Những tấm lòng vàng 15.6.2022
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.Chiến sự Ukraine ngày 748: Cuộc tấn công vượt biên giới từ Ukraine sang Nga
Một mùa xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời. Trong suốt 95 xuân qua, Đảng ta - đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam - đã lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn gian nan, thử thách, làm nên những thắng lợi, thành tựu vĩ đại, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt và với một sứ mệnh đặc biệt. Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta và áp đặt ách thống trị tàn bạo, khiến dân tộc ta chịu cảnh nô lệ, lầm than. Với truyền thống yêu nước và tinh thần không chịu khuất phục, nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh liên tục và mạnh mẽ bằng nhiều con đường với nhiều khuynh hướng khác nhau, từ phong trào Cần Vương đến khởi nghĩa Yên Thế, từ các phong trào Đông Du, Đông kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái... Nhân dân ta đã đấu tranh vô cùng anh dũng và chịu nhiều hy sinh, nhưng đều không thành công vì thiếu một đường lối đúng đắn, chưa tập hợp và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, thiếu một phương pháp đấu tranh thích hợp và nhất là chưa có được một tổ chức lãnh đạo, một chính đảng đáp ứng được yêu cầu của dân tộc và của thời đại.Cùng lúc đó, trên thế giới, sự phát triển của phong trào công nhân cùng thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một chân trời mới, thắp sáng hy vọng cho các dân tộc bị áp bức, bóc lột, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập trên khắp các châu lục.Trước yêu cầu của lịch sử và với một khát vọng cháy bỏng về giải phóng dân tộc, người thanh niên yêu nước nồng nàn Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đi khắp các châu lục, qua gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố, vượt qua muôn vàn gian khổ, chông gai và làm rất nhiều nghề để kiếm sống, để học những "sàng khôn" của nhân loại. Chính hành trình này đã giúp người thanh niên Việt Nam hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của các tầng lớp nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt. Với quyết tâm hướng tới: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi", Nguyễn Tất Thành đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử và đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Trước yêu cầu lịch sử và dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động, dày công chuẩn bị cả về tư tưởng, lý luận và con người cho sự ra đời của một tổ chức chính trị tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thông qua các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927), đào tạo cán bộ cách mạng và thúc đẩy phong trào đấu tranh trong nước.Ngày 3.2.1930, tại Cửu Long (Hồng Kông, Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã diễn ra, thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử trọng đại, quy tụ các tổ chức cộng sản Việt Nam thành một lực lượng duy nhất, có đường lối cách mạng rõ ràng, thống nhất. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. Sự kiện lịch sử này đã chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối và tổ chức của cách mạng Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta - kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ khi thành lập, với đường lối đúng đắn, với phương pháp thích hợp và sáng tạo, với năng lực tổ chức thực tiễn và sự chiến đấu ngoan cường, hy sinh anh dũng của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, và sự tin yêu, đùm bọc, hết lòng che chở, bảo vệ của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử và thời đại.Chỉ trong vòng 15 năm sau khi ra đời, Đảng ta đã không ngừng phát triển và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2.9.1945, xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam, mở ra chương mới của lịch sử dân tộc. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và cuộc sống của chính mình. Ngay sau thành công của Cách mạng tháng Tám, đất nước ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách; cùng một lúc phải đương đầu với "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm". Trong hoàn cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta kiên cường bảo vệ và xây dựng chính quyền non trẻ, đồng thời tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với đường lối đúng đắn, phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù trong chín năm kháng chiến gian khổ và anh dũng, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954) về hòa bình ở Đông Dương.Trong suốt hơn hai mươi năm sau đó, đất nước ta bị chia cắt và chưa có hòa bình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với một ý chí sắt đá và quyết tâm không gì có thể lay chuyển, nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, thực hiện cuộc kháng chiến vĩ đại, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, viết nên một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc, một sự kiện có tầm vóc quốc tế và có tính thời đại sâu sắc. Đây là sự hiện thực hóa của tầm nhìn và quyết tâm mà Đảng ta đã đưa ra từ Đại hội III (tháng 9.1960): "Nước Việt Nam ta là một, dân tộc Việt Nam ta là một. Nhất định nước ta sẽ được thống nhất trên cơ sở độc lập và dân chủ, nhất định dân tộc sẽ được đoàn tụ trong hòa bình, tự do và hạnh phúc. