Cô bé 9 tuổi đi học người mẫu để cải thiện sự tự ti, nhút nhát
Việc thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện khả năng sinh sản. Những thay đổi này rất đa dạng, từ kiểm soát căng thẳng đến bổ sung một số dưỡng chất có lợi, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Thu nhập ‘khủng’ nhờ nuôi kết hợp 3 loài đặc sản
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Hoa hậu cùng lội bùn cải tạo cảnh quan cho các dòng kênh
Đường hoa TP.Bạc Liêu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là công trình nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa và những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Đường hoa có tổng chiều dài hơn 600 m, trải dọc tuyến đường 30.4, từ đường Võ Thị Sáu đến đường Hà Huy Tập (P.3, TP.Bạc Liêu).Đường hoa tái hiện sự phát triển của Bạc Liêu qua từng giai đoạn, từ những ngày đầu khai hoang mở cõi cho đến sự phồn vinh hôm nay.Phần đầu đường hoa khắc họa hình ảnh ông cha ta trong thời kỳ đầu khai phá vùng đất phương Nam. Không gian được trang trí với những mô hình nón lá, nhà lá, thuyền gỗ - biểu tượng của một thời kỳ gian khổ nhưng đầy quyết tâm. Đất đai được cải tạo từ những đầm lầy chua mặn trở thành những cánh đồng lúa bạt ngàn và vườn cây trái sum suê. Hình ảnh các sản vật đặc trưng như: mãng cầu, măng tây và các loại trái cây vùng nhiệt đới sẽ làm nổi bật sự trù phú của vùng đất Nam bộ.Tiếp nối là không gian văn hóa đặc trưng của Bạc Liêu - nơi con người gắn bó với nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương. Những mô hình người nghệ sĩ biểu diễn với đờn kìm, đờn tranh tạo nên không gian giao thoa văn hóa sống động, nhắc nhớ về những giá trị tinh thần quý báu của vùng đất này.Một khu vực đường hoa sẽ tái hiện không gian hoài niệm với hình ảnh xe lam cũ, xe đạp - những phương tiện gắn bó với đời sống người dân trong những thập niên 1970 - 1980. Đây là khoảng thời gian đầy kỷ niệm, đánh dấu sự giao thoa giữa lối sống mộc mạc và những thay đổi trong xã hội.Bức tranh đường hoa tiếp tục chuyển mình sang hình ảnh những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bạc Liêu hôm nay. Cụ thể, mô hình ngôi nhà khang trang, thiết bị hiện đại từ thập niên 1990 sẽ tái hiện sự đổi thay trong đời sống người dân. Điểm nhấn đặc biệt là ngành nuôi tôm công nghiệp, đánh bắt thủy sản và các trụ điện gió vươn cao trên nền trời - biểu tượng cho sự phát triển bền vững và là tiềm năng, thế mạnh chủ lực của tỉnh Bạc Liêu.Điểm nhấn của đường hoa TP.Bạc Liêu là tiểu cảnh gia đình nhà rắn vui tươi, no đủ với 2 con tượng trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng. Trước khi đến với tiểu cảnh này, du khách được chào đón bởi cổng chào chúc mừng năm mới độc đáo, hấp dẫn. Cổng chào được trang trí với hai hình ảnh đặc sắc như: chú tôm đỏ ửng và chú cá mập tươi rói, mỗi chú đều ngậm thỏi vàng USD – biểu tượng của sự thịnh vượng. Hai linh vật này được thiết kế uốn lượn bay trên những tầng mây, thể hiện hình ảnh cá vượt vũ môn hóa rồng – biểu tượng của thành công và hạnh phúc.Ông Trần Văn Hiền, quyền Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng TP.Bạc Liêu, chủ đầu tư đường hoa TP.Bạc Liêu cho biết, đường hoa này không chỉ là công trình trang trí đặc sắc mà còn là thông điệp về sự trân trọng quá khứ, tự hào hiện tại và kỳ vọng vào tương lai thịnh vượng. Hình ảnh đường hoa đại diện cho một mùa xuân no ấm, đầy đủ và niềm hy vọng vào sự phát triển bền vững của quê hương Bạc Liêu.Đường hoa TP.Bạc Liêu Tết Nguyên đán Ất Tỵ hứa hẹn không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm, check-in, mà còn là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Qua đó góp phần nâng cao giá trị văn hóa và quảng bá hình ảnh tỉnh nhà ra khắp mọi miền đất nước.
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.
Tư vấn sức khỏe: Nội soi tiêu hóa khỏe - Đón Tết bình an
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk với nhiều loại cây trồng có diện tích lớn, năng suất cao và giá trị lớn như: sầu riêng, cà phê, hồ tiêu, bơ… Bên cạnh đó, với diện tích trồng lúa lên đến trên 100.000 ha và năng suất hơn 800.000 tấn/năm, Đắk Lắk là một trong những địa phương có diện tích cũng như năng suất lớn nhất khu vực duyên hải miền Trung và Tây nguyên.