tiếp truyền thống thực hiện hành trình xanh hóa".Theo đó, hành trình "xanh hóa" của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng bắt đầu từ năm 2018. Lúc này, trường mới chuyển về được 1 năm, khuôn viên ít cây xanh, buổi trưa gió thường thổi đổ các thùng rác, ly nhựa, bọc ni lon bay khắp nơi. Nhằm giải quyết thực trạng này, Đoàn trường đã nghĩ đến việc thành lập CLB Zero Waste; trong đó có mục tiêu khuyến khích học sinh sử dụng các vật phẩm thay thế rác thải nhựa (ly nhựa, hộp xốp) để bảo vệ môi trường.Anh Nguyễn Hoài Thanh, Bí thư đoàn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, cho biết thời gian đầu, việc thực hiện phong trào khá khó, nhiều phụ huynh phản ứng sự bất tiện. Bởi, học sinh vào tiệm mua một hộp cơm rất nhanh, với phong trào này thì họ phải chuẩn bị đồ ăn sáng sớm cho các con. "Nhưng với sự nỗ lực tuyên truyền từ nhà trường, phụ huynh cũng dần đồng thuận khi thấy rằng việc này không chỉ có ý nghĩa về bảo vệ môi trường mà còn tốt cho sức khỏe con mình. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm đi học được tích cực chia sẻ trên mạng xã hội, từ đó mà nhiều người hưởng ứng theo", anh Thanh nói.Điểm thú vị của CLB Zero Waste là mọi việc đều do chính học sinh điều hành. Mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là "đại sứ" truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, trên tinh thần người đi trước lan tỏa đến người đi sau. Lượng rác thải của lớp nào sẽ do lớp đó tự quản lý, phân loại để hình dung cụ thể số lượng bao nhiêu, qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Không có bất kỳ hình phạt cho người làm sai, nhưng lớp nào làm tốt sẽ được thưởng điểm phong trào. Vì vậy, các học sinh rủ nhau mang bình nước, hộp cơm để phấn đấu vì thành tích tập thể. Ngô Nguyễn Trung Nam (lớp 11A4), Trưởng ban phân loại rác CLB Zero Waste, cho biết mỗi ngày các lớp sẽ trang bị 3 thùng rác khác nhau để phân loại: rác tổng hợp, rác tái chế, rác hữu cơ. Cuối buổi học thì đại diện lớp sẽ tập kết về CLB, dù trường có hơn 900 học sinh nhưng hiện nay rất ít khi thấy xuất hiện các ly nhựa, hộp xốp. "Mỗi ngày, em dành 20 phút tiếp nhận rác từ các lớp. Dù về trễ hơn các bạn nhưng em khá thích công việc này, vì rất muốn góp phần bảo vệ cảnh quan trong trường", Nam chia sẻ.Với sự hưởng ứng mạnh của học sinh, hiện Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã cất thùng rác công cộng, nhưng cảnh quan xung quanh vẫn sạch đẹp. Lượng rác thải tái chế chỉ còn đa số là chai nhựa nên Đoàn trường tận dụng để làm bầu ươm cây xanh. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm được các ngôi trường khác trong địa bàn hưởng ứng, thực hiện theo.Càng ý nghĩa hơn khi tháng 12.2024, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là một trong 6 trường học trong cả nước đạt tiêu chí "Vì môi trường xanh quốc gia".
Thứ nhất, về thời hạn vay, đa số các gói vay 0% sẽ chỉ áp dụng từ 1 - 2 tháng đầu tiên, chứ không phải toàn bộ thời hạn vay.
Lương 'gross', lương 'net' và lương năng suất là gì?
Ngày 10.2, mạng xã hội đăng tải đoạn video do người đi đường ghi lại hình ảnh xe ô tô 7 chỗ đang dừng đèn đỏ trên đường Lê Nin (TP.Vinh, Nghệ An) không nhường đường cho xe cứu thương. Thời điểm đó, chiếc xe cứu thương đang hụ còi xin nhường đường nhưng phía trước đang có 1 xe 7 chỗ dừng chờ đèn đỏ. Có thể do sợ nhường đường sẽ phạm lỗi vượt đèn đỏ nên tài xế xe 7 chỗ không nhường. Chỉ đến khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang xanh, xe 7 chỗ mới di chuyển, xe cứu thương mới tiếp tục chạy. Video này gây nhiều ý kiến trái chiều khi tại nút giao thông này có gắn các camera phạt nguội. Nhiều người rằng tài xế xe 7 chỗ phải nhường đường và lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị xử phạt. Nhiều ý kiến lại cho rằng nhường đường trong trường hợp này sẽ rất phiền toái, phải mất thời gian đến giải trình với CSGT khi bị phạt nguội. Về trường hợp này, ngày 11.2, một lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, người tham gia giao thông phải tuân thủ báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông. Khoản 5, Điều 27 của luật này quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường. Trường hợp không nhường đường cho xe ưu tiên, người điều khiển ô tô có thể bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng theo điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024. Khi các phương tiện đang dừng đèn đỏ mà vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, theo Phòng CSGT Công an Nghệ An, trong tình huống cấp thiết, nếu phương tiện di chuyển đúng làn, đúng phần đường và vì lý do chính đáng, sẽ không bị xử phạt. Nghĩa là trong trường hợp dừng đèn đỏ nhưng phía sau có xe cứu thương hoặc xe ưu tiên khác, các phương tiện phía trước có thể vượt đèn đỏ để nhường đường mà không bị xử phạt. Lãnh đạo Phòng CSGT Nghệ An cũng cho biết, các trường hợp xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát, công an không thông báo xử phạt ngay mà sẽ xác định nguyên nhân vi phạm, sau đó mới mới xử phạt, để tránh trường hợp phạt oan.