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng ý chí thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước ta quyết không bao giờ lay chuyển và cuối cùng chúng ta nhất định sẽ giành được thắng lợi".Trong lúc phải khẩn trương khắc phục những hậu quả vô cùng nặng nề do chiến tranh để lại, đất nước ta lại tiếp tục phải đương đầu với những thử thách mới. Đảng tiếp tục lãnh đạo toàn quân và toàn dân ta vừa ra sức khôi phục kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân, vừa kiên cường chiến đấu giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không gian sinh tồn của dân tộc. Đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với nhân dân Campuchia.Trước những yêu cầu mới trong phát triển đất nước, để khắc phục những bất cập của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh, trên cơ sở tổng kết sáng kiến, sáng tạo trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự thực thi của cả hệ thống chính trị và nhân dân, Đảng ta đã đề ra và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn quá trình xây dựng nền kinh tế, nền quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại của đất nước, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã vượt qua mọi khó khăn, vươn tới những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo nàn, bị chiến tranh tàn phá, bị bao vây, cô lập, đến nay Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại nhiều tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương quan trọng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm. Quy mô nền kinh tế năm 2024 đã đạt trên 470 tỉ USD, đứng thứ 32 thế giới và nằm trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hiện chỉ còn 1,93% (theo chuẩn đa chiều) so với mức 60% năm 1986. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao. Cục diện đối ngoại không ngừng được mở rộng; vị thế, uy tín của đất nước không ngừng được lan tỏa, có những đóng góp tích cực vào giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, đã thực hiện nhiều nhiệm vụ trong vai trò thành viên ASEAN, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức, thể chế quốc tế khác được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 95 năm qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu, cùng sự hy sinh, chiến đấu, lao động sáng tạo của toàn dân, toàn quân dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Trong những thời điểm khó khăn, thử thách, Đảng ta đã thể hiện rõ bản lĩnh, tinh thần đoàn kết, là một khối thống nhất về ý chí và hành động, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị nỗ lực cố gắng đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Đồng thời, thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, vững mạnh, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân. Thực tiễn đó đã khẳng định: ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm và uy tín để lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhìn lại chặng đường 95 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - vị lãnh tụ thiên tài, người Anh hùng giải phóng dân tộc, người đã khai sáng con đường cách mạng, làm rạng danh non sông ta, đất nước ta. Chúng ta cũng thành kính tưởng nhớ các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí đã chiến đấu kiên cường và hy sinh quên mình trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc và ấm no của nhân dân.Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của những người có công với nước, các gia đình liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, các thương binh, bệnh binh, các đồng chí từng bị giam cầm trong nhà tù của thực dân, đế quốc, các chiến sĩ đã chiến đấu trên mọi mặt trận và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, các cựu chiến binh và những người miệt mài lao động, sáng tạo làm ra của cải vật chất cho xã hội. Chúng ta cũng luôn biết ơn các đồng chí, bạn bè quốc tế đã luôn đồng hành, ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.Nhìn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và đầy tự hào của Đảng trong 95 năm qua, chúng ta càng thấy rõ hơn trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo và đảng viên hôm nay trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Sứ mệnh của Đảng hiện nay là phải lãnh đạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu; bảo đảm mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Ưu tiên hàng đầu là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.Để tiếp tục gánh vác trọng trách đó của lịch sử, Đảng phải không ngừng lớn mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu và sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Đảng phải luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn, phát huy dân chủ trong nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, trong sạch, kiên định với mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, Đảng phải không ngừng hoàn thiện lý luận, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, tạo nền tảng vững chắc để lãnh đạo đất nước phát triển nhanh và bền vững. Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và những thách thức từ tình hình thế giới, công tác xây dựng Đảng càng cần được quan tâm, đổi mới và thực hiện quyết liệt hơn nữa, tập trung vào các nhóm vấn đề trọng tâm sau đây:Một là, tiếp tục kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng ta ra đời với sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu đấu tranh giành độc lập, đến khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng luôn kiên định mục tiêu giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đảng không tồn tại vì lợi ích riêng mà hoạt động vì quyền lợi của toàn dân. Quyền lực lãnh đạo của Đảng không phải tự thân mà có, mà do nhân dân trao quyền, là sự ủy thác của nhân dân. Đảng không có mục đích nào khác là đấu tranh vì lợi ích của nhân dân, quốc gia và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng". Chính vì vậy, Đảng phải luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cao nhất, giữ vững bản chất cách mạng và vai trò tiên phong của mình. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng càng phải kiên định nền tảng tư tưởng của mình, tiếp tục vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn, bảo vệ vững chắc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, Đảng phải không ngừng đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để tiếp tục dẫn dắt dân tộc trên con đường phát triển trong kỷ nguyên mới, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Hai là, không ngừng hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng. Nền tảng lý luận vững chắc là kim chỉ nam cho hành động của Đảng, quyết định sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo và chiến lược phát triển đất nước. Trải qua hơn 95 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm, từng bước phát triển tư duy lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về quốc phòng, an ninh và đối ngoại cùng nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Việc hoàn thiện nền tảng lý luận là yêu cầu cấp thiết để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước trong bối cảnh thế giới hôm nay đang diễn ra những biến chuyển sâu sắc trên tất cả các mặt của đời sống. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thực tiễn luôn đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi Đảng phải không ngừng tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận. Công tác tổng kết thực tiễn cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá chính xác kết quả đạt được, thẳng thắn, khách quan chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân; nhận diện rõ những điểm nghẽn, nút thắt đang kìm hãm sự phát triển của đất nước, từ đó đề xuất các giải pháp đột phá, tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình phát triển trong thời gian tới. Công tác nghiên cứu cũng cần chỉ rõ hơn đâu là cơ hội lớn cần tận dụng, đâu là thách thức lớn cần vượt qua, những yếu tố mới của thực tiễn cần bổ sung là gì. Sự thẳng thắn, khách quan, khoa học, trung thực, kiên định và thận trọng là cần thiết để tránh sai lầm, duy ý chí. Các vấn đề này cần được làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Đây không chỉ là công việc của cơ quan chuyên môn của Đảng mà còn đòi hỏi sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, đội ngũ trí thức, các cơ quan nghiên cứu lý luận và từng cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước. Ba là, tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của Đảng. Cần không ngừng củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của từng tổ chức Đảng; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt trong hệ thống chính trị và gắn bó mật thiết với nhân dân. Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát để giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cần được tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, góp phần làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu các cấp ủy đảng cần đề cao trách nhiệm nêu gương, luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Đồng thời, cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, bảo đảm Đảng luôn là lực lượng lãnh đạo trung thành với lợi ích của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.Bốn là, quyết tâm củng cố tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo. Trong nhiều kỳ đại hội gần đây, các văn kiện đại hội đều nhấn mạnh các nhiệm vụ cụ thể về tinh gọn tổ chức bộ máy hoặc nghiên cứu xây dựng mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Đảng cũng đã liên tục ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nhận thức và hành động của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động chưa quyết liệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại... Chính vì vậy, cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng. So với những thay đổi to lớn của đất nước sau 40 năm đổi mới, sự phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và những thành tựu khoa học công nghệ, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị nước ta cơ bản vẫn theo mô hình được thiết kế từ hàng