Lái thử Baojun Yep: Đối thủ VinFast VF3, kỳ vọng 'bùng nổ' hơn Wuling Hongguang MiniEV
Hãng Reuters ngày 11.2 đưa tin một liên minh những người ủng hộ người tị nạn tại Mỹ vừa nộp đơn kiện lệnh do Tổng thống Donald Trump ban bố về việc đình chỉ vô thời hạn chương trình định cư tại nước này.Đơn kiện cho rằng người tị nạn và gia đình họ sẽ phải chịu tổn hại không thể khắc phục được nếu lệnh này vẫn tiếp tục có hiệu lực. Đơn kiện, được nộp lên tòa án tại bang Washington, lập luận rằng ông Trump đã vượt quá thẩm quyền hành pháp của mình khi đột ngột dừng chương trình và đóng băng nguồn tài chính hỗ trợ những người tị nạn đã có mặt tại Mỹ.Vụ kiện viện dẫn khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tị nạn và kêu gọi tòa án "khôi phục truyền thống quan trọng và lịch sử của nước Mỹ trong việc bảo vệ và hỗ trợ" người tị nạn.Ông Trump đã ngay lập tức tạm dừng chương trình tái định cư người tị nạn sau khi nhậm chức vào ngày 20.1, khi nói rằng chương trình này phải đảm bảo rằng những người tị nạn được nhận vào Mỹ "hòa nhập phù hợp" và nguồn lực của người nộp thuế không bị lãng phí.Ông kêu gọi lãnh đạo Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao nộp báo cáo trong vòng 90 ngày để xác định xem có nên khởi động lại chương trình hay không.Việc đóng cửa đột ngột khiến những người tị nạn trên toàn cầu đã bị hủy chuyến đi theo lịch trình đến Mỹ, bao gồm 1.660 người Afghanistan được phép tái định cư. Vài ngày sau đó, các quỹ dành cho các nhóm người Mỹ hỗ trợ người tị nạn đã có mặt tại quốc gia này đã bị đóng băng.Vụ kiện được đệ trình bởi 9 người tị nạn và các thành viên gia đình của họ, bao gồm một gia đình từ Cộng hòa Dân chủ Congo đã được chấp thuận đến Mỹ vào ngày 22.1 nhưng chuyến đi của họ đã bị hủy. Gia đình này, hiện đang cư trú tại Nairobi, đã bán tất cả đồ đạc của họ ngoại trừ những gì có thể xếp vừa trong hành lý ký gửi và đã kết thúc hợp đồng thuê nhà, theo đơn kiện.Ngoài ra, 3 tổ chức ủng hộ người tị nạn tại Mỹ cũng tham gia vụ kiện. Bộ Ngoại giao Mỹ chưa lập tức phản hồi đề nghị đưa ra bình luận.Nhớ mùa hoa tết quê tôi
Chiều 3.1, T.Ư Đoàn đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảng cơ quan T.Ư Đoàn với sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Thanh Tùng, Phó bí thư thường trực Đảng ủy T.Ư Đoàn.Năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã chủ động, nỗ lực triển khai toàn diện, kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Ban Thường vụ Đảng ủy đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng và ban hành sớm các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm của Đảng ủy T.Ư Đoàn trong năm 2024. Tổ chức 14 hội nghị thường kỳ và bất thường cho ý kiến kịp thời các nội dung quan trọng, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ, chi bộ trực thuộc và Đại hội đại biểu Đảng bộ T.Ư Đoàn lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Trong năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã tổ chức, thực hiện 969 đầu việc; xây dựng, ban hành 144 tờ trình, 561 công văn chỉ đạo, 8 kế hoạch, 4 chương trình, 45 báo cáo, 1 quy chế, 1 đề án, 151 quyết định và các loại văn bản khác, nhằm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cụ thể hóa nhiệm vụ trên các mặt công tác khác nhau. Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng cho biết: năm qua phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, đồng thời đảm bảo chặt chẽ theo quy định. Việc triển khai, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết trong thực tiễn Đảng bộ T.Ư Đoàn được thực hiện đồng bộ và bám sát điều kiện của từng đảng bộ, chi bộ. Ứng dụng triệt để hệ thống văn phòng điện tử eoffice của T.Ư Đoàn, sổ tay đảng viên điện tử, hệ thống tổ chức hội nghị trực tuyến trong thông tin, liên lạc và tuyên truyền, qua đó các cấp ủy và đảng viên có điều kiện tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ sớm và đầy đủ. Ban Thường vụ Đảng ủy đã phối hợp với Ban Bí thư T.