NTK Lý Quí Khánh dành 336 giờ làm trang phục cho Mỹ Tâm ở liveshow Hạ Long
Trước và sau giải phóng, Hữu Thỉnh đã mải tìm nơi anh mình hy sinh, khi nhà thơ theo đoàn xe tăng hành quân vê hướng Sài Gòn:Đang hưởng lương hưu thì ra nước ngoài định cư, nhận BHXH 1 lần thế nào?
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Hồng (chuyên khoa y tế công cộng, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu), khi bị chuột cắn, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng chúng vô hại với con người, chuột chỉ cắn phá làm hư hỏng đồ đạc. Tuy nhiên, chuột là loài động vật thường ẩn trú ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh,... nên chúng là một trung gian dễ lây lan các mầm bệnh và vi khuẩn.Chuột là loài động vật dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm. Khi bị chuột cắn, có thể bạn sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:Bệnh nhân bị Sodoku thường bị nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, thường là từ 5 - 30 ngày sau khi chuột cắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng và có thể dẫn đến tử vong.Bệnh truyền nhiễm từ chuột thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp ở Mỹ và thỉnh thoảng là ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang con người thông qua vết cắn hoặc cào của con chuột bị nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nhiễm bệnh khác ít gặp hơn đó là người tiếp xúc với các con chuột bị bệnh trong phòng thí nghiệm nhưng không đeo găng tay bảo hộ. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 10 ngày, bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột.Sốt Haverhill là do Streptobacillus moniliformis gây nên, chúng thường lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn nhiều so với bệnh Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không vỏ bao, không di động, đa hình thể. Chúng thường có dạng hình cầu, oval, thoi hoặc một số trường hợp sẽ cuộn thành hình khối. Streptobacillus moniliformis thường được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.Người bệnh sốt Haverhill sẽ có những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da ở gan bàn chân, bàn tay sẽ xuất hiện các ban xuất huyết. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim,…Khi bị chuột cắn, bạn có thể bị nhiễm virus Hanta, đây là loại virus gây bệnh cho con người. Nguyên nhân chính thường là do bị cắn hoặc hít phải virus tồn tại trong không khí được tạo ra từ chất thải của con chuột đã bị nhiễm virus. Phần lớn bệnh sẽ bộc phát trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta có hai dạng.Hội chứng phổi (HPS): Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng giống với bệnh cúm bình thường như: Sốt, ho, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, nhức đầu, suy nhược cơ thể. Khoảng từ 4 - 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu chuyển biến nặng hơn: Sốt cao, khó thở, thở gấp,… thậm chí là bị suy hô hấp.Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS): Bệnh nhân bị hạ huyết áp và rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng cho biết, ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức:Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, chúng ta có thể đề phòng tình trạng bị chuột cắn bằng một số phương pháp dưới đây như:Khi bị chuột cắn, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý vết thương và tư vấn tiêm phòng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây tiếp nhận đôi vợ chồng ở Hải Dương cùng nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.Bệnh nhân cho biết ngày 15.12, trong lúc 2 vợ chồng cùng đuổi bắt 1 con chuột thì bị cắn vào ngón tay chảy máu. Hai ông bà sau đó có rửa tay xà phòng và nhỏ dầu gió vào vết thương.Sau đó 5 ngày, hai ông bà cùng sốt cao, thậm chí có lúc nằm li bì, mê sảng, toàn thân gai rét, vết chuột cắn sưng tấy, đau nhức. Tự theo dõi 2 ngày ở nhà không thấy đỡ, hai ông bà đi khám ở tuyến huyện, được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, hai bệnh nhân bệnh được chẩn đoán bệnh là "sốt do chuột cắn" (sodoku). Sau hơn một tuần được điều trị tích cực với phác đồ kháng sinh hiệu quả, các dấu hiệu lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt, hai bệnh nhân đã được ra viện chiều 31.12.2024.
AI tìm thấy tinh trùng ở nam giới vô sinh nhanh hơn bác sĩ 1.000 lần
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn. Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123 năm 2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái "10 điểm cho anh trai tinh ý. Nhớ chỉ các cháu điểm mù xe lớn khi đi đường nghe mọi người". Theo đoạn clip, bé gái đi xe đạp sát bên chiếc xe tải, người đàn ông ở trong quán cà phê thấy liền đi ra chỉ bé đi lên phía trước. Bé gái đang chuẩn bị lên xe đạp, xe tải cũng bắt đầu di chuyển. Thấy tình huống nguy hiểm, xe tải có thể chạm xe đạp của bé gái, người này đi lên theo, giơ tay ra tín hiệu để tài xế xe tải dừng lại kịp thời.Sau khi bé gái di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm, người đàn ông ngỏ ý cảm ơn đồng thời thông báo để tài xế xe tải biết và tiếp tục di chuyển. Vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 16 phút ngày 27.12. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm, bình luận của dân mạng. Ai nấy đều cho rằng đó là tình huống nguy hiểm, người đàn ông đã tinh ý giúp đỡ để bé gái được an toàn.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Hương vị quê hương: Đặc sản 'xỏ lòi'
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.