chục năm trước, nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện mới là trái với quy luật phát triển; tạo ra tình trạng "nói không đi đôi với làm". Vì vậy, công tác trọng tâm trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.Năm là, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập ngày càng cao, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, phải đáp ứng những tiêu chuẩn quan trọng: có bản lĩnh chính trị vững vàng; có đạo đức trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao, thực sự gương mẫu, liêm chính, tận tụy phục vụ nhân dân, không vụ lợi cá nhân, không tham nhũng, tiêu cực; có tư duy đổi mới, sáng tạo; biết nắm bắt cơ hội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không né tránh, trì trệ, thụ động trước những vấn đề mới phát sinh; có năng lực thực tiễn, khả năng lãnh đạo, quản lý. Để làm được điều này, cần đổi mới mạnh mẽ tư duy trong công tác cán bộ. Các quy trình về công tác cán bộ phải trở thành cơ chế để lựa chọn người tốt nhất, người xứng đáng nhất, chứ không phải là cơ chế để hợp thức hóa việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt người không đảm bảo tiêu chuẩn, không thực sự tiêu biểu, không thực sự vì dân. Ngoài việc minh bạch hóa quy trình bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát, cần xây dựng cơ chế phát hiện, bảo vệ và trọng dụng người tài, đồng thời có cơ chế xử lý trách nhiệm rõ ràng, trong đó ai giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ sai tiêu chuẩn, thiếu phẩm chất, yếu năng lực thì phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, cần kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.Sáu là, tăng cường công tác ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong công tác xây dựng Đảng. Các tiến bộ về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào công tác xây dựng Đảng không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là một bước đột phá nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo sẽ góp phần hiện đại hóa công tác quản lý đảng viên, điều hành tổ chức Đảng. Việc xây dựng hệ thống quản lý đảng viên trên nền tảng số giúp tăng cường tính minh bạch, chính xác và hiệu quả trong quản lý hồ sơ, quá trình công tác, đánh giá, phân loại đảng viên. Điều này giúp các cấp ủy nắm bắt chính xác tình hình đội ngũ, từ đó có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển hợp lý, khắc phục tình trạng quan liêu, thiếu thực tiễn. Công nghệ số cũng giúp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng. Các nền tảng số, mạng xã hội có thể được sử dụng để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân một cách nhanh chóng, sinh động, hiệu quả. Các công nghệ mới cũng giúp nâng cao năng lực phát hiện sớm các vấn đề nổi cộm, phân tích, dự báo, đề xuất giải pháp phù hợp. Công nghệ số cung cấp dữ liệu chính xác, khách quan, giúp các cấp ủy đưa ra quyết định đúng đắn, dựa trên những phân tích khoa học thay vì cảm tính.Bảy là, nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong năm 2025 của các cấp ủy đảng, từng chi bộ, mỗi đảng viên tập trung sức lực, trí tuệ cùng nhân dân phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã được nêu trong các nghị quyết của các cấp ủy Đảng, đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội; tổ chức tiến hành đại hội đại biểu Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, trong đó chú trọng đóng góp ý kiến vào nội dung văn kiện của Đảng; giới thiệu và lựa chọn những người thật tiêu biểu, vì nước, vì dân tham gia vào hệ thống chính trị các cấp; tạo không khí thật sự dân chủ, đoàn kết, hăng say lao động sản xuất, xây dựng, phát triển quê hương đất nước trong mọi tầng lớp nhân dân.Nhìn lại 95 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, chúng ta có quyền tự hào và hoàn toàn tin tưởng vào tương lai rạng rỡ của Đảng và của dân tộc. Năm 1945, khi lãnh đạo toàn dân thực hiện thành công Cách mạng tháng Tám, Đảng ta chỉ có gần 5.000 đảng viên, nhưng với đường lối đúng đắn, tinh thần kiên trung, ý chí quật cường và lòng yêu nước, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi vẻ vang, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đến năm 1960, khi đất nước bước vào giai đoạn kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước, số lượng đảng viên đã tăng lên khoảng 500.000 người, trở thành hạt nhân dẫn dắt toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Ngày nay, với hơn 5,4 triệu đảng viên, lực lượng của chúng ta không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đủ sức gánh vác trọng trách đưa đất nước tiến lên trong thời kỳ mới. Mỗi đảng viên chính là biểu tượng của niềm tin, trí tuệ và ý chí đoàn kết của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Vững tin vào sức mạnh của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân tộc, chúng ta khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới, xây dựng một tương lai huy hoàng, rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam.
BenThanh Tourist tung khuyến mại ‘35 tuổi vàng - ngập tràn ưu đãi’