Ư Đoàn tiếp tục lãnh đạo các cấp ủy trực thuộc phối hợp với lãnh đạo các ban, đơn vị và cán bộ, đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong tham mưu triển khai các nội dung công việc theo kế hoạch.Đặc biệt là việc triển khai chủ đề công tác "Năm Thanh niên tình nguyện" của T.Ư Đoàn đạt kết quả cao: đã vận động hơn 10,7 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện do tổ chức Đoàn, Hội tổ chức; thực hiện hơn 42.000 công trình, phần việc thanh niên (tăng gần 4,5 triệu lượt và gần 1.000 công trình so với cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng đã phối hợp chặt chẽ trong công tác nhân sự của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong quá trình chuẩn bị, tổ chức Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Đặc biệt, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan T.Ư Đoàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo quản lý, phân bổ biên chế gắn với vị trí việc làm; ban hành danh mục chức danh, vị trí lãnh đạo và tương đương tại cơ quan T.Ư Đoàn. Phát biểu kết luận hội nghị, anh Bùi Quang Huy ghi nhận những kết quả đã đạt được năm 2024, trong đó có việc tham gia chuyển đổi số như sử dụng hệ thống văn phòng điện tử, cơ sở dữ liệu đảng viên 3.0…; tham mưu thực hiện chỉ đạo chương trình công tác của Ban Bí thư T.Ư Đoàn.Trong năm 2025, anh Huy đề nghị tập trung thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ T.Ư Đoàn theo tinh thần Nghị quyết 18, để bộ máy thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hoạt động liên tục, không để trống chức năng, không bị gián đoạn.Anh Huy cũng đề nghị các đơn vị chủ động, chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức đại hội chi bộ, đảng bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng đảng viên…Tại hội nghị, Ban thường vụ Đảng ủy T.Ư Đoàn đã khen thưởng 4 tập thể và 29 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024.
Lan tỏa trên mạng xã hội: Chàng trai bỏ phố về quê, kể chuyện cơm nhà mẹ nấu
Galaxy AI là bộ tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) nổi bật trên dòng Galaxy S25. Các tin đồn trước đây cho biết Samsung có thể bắt đầu tính phí cho dịch vụ này từ năm 2026. Tuy nhiên, chuyên gia rò rỉ PandaFlash đã tiết lộ trên mạng xã hội X rằng hầu hết các tính năng của Galaxy AI, bao gồm Photo Assist, AI Instant Slow-mo và Writing Tools, sẽ vẫn được cung cấp miễn phí.Trước đó, có thông tin cho rằng các tính năng này sẽ chỉ miễn phí đến năm 2025, tuy nhiên các tin đồn mới nhất không chỉ ra thời gian cụ thể nào, điều đó cho thấy khả năng các tính năng này sẽ miễn phí vĩnh viễn. Điều này hoàn toàn hợp lý khi xem xét rằng Galaxy AI chủ yếu là một bản nâng cấp phần mềm với rất ít thay đổi về phần cứng.Hiện tại vẫn chưa rõ Samsung sẽ tính phí bao nhiêu cho Galaxy AI cũng như cách thức triển khai các gói dịch vụ. Được biết, gói đăng ký Gemini Advanced, được cung cấp miễn phí 6 tháng đầu tiên cho người dùng Galaxy S25, có giá 20 USD/tháng. Câu hỏi đặt ra là sau thời gian miễn phí 6 tháng, người dùng sẽ phải trả tiền cho những gì? Samsung đã không cung cấp thông tin chi tiết về điều này, mặc dù họ giới thiệu các khả năng AI và những cải tiến mà dòng Galaxy S25 mang lại. Trước đó, một lãnh đạo Google Gemini Experiences tiết lộ Gemini Advanced đi kèm với các mô hình AI tiên tiến nhất và cung cấp quyền truy cập ưu tiên vào các tính năng mới nhất trong tương lai.Theo thông tin từ Google Store, Gemini Advanced nổi bật với khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp nhờ vào khả năng lý luận nâng cao. Tuy nhiên, một số truy vấn phức tạp có thể không hoạt động hiệu quả như trong 6 tháng đầu tiên hoặc thậm chí có thể ngừng hoạt động hoàn toàn.
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, cùng 8 người khác về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Cùng vụ án, 3 người là cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Nguyễn Duy Khánh, cựu Phó cục trưởng; Trần Văn Định, cựu Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra 3; Phạm Quang Vinh, cựu Phó phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế.Theo cáo trạng, năm 2017, Thủ tướng có Quyết định số 11/2017 khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, quy định giá mua điện từ các dự án mặt trời nối lưới là 9,35 UScents/kWh, áp dụng đến hết tháng 6.2019. Sau thời gian này, Bộ Công thương sẽ đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ngoài 3 dự án điện mặt trời đã có, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 5 dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 24 dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất khoảng 2.000 MW.Cuối năm 2017, xuất phát từ đề xuất của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (do ông Nguyễn Tâm Thịnh làm đại diện theo pháp luật), UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận và có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, công suất 50 MW, vào Quy hoạch điện VII.Bộ Công thương sau đó thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Nhưng tháng 5.2018, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng với nội dung chỉ xem xét bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh các dự án đã hoàn thành thẩm định. Vì thế, Bộ Công thương dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời nói chung, trong đó có nhà máy Trung Nam - Thuận Nam.Cáo trạng cho hay, bị can Phương Hoàng Kim là Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, đã trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện thủ tục thẩm định và trực tiếp ký các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, đề nghị góp ý về việc bổ sung quy hoạch dự án.Trong khi đó, bị can Hoàng Quốc Vượng là Thứ trưởng Bộ Công thương, đã trực tiếp ký báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình phát triển các dự án điện mặt trời.Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Trong đó có nội dung cho các dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 UScents/kWh đến hết năm 2020, thay vì chỉ đến tháng 6.2019 như Quyết định số 11/2017.Tháng 8.2018, Bộ Công thương lập tổ soạn thảo các quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, gồm 26 thành viên, do bị can Phương Hoàng Kim làm tổ trưởng.Tổ soạn thảo đã đưa vào dự thảo nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá bán điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021, với tổng cộng suất không quá 2.000 MW đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh).Tháng 4.2019, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng nội dung dự thảo và chỉ đạo thay đổi theo hướng áp dụng quy định trên cho "các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp". Việc này khiến số lượng các đơn vị được bán điện giá cao cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) càng mở rộng thêm.Tháng 11.2019, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 115/2018. Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Vượng vẫn gửi dự thảo tờ trình kèm theo không đề cập đến giá điện mặt trời, nhưng lại có nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh.Đến tháng 4.2020, Phó thủ tướng ký Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm nội dung nói trên. Sau khi quyết định được ban hành, địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 30 dự án được hưởng chính sách giá điện 9,35 UScents/kWh. Trong số này có 2 dự án không đủ điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi theo Nghị quyết số 115 là Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam - Thuận Nam.Hai doanh nghiệp nêu trên được EVN thanh toán tiền mua điện theo giá ưu đãi sai quy định, gây thiệt hại hơn 99 tỉ đồng tại Solar Farm Nhơn Hải và hơn 944 tỉ đồng tại Trung Nam - Thuận Nam. Tổng thiệt hại hơn 1.043 tỉ đồng.Quá trình xảy ra vụ án, ông Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 1,5 tỉ đồng từ ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Nam Thuận Nam, đến nay bị can đã nộp lại toàn bộ số tiền này.
Bánh phu thê 'độc nhất vô nhị' tuổi đời hơn 100 năm chỉ có ở Cồn Sơn
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.