Trang cuối của cô Xanh - truyện ngắn dự thi của Trương Văn Tuấn (Bến Tre)
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.Mùa hồng ngâm gọi Hà Nội vào thu
Sáng 20.2, T.Ư Đoàn, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức họp báo công bố danh sách 19 đề cử xuất sắc lọt vào vòng bình chọn trực tuyến của Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu" năm 2024.Tham gia buổi họp có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng xét tặng giải thưởng.Ban tổ chức cho biết, trải qua 28 năm, giải thưởng đã tuyên dương 280 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 277 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng trên các lĩnh vực. Sau khi được tôn vinh, các gương mặt trẻ tiếp tục phấn đấu, cống hiến, trưởng thành và có thêm nhiều đóng góp tích cực cho đơn vị, cộng đồng, đất nước. Nhiều Gương mặt trẻ đã trở thành những nhà lãnh đạo uy tín trong hệ thống chính trị, trở thành những doanh nhân thành đạt, công dân tiêu biểu…Năm 2024, ban tổ chức đã nhận được 159 hồ sơ đề cử từ 55 đơn vị trên cả nước, trong đó có 3 hồ sơ tự ứng cử. Học hàm cao nhất là phó giáo sư với 3 người; 21 tiến sĩ và 4 thạc sĩ. Đề cử nhiều tuổi nhất là 38 tuổi; ít tuổi nhất là 13 tuổi. Trong đó, lĩnh vực học tập được đề cử nhiều nhất (38 hồ sơ); lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ít đề cử nhất (1 hồ sơ).Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 họp lần 1, với sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng. Căn cứ hồ sơ và công tác thẩm định, phân tích, đánh giá, hội đồng đã bỏ phiếu chọn ra 19 đề cử tiêu biểu nhất vào vòng bình chọn trực tuyến.Trong số các đề cử xuất hiện nhiều gương mặt quen thuộc, với những thành tích nổi bật trong sự nghiệp của mình đã lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng, như ca sĩ Phương Mỹ Chi; ca sĩ Soobin Hoàng Sơn, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thuỷ; cầu thủ Nguyễn Tiến Linh.Vòng bình chọn trực tuyến các đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 dự kiến kéo dài 15 ngày, từ ngày 20.2 - 6.3.2025 tại https://tainangtrevietnam.vn/.Sau vòng bình chọn trực tuyến, Hội đồng sẽ họp lần 2 để xét chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và các Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024. Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 dự kiến diễn ra vào tháng 3.2025, tại thủ đô Hà Nội. Phát biểu tại buổi họp báo, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, qua 28 lần tổ chức số lượng chất lượng của các đề cử ngày càng tăng lên, phản ánh sự phát triển toàn diện của thanh niên nước nhà. Đặc biệt, hội đồng rất ấn tượng về lĩnh vực học tập, với 10 bạn trẻ cùng đạt Huân chương lao động hạng nhì, Huy chương vàng trong các cuộc thi Olympic quốc tế. Điều này khẳng định sự tiếp nối truyền thống tự hào khi nhiều "hiền tài" tuổi đời còn rất trẻ, đầy đam mê, nhiệt huyết. Theo anh Triết, trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và cụ thể hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tuổi trẻ hôm nay phải là lực lượng đi đầu trong trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, đồng thời còn phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cộng đồng. "Đây là điều mà Hội đồng giải thưởng đặc biệt lưu tâm khi xét chọn từng hồ sơ để đảm bảo rằng những điển hình được vinh danh sẽ thực sự trở thành hình mẫu cho hàng triệu thanh niên Việt Nam, cùng góp sức tạo sự đột phá cho sự phát triển của xã hội, lan tỏa những giá trị tích cực tới cộng đồng, quốc tế", anh Triết nói. 19 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 1. Thân Thế Công (19 tuổi), Đại học Bách khoa Hà Nội2. Hoàng Xuân Bách (18 tuổi), Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội3. Nguyễn Hữu Tiến Hưng (18 tuổi) Trường THPT chuyên Bắc Ninh, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh)4. Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu (33 tuổi), Trường ĐH VinUni5. Tiến sĩ Nguyễn Viết Hương (35 tuổi), Trường ĐH Phenikaa6. Tiến sĩ Lê Kim Hùng (35 tuổi), Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM7. Hoàng Khắc Hiếu (29 tuổi), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội8. Phùng Thị Ngân (33 tuổi), Tổng giám đốc Công ty CP Bigfa9. Đại úy Ngô Đức Anh (32 tuổi), Vùng 3, Quân chủng Hải quân10. Đại úy Nguyễn Hoàng Hải Quang (30 tuổi), Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không - Không quân11. Trần Vĩnh Chiến (31 tuổi), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP.HCM12. Nguyễn Cao Cường (36 tuổi), Phó trưởng Công an xã Cam Đường, TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai13. Cầu thủ Nguyễn Tiến Linh (28 tuổi), CLB Bóng đá Becamex Bình Dương, tuyển thủ quốc gia14. Tuyển thủ Trịnh Thu Vinh (25 tuổi), Đội bắn súng Công an nhân dân; Đội tuyển quốc gia Việt Nam15. Ca sĩ Phương Mỹ Chi (22 tuổi), Đại học Swinburne/Chủ tịch PMC Entertainment16. Ca sĩ Nguyễn Huỳnh Sơn (23 tuổi, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn), Công ty SpaceSpeakers Label17. Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy (23 tuổi)18. Phùng Quang Trung (28 tuổi), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline19. Bùi Xuân Trường (29 tuổi), rapper Double2T
Lão nông và giấc mơ cà phê Vân Kiều
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Theo TechRadar, Apple đang bí mật thử nghiệm kết nối vệ tinh Starlink của SpaceX trên iPhone, mở ra khả năng người dùng iPhone sẽ sớm có thêm một lựa chọn kết nối khi ở vùng không có sóng di động.Hiện tại, iPhone đã có tính năng kết nối vệ tinh khẩn cấp thông qua nhà cung cấp Globalstar. Tuy nhiên, dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chủ yếu dùng để liên lạc khẩn cấp và gửi tin nhắn ngắn.Trong khi đó, Starlink với mạng lưới vệ tinh phủ sóng rộng khắp, hứa hẹn mang đến kết nối ổn định và tốc độ cao hơn, cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ hơn như nhắn tin, gọi điện và thậm chí là xem video.Theo nguồn tin từ Bloomberg, Apple đã tích hợp hỗ trợ Starlink vào bản cập nhật iOS 18.3 mới nhất và đang tiến hành thử nghiệm với một nhóm người dùng iPhone. Nhà mạng T-Mobile của Mỹ, hiện là đối tác của SpaceX trong việc cung cấp dịch vụ Starlink cho điện thoại di động, cũng xác nhận đang thử nghiệm tính năng này với người dùng iPhone.CEO Elon Musk của SpaceX cho biết Starlink hiện có thể hỗ trợ hình ảnh, nhạc và podcast có độ phân giải trung bình trên iPhone. Trong tương lai, Starlink sẽ hỗ trợ cả video có độ phân giải trung bình.Nếu hợp tác thành công, đây sẽ là một bước tiến lớn, mang đến cho người dùng iPhone trải nghiệm kết nối vệ tinh vượt trội. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ khi nào Apple sẽ chính thức ra mắt tính năng này và phạm vi phủ sóng sẽ rộng đến đâu.
Những lưu ý quan trọng trước khi mua nhà đất
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.