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Như Thanh Niên đã thông tin, những ngày gần đây, nhiều người dân ở TP.HCM than khó đặt xe công nghệ sau các buổi tiệc cuối năm. Dù chọn xe 4 bánh hay 2 bánh, khách có khi vẫn phải chờ từ 1 - 2 tiếng mới có tài xế nhận cuốc. Thậm chí, chờ đợi lâu, có người phải gọi người thân lên đón về hoặc ngủ lại công ty. Theo tìm hiểu, phần lớn những người xác định có uống rượu, bia trong tiệc cuối năm đều sử dụng xe công nghệ để di chuyển, tránh bị phạt. Đại diện Be Group cho hay, hãng ghi nhận nhu cầu đặt xe công nghệ tăng cao đột biến trong thời gian gần đây. Theo Be, đa số khách đặt xe để di chuyển tất niên, mua sắm, giao hàng hỏa tốc, mua vé tết... nên nhu cầu tăng. "Chúng tôi ghi nhận có 10 triệu khách hàng vào quý 1 năm 2024 nhưng đến nay, con số này đã tăng lên 15 triệu, tương đương mức tăng trưởng 50%. Ngoài ra, tình trạng kẹt xe ở trung tâm thành phố vào giờ cao điểm trong những ngày cuối năm cũng là nguyên nhân khiến thời gian đón và hoàn thành chuyến kéo dài, làm giảm năng suất hoạt động của tài xế", đại diện Be chia sẻ.Còn theo đại diện Grab Việt Nam, những ngày qua, hoạt động vận hành trên đường phố của đối tác tài xế Grab gặp một số khó khăn. "Nhìn chung, đối tác tài xế mất nhiều thời gian hơn trước để đón khách và hoàn thành cuốc xe, nhất là trong khung giờ cao điểm. Đồng thời, do nhu cầu di chuyển tăng cao trước Tết Nguyên đán nên ở một số thời điểm tại một số khu vực, người dùng có thể gặp phải tình trạng khó đặt được dịch vụ Grab", đại diện Grab Việt Nam thông tin. Cũng theo ứng dụng này, giá cước cơ bản của dịch vụ Grab không thay đổi. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm ở từng khu vực, có thể được áp dụng biểu giá linh động nhằm phản ánh đúng tình hình cung - cầu của thị trường; quãng đường, thời gian di chuyển thực tế... của đối tác tài xế.Lý giải nguyên nhân khách khó đặt xe công nghệ, đặc biệt vào giờ cao điểm và các khung giờ tan tiệc, Be cho biết đã cải tiến bản đồ và tính năng chỉ đường để giúp tài xế lựa chọn lộ trình tối ưu hơn, tránh các điểm kẹt xe để rút ngắn thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, hãng xe này cũng liên tục tuyển dụng, đào tạo đối tác tài xế mới - số lượng tài xế cuối năm 2024 tăng 30% so với đầu năm. "Chúng tôi sử dụng dữ liệu để dự báo trước các khung giờ và khu vực cao điểm, từ đó triển khai chính sách khuyến khích tài xế gia tăng hoạt động, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra, Be cung cấp các chương trình thưởng đặc biệt cho tài xế hoạt động trong khung giờ cao điểm hoặc tại các khu vực có nhu cầu lớn", đại diện Be Group nói.Hãng xe đưa ra lời khuyên, khách hàng nên phối hợp đón tài xế tại các điểm phù hợp, thuận tiện để bảo đảm giảm thời gian chờ đợi cho hành trình suôn sẻ hơn.Đại diện Grab cũng thông tin, hãng đang nỗ lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu di chuyển của người dân. Cụ thể, Grab đang triển khai một số chương trình thưởng để khuyến khích đối tác tài xế tích cực hoạt động hơn cùng nhiều khuyến mãi cho người dùng.
F-16 sắp tới Ukraine 'cứu' chiến thuật của Kyiv
"Căn cứ không quân Luxeuil sắp được nâng cấp theo cách chưa từng có và đóng vai trò tối quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp", Tổng thống Macron phát biểu ngày 18.3. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng căn cứ này sẽ cần khoản đầu tư lớn để tiếp nhận 2 phi đội máy bay phản lực Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo Politico.Pháp dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỉ euro vào căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur. Đến năm 2035, Pháp đặt mục tiêu có chiến đấu cơ F5 Rafale cũng như tên lửa bội siêu thanh phóng trên không ASN4G. Đội ngũ nhân viên làm việc tại căn cứ sẽ tăng gấp đôi lên 2.000 người.Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng nước này sẽ đặt mua thêm máy bay Rafale từ nhà thầu quân sự Dassault Aviation (Pháp), nhưng không nêu rõ số lượng. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết không quân Pháp sẽ cần thêm khoảng 20 chiếc Rafale nữa, bổ sung vào đội bay dự kiến sẽ đạt hơn 180 chiếc."Nếu chúng ta muốn tránh chiến tranh, đất nước và lục địa [châu Âu] của chúng ta phải tiếp tục phòng thủ, trang bị và chuẩn bị cho chính mình", ông Macron nói. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ sớm đưa ra thêm thông báo về việc tái vũ trang của đất nước.Tổng thống Macron cho hay Pháp quyết định đặt tên lửa hạt nhân hiện đại tại căn cứ không quân cách biên giới Đức chưa đầy 200 km. Động thái trên được đánh giá là một bước đi chiến lược của Pháp. Kế hoạch trên được đưa ra sau khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho biết ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vì quan ngại về sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ đối với châu Âu.Đây không phải lần đầu tiên Pháp đề cập kế hoạch này. Hồi tháng 6.2023, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại và quốc phòng của Thượng viện Pháp Cédric Perrin từng nhắc đến kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân. Căn cứ Luxeuil-Saint-Sauveur đã lưu trữ vũ khí hạt nhân trong nhiều thập niên, cho đến khi các máy bay chiến đấu Rafale được chuyển đến một địa điểm khác vào năm 